Đô thị loại I là gì? tại Việt Nam, không có nhiều đô thị loại I. Trong tương lai, đô thị loại I ở Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều hơn khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn. Cùng xem tiêu chuẩn của đô thị loại 1 là gì qua bài viết dưới đây!
Đô thị loại I là gì?
Để hiểu rõ đô thị loại I là gì, chúng ta sẽ căn cứ vào quy định của Nghị định 42/2009 về phân loại đô thị. Cụ thể với đô thị loại I, quy định của Pháp Luật như sau:
Quy định về đô thị loại I “Điều 4. Phân loại đô thị
- Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
- Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.”
Nguyên tắc để phân loại đô thị
Đối với đô thị loại I, nguyên tắc phân loại được ghi rõ trong điều 7, khoản 1 của Nghị định 42/2009 như sau:
- Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I hoặc loại II là thành phố trực thuộc Trung ương: các quận nội thành được xem xét, đánh giá theo tiêu chuẩn của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I hoặc loại II.
- Đối với các đô thị thuộc thành phố có vị trí liền kề ranh giới nội thành được quản lý phát triển và đánh giá phân loại đô thị theo tiêu chuẩn của khu vực nội thành.
- Đối với các đô thị khác thuộc thành phố được xem xét, đánh giá theo tiêu chuẩn của loại đô thị được xác định bởi quy hoạch chung đô thị và thực trạng phát triển của đô thị đó.”
Chúng ta sẽ căn cứ vào nguyên tắc này để phân chia đô thị. Vì thế đối với mỗi loại đô thị xếp từ I – IV sẽ có tiêu chuẩn riêng quy định để đảm bảo đánh giá và xem xét.
Vậy tiêu chuẩn của đô thị loại I là gì?
Đối với đô thị loại I, người ta có những tiêu chuẩn cụ thể được xem xét tại chương 2, điều 10 về tiêu chuẩn đô thị loại I. Tiêu chuẩn này để phân biệt giữa loại I và loại II theo cách phân loại tại điều 4 trong khoản 2 của Nghị định 42/2009.
Tiêu chuẩn đô thị loại I
Đô thị loại I phải đạt đầy đủ các quy định trong điều 10 Nghị định 42/2009. Cụ thể như sau:
1- Chức năng đô thị:
- Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
- Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh.
2- Quy mô dân số đô thị
3- Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên;
4- Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên.
5- Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành
6- Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên;
7- Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên.
8- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động.
9- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
- Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
- Khu vực ngoại thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
10- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 50% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.”
Lời kết: Qua những quy định về đô thị loại I và tiêu chuẩn của loại hình đô thị này thì có thể hiểu được lý do tại sao loại đô thị này lại khó lên đến thế. Tuy nhiên trong tương lai khi bất động sản Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa, dân số đông hơn, quy hoạch cũng tốt hơn, đô thị loại I sẽ lên xuất hiện nhiều hơn. Đồng thời các đô thị Loại I cũng tạo điều kiện để hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.