Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất quận Thanh Xuân (Hà Nội) gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 19/09/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Quận Thanh Xuân có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm (với ranh giới là các phố Vũ Hữu và Lương Thế Vinh) và quận Hà Đông
  • Phía Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì
  • Phía Bắc giáp quận Đống Đa (với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch) và quận Cầu Giấy.

Quy hoạch quận Thanh Xuân, bao gồm 11 phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình.

Quận Thanh Xuân được thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1996, trên cơ sở tách 5 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa; xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì. Quá trình phát triển đến nay quận đã có 11 phường.


Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp quận Thanh Xuân

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông quận Thanh Xuân được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể những tuyết đường sẽ đường đầu tư xây dựng gồm:

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 quận Thanh Xuân. Theo đó, các công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dựng đất năm 2023 gồm 16 dự án với tổng diện tích 14,84ha.

Trong đó, 12 dự án hạ tầng trên địa bàn quận có sử dụng đất năm 2023 gồm:  đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Rẻ Quạt; cải tạo mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân; xây dựng tuyến đường vào cụm 3 trường Thanh Xuân Nam; xây dựng mới trường mầm non công lập tại phường Phương Liệt; đầu tư xây dựng ngách 168/21 và hẻm 168/21/2 Nguyễn Xiển; tu bổ tôn tọn di tích lịch sử Gò Đống Thây; xây dựng sân chơi và bố trí trạm tuần tra tại các thửa đất sau GPMB trên địa bàn phường Hạ Đình;


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Đầu tư xây dựng ngõ 140 Khuất Duy Tiến ra đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính; Nhà tang lễ quận Thanh Xuân; xây dựng cơ sở làm việc Công an phường Thanh Xuân Trung; xây dựng mới trạm 220/110kV Thanh Xuân; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, công trình quân sự của Quân chủng PK – KQ theo hình thức BT.

Quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị:

Những năm gần đây quận Thanh Xuân đã thực hiện quy hoạch xây dựng những khu đô thị lớn trên địa bàn, tạo điểm nhấn quan trọng nhất về quận Thanh Xuân:

  • Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính nằm một phần tại phường Nhân Chính (phần còn lại tại quận Cầu Giấy) đang phát triển mạnh như một trung tâm mới của thành phố Hà Nội.
  • Khu đô thị Mandarin Garden: nằm một phần tại phường Nhân Chính, liền kề với khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính. Phần còn lại nằm ở phường Thanh Xuân Nam.
  • Khu đô thị Hạ Đình: nằm tại phía tây đường Nguyễn Xiển, thuộc địa bàn phường Hạ Đình.
  • Khu đô thị Khương Đình: nằm trong khu dân cư Đầm Hồng, thuộc địa bàn phường Khương Đình.
  • Khu đô thị cao cấp Royal City: nằm tại số 74 đường Nguyễn Trãi, tiền thân là nhà máy Cơ khí Hà Nội. Hiện nay Royal City đang phát triển với rất nhiều dịch vụ, là điểm đến lí tưởng.
  • Khu đô thị Pandora: nằm tại số 53 phố Triều Khúc, tiền thân là nhà máy sản xuất Ô tô Hòa Bình thủ đô Hà Nội.
  • Khu tập thể Thượng Đình: là khu nhà ở xây dựng theo phương pháp bê tông lắp ghép tấm lớn, gồm nhiều tòa nhà cao năm tầng, được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Khu nhà hiện đang có dự án nâng cấp lên đến 25 tầng. Trong tương lai đây sẽ là một trung tâm hiện đại của quận.
  • Khu tập thể Thanh Xuân Bắc: nằm tại phía tây nam quận Thanh Xuân, giáp ranh với phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 20, tiền thân là xí nghiệp thoát nước số 4 Hà Nội.
  • Khu tập thể Phương Liệt: nằm tại phía đông bắc quận Thanh Xuân, nằm cạnh ngã tư Vọng, thuộc địa bàn phường Phương Liệt, tiền thân là Khu tập thể Phùng Khoang.
  • Khu tập thể Kim Giang: nằm tại phố Hoàng Đạo Thành, từ đường Kim Giang đến đường Nguyễn Xiển, thuộc địa bàn phường Kim Giang.
  • Ngã tư Sở: nổi tiếng về nạn tắc đường ở Hà Nội, đã được cải tạo và mở rộng.
  • Đường Nguyễn Trãi: tập trung một số trường đại học (như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học ngoại ngữ Hà Nội (trước là Đại học Hà Nội)…) là một con đường rộng, lượng bụi khá lớn, có nhiều cây xanh nhưng mật độ dân cư và cụm nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá, ôtô nên lưu lượng người tham gia giao thông rất lớn.
  • Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông), tuyến số 4 (Liên Hà – Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá) trong đó tuyến số 2A đã được chạy thử nghiệm vào đầu tháng 8-2018 và chính thức vận hành vào quý I-2019; tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.

Trên địa bàn quận Thanh Xuân có 4 dự án bất động sản có nhu cầu sử dụng đất năm 2023, gồm các dự án của Động Lực, Handico, Haweico và Nhà Hào Nam. Cụ thể:


  • Dự án Xây dựng khu đô thị mới Phùng Khoang trên địa bàn phường Nhân Chính do liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico) làm chủ đầu tư. Theo quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 8/2022, dự án này dự kiến hoàn thành vào quý IV/2024. Năm 2023, dự án sẽ cần sử dụng 0,6 ha đất.
  • Dự án Khu đô thị mới Hạ Đình tại phường Hạ Đình do CTCP Xây dựng Lắp máy Điện nước Hà Nội (Haweico) làm chủ đầu tư. Dự án này đã được điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 6/2022, dự kiến hoàn thành vào quý III/2024. Năm 2023, dự án cần sử dụng 1,2ha đất.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ô đất A12 – Nguyễn Xiển tại phường Kim Giang do liên danh Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Hào Nam làm chủ đầu tư. Nhu cầu đất năm nay của dự án là 1,5ha.
  • Dự án A12 được quyết định đầu tư từ giai đoạn 2017 – 2018. Chủ đầu tư dự án, Nhà Hào Nam là doanh nghiệp có liên quan đến CTCP Đầu tư Đô thị Kang Long.

Về quy hoạch phân khu đô thị quận Thanh Xuân:

Bản đồ quy hoạch Phân khu H2-3 Hà Nội thể hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông của một phần quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì. Theo quy hoạch, phân khu H2-3 có diện tích đất phát triển đô thị khoảng 2.237 ha với quy mô dân số khoảng 258 nghìn người.

Phân khu đô thị H2-3 nằm trong khu vực nội đô mở rộng (từ Vành đai 2 đến Vành đai xanh sông Nhuệ), là một trong 4 phân khu đô thị phía Tây và phía Nam đường Vành đai 2 có vai trò là các trung tâm văn hóa, hành chính tập trung, dịch vụ – thương mại cấp thành phố.

Phân khu sẽ được quy hoạch phát triển theo hình thái tự nhiên, bao gồm hệ thống mặt nước và sông hồ hiện có: sông Tô Lịch, sô Lừ, hồ Linh Đàm, hồ Định Công, hồ Đầm Hồng, hồ Phương Liệt, hồ Hạ Đình…

Ngoài ra, phân khu được quy hoạch theo hướng các khu nhà cao tầng theo các trục chính đô thị: Nguyễn Trãi – Quốc lộ 6, đường Tôn Thất Tùng kéo dài, đường Giải Phóng, đường Trường Chinh, đường Vành Đai 2,5 và Vành đai 3.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất Quận Thanh Xuân

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, hiện nay, quận Thanh Xuân đã lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030. Hiện hồ sơ quy hoạch đã được gửi lên Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan cấp trên để phê duyệt.

Sau đây là bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Thanh Xuân đến năm 2030. Bản đồ này do UBND quận Thanh Xuân phối hợp với các đơn vị liên quan lập và được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội:

Đi kèm với bản đồ, UBND quận Thanh Xuân cũng đề xuất đưa 202 dự án trọng điểm có sử dụng đất để làm trong kỳ quy hoạch 2021 – 2030. Trong danh sách này có các dự án giao thông, dự án khu đô thị, công viên, chợ, bãi đỗ xe…

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Thanh Xuân không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể tại quận. Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc điểm cũng như giá trị riêng, chính vì thế mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tương ứng với từng khu vực.

Phương án quy hoạch sử dụng đất quận Thanh Xuân được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Bản đồ khoanh vùng quy hoạch sử dụng đất quận Thanh Xuân
Bản đồ khoanh vùng quy hoạch sử dụng đất quận Thanh Xuân

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Ngày 22/01/2024, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 420/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Thanh Xuân.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 20234 của quận Thanh Xuân.

Tài liệu kèm theo:

(Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất quận Thanh Xuân (Hà Nội) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đến 09/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Tuyên Quang đến 09/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây