Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến 2035, tầm nhìn đến...

Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến 2035, tầm nhìn đến 2050

471
0

Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến 2035 gồm toàn bộ diện tích ranh giới tỉnh Bắc Ninh với quy mô khoảng 822,71 km2. Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 17/10/2018.

Theo đó, ngày 17/10/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến 2035, tầm nhìn đến 2050.


Phạm vi, quy mô và thời hạn lập quy hoạch

Quy hoạch đô thị Bắc Ninh gồm toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Bắc Ninh khoảng 822,71 km2. Thời hạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2022, giai đoạn dài hạn đến năm 2035, tầm nhìn quy hoạch đến năm 2050.

Ranh giới lập quy hoạch:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
  • Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương;
  • Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên;
  • Phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội.

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh với mục tiêu gắn với quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, tạo thành một cực của tam giác tăng trưởng Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Phúc, trở thành đô thị văn minh, hiện đại trong vùng thủ đô và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.


Tầm nhìn đến năm 2050: Đưa tỉnh Bắc Ninh cùng với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là một động lực phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đầu mối giao lưu, trung tâm du lịch văn hoá – lịch sử của vùng Thủ đô; thành phố Bắc Ninh trở thành trung tâm phát triển có sức cạnh tranh của quốc gia và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trung tâm phát triển công nghệ cao của khu vực châu Á và thế giới.

Quy hoạch định hướng không gian vùng tỉnh Bắc Ninh

Quy hoạch không gian vùng đô thị Bắc Ninh được định hướng thành vùng nội thành ở phía Bắc sông Đuống và vùng ngoại thành ở phía Nam sông Đuống theo định hướng phát triển tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương gồm: 01 đô thị trung tâm Bắc Ninh (vùng nội thành), 01 đô thị vệ tinh loại IV (thị xã Thuận Thành), cùng 02 vùng dân cư nông thôn là Gia Bình và Lương Tài.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Bắc Ninh
Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Bắc Ninh

Cấu trúc không gian được kết hợp giữa cấu trúc mạng hướng tâm và 05 hành lang phát triển, gồm:


  • Hành lang phát triển đô thị, dịch vụ dọc quốc lộ 1, nối Từ Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh, kết hợp với trục phát triển đô thị Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang.
  • Hành lang phát triển đô thị, công nghiệp dọc quốc lộ 18, nối từ Yên Phong – Bắc Ninh – Quế Võ, xây dựng các đô thị công nghiệp hoàn chỉnh, phát triển các đô thị dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp.
  • Hành lang phát triển đô thị, công nghiệp và nông nghiệp sinh thái công nghệ cao dọc quốc lộ 17, nổi từ Quế Võ – Gia Binh – Thuận Thành.
  • Hành lang phát triển đô thị dịch vụ dọc quốc lộ 38 và vành đai 04, thành phố Bắc Ninh, Thuận Thành,
  • Hành lang phát triển du lịch văn hóa tâm linh – sinh thái dọc sông Đuống.

Quy hoạch hệ thống đô thị Bắc Ninh

Hệ thống đô thị Bắc Ninh được định hướng quy hoạch phát triển đến năm 2035, gồm 07 đô thị:

1- Đô thị trung tâm Bắc Ninh đô thị loại I:  Diện tích khoảng 491,07 km dân số năm 2035 khoảng 1.340.000 người, được quy hoạch trên các địa bàn các khu vực như:

  • Khu vực thành phố Bắc Ninh: Diện tích 82,64 km; năm 2022 dân số khoảng 295.000 người, năm 2035 khoảng 300.000 người; là trung tâm tổng hợp, hành chính, chính trị của thành phố trong tương lai.
  • Khu vực Từ Sơn: Diện tích 61,09 km; năm 2022 dân số khoảng 230.000 người, năm 2035 khoảng 270.000 người, là trung tâm kinh tế, cộng nghiệp, dịch vụ.
  • Khu vực Tiên Du: Diện tích: 95,6 km; năm 2022 dân số khoảng 182.000 người, năm 2035 khoảng 210.000 người; là trung tâm dịch vụ thương mại, văn hóa, du lịch và công nghiệp sạch.
  • Khu vực Yên Phong: Diện tích 96,93 km”; năm 2022 dân số khoảng 255.000 người; năm 2035 khoảng 320.000 người, là trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ.
  • Khu vực Quế Võ: Diện tích 155,11 km; năm 2022 dân số khoảng 210.000 người, năm 2035 khoảng 230.000 người; là trung tâm công nghiệp, dich vu.

2- Đô thị Thuận Thành: Đô thị loại IV; diện tích 117,83 km”; năm 2022 dân số khoảng 183.000 người, năm 2035 khoảng 200.000 người; tính chất là đô thị dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao,


3- Đô thị Gia Bình – huyện Gia Bình: Đô thị loại V; diện tích 11,03 km; năm 2022 dân số: khoảng 15.600 người, năm 2035 khoảng 18.500 người; là thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Bình.

4- Đô thị Thửa – huyện Lương Tài: Đô thị loại V; diện tích: 11,46 km; năm 2022 dân số khoảng 19.000 người, năm 2035 khoảng 22.200 n thị trấn huyện lỵ của huyện Lương Tài.

5- Đô thị Nhân Thắng – huyện Gia Bình: Đô thị loại V; diện tích 8,19 km; dân số năm 2022 khoảng 9.000 người, năm 2035 khoảng 10.000 người; là đô thị dịch vụ,

6- Đô thị Trung Kênh – huyện Lương Tài: Đô thị loại V; diện tích xã Trung Kênh 7,04 km”; dân số năm 2022 khoảng 5.000 người, năm 2015 khoảng 10.000 người; là đô thị dịch vụ.

7- Độ thị Cao Đức – huyện Gia Bình: Đô thị loại V; diện tích xã Cao Đức 11,469 km; dân số năm 2035 khoảng 7.000 người, là đô thị dịch vụ.

Sơ đồ phương án phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh
Sơ đồ phương án phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh

Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh nhằm xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các loại đất và thời gian sử dụng. Cụ thể như sau:

  • Đến năm 2022: Đất sử dụng phi nông nghiệp khoảng 43.846 ha (chiếm tỷ trọng 53,3% diện tích tự nhiên), đất nông nghiệp khoảng 38.425 ha (chiếm tỷ trọng 46,7% diện tích tự nhiên).
  • Đến năm 2035: Quỹ đất sử dụng phi nông nghiệp khoảng 50,471 ha (chiếm tỷ trọng 61,3% diện tích tự nhiên), diện tích đất nông nghiệp khoảng 31.800 ha (chiếm tỷ trọng 38,7% diện tích tự nhiên).
Hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất
Hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất

Quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông tỉnh Bắc Ninh

Quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Ninh được xác định tận dụng cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới mạng lưới giao thông hiện đại, đồng bộ; phát triển đa dạng các loại hình vận tải, kết nối liên thông giữa các phương thức vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Cụ thể:

Giao thông đường bộ: Giao thông đường bộ được xác định hình thành các trục chủ đạo, gồm:

  • Trục liên kết vùng: Vành đai 4 Hà Nội; cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long, đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, đường sắt Yên Viên – Hạ Long.
  • Trục liên kết đô thị: Quốc lộ 17; quốc lộ 18; quốc lộ 38, đường tỉnh 295B; đường tỉnh 295C.
  • Trục liên kết khu vực: Đường tỉnh 276; đường tỉnh 279, đường tỉnh 281; đường tỉnh 282B; đường tỉnh 285; đường tỉnh 285B, đường tỉnh 287; đường tỉnh 277 hình thành vành đai kết nối khu vực nội thành và ngoại thành.

Hình thành các tuyến giao thông “cửa ngõ” chính như sau:

  • Bắc Ninh – Hà Nội: Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; quốc lộ 17;
  • Bắc Ninh – Nội Bài: Cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh;
  • Bắc Ninh – Thái Nguyên: Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên;
  • Bắc Ninh – Bắc Giang: Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn,
  • Bắc Ninh – Hạ Long: Cao tốc Nội Bài – Hạ Long,
  • Bắc Ninh – Hưng Yên: Vành đai 4; 283 – Văn Lâm,
  • Bắc Ninh – Hải Dương: Quốc lộ 38; Kênh Vàng-quốc lộ 37;

Hệ thống giao thông tĩnh: Bố trí 03 bến xe cấp vùng phục vụ trong và ngoài tỉnh gần các trục đường đối ngoại chính vành đai 4 và quốc lộ 38; cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long và đường tỉnh 295C; quốc lộ 18 và cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long.

Định hướng quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Ninh
Định hướng quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Ninh

Giao thông đường sắt: 

 Đường sắt quốc gia: gồm 3 tuyến

  • Tuyến Hà Nội – Lạng Sơn. Nâng cấp cải tạo tuyến hiện trạng để đảm bảo an toàn giao thông. Bổ sung tuyến Hà Nội – Bắc Ninh theo Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, tuyến đi dọc đường Vành đai 4 và cao tốc Hà Nội – Hạ Long.
  • Tuyến Hà Nội – Hạ Long Tuyến đi dọc đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long: Tiếp tục xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân dựa trên quy hoạch đã được triển khai.

Đường sắt hành khách vùng: gồm 3 tuyến.

  • Tuyến Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang, tuyến đi dọc cao tốc Hà Nội – Lang Son.
  • Tuyến Hà Nội – Vĩnh Yên, tuyến đi dọc cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn rồi rẽ theo hướng cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đi Vĩnh Yên.
  • Tuyến Hà Nội – Hải Dương, tuyến đi dọc cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn và cao tốc Hà Nội – Hạ Long đến Hải Dương. Tuyến đi dọc quốc lộ 18 để dễ dàng tiếp cận với khu vực dân cư đô thị.

Giao thông đường thủy: Xây dựng hệ thống cảng, đường thủy vận tải hàng hóa, hành khách và phục vụ du lịch; tăng cường cải tạo luống tuyển, chú trọng khai thác các sông Câu, sông Đuống, sông Thái Bình Hỗ trợ vận tải hàng hóa ra các khu, cụm cảng biển nước sâu tại khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, trọng tâm là luồng tuyến sông Đuống, sông Thái Bình. Cảng ICD Quế Võ.

Giao thông đường hàng không: Sử dụng sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm đô thị Bắc Ninh khoảng 31 km theo quốc lộ 18.

Giao thông công cộng: Cải tạo các tuyến xe buýt hiện có gồm:

  • Bắc Ninh – Hồ – Gia Bình – Thứa,
  • Bắc Ninh – Phố Mới và Bắc Ninh – Lim – Từ Sơn,
  • Bắc Ninh – Chở,

Phát triển xe buýt nhanh cho các tuyến chủ đạo:

  • Bắc Ninh – Hồ,
  • Yên Phong – Từ Sơn- Tiên Du – Bắc Ninh,
  • Liên kết với ga đường sắt đô thị theo mô hình TOD,


5/5 - (3 bình chọn)
Bài trướcQuy hoạch xây dựng vùng huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước đến 2030, tầm nhìn 2050
Bài tiếp theoQuy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Long An đến 2030, tầm nhìn 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây