Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất quận Cầu Giấy (Hà Nội) gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 08/09/2024
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa với ranh giới là sông Tô Lịch
- Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm
- Phía Nam giáp quận Thanh Xuân
- Phía Bắc giáp quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm.
Quận có diện tích 12,44 km², dân số năm 2020 là 292.536 người, mật độ dân số đạt 23.516 người/km².
Quận Cầu Giấy có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.
Trên địa bàn quận Cầu Giấy có nhiều cơ quan nhà nước như: Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng cục Đường bộ, Tổng cục Dân số, Tổng cục Hải quan, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Cục Hàng hải, Cục Đường sông, Cục Đăng kiểm, Sở Công thương Hà nội.
Ngoài ra, trên đị bàn quận còn có đến hơn 80 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ: Một số trường Đại học và Viện nghiên cứu lớn là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Trường đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (trước đây là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội), Trường Đại học Công nghệ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Học viện Múa Việt Nam, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Thương mại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga… Các trường THPT nổi tiếng: Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội – Amsterdam,Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ, Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành, Trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy, Trường THPT Lý Thái Tổ, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường THPT Nguyễn Siêu…
Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp quận Cầu Giấy
Về quy hoạch giao thông:
Quy hoạch giao thông quận Cầu Giấy được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:
Vì vậy, nhiều tuyến đường giao thông chính quan trọng được xây dựng mới và hoàn thành có tính chất quyết định cho sự phát triển đô thị của quận như các tuyến đường Cầu Giấy, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Quốc Việt, Trần Thái Tông, Trung Kính, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Khánh Toàn…
Bản đồ quy hoạch giao thông quận Cầu Giấy sẽ giúp người dân nhận biết được các dự án giao thông nào sẽ được triển khai trên địa bàn như: Đường giao thông, đường sắt đô thị, cầu vượt, độ rộng các tuyến đường…
Từ năm 2011 đến nay, kết cấu hạ tầng giao thông của quận đã cơ bản được hoàn thiện và đang tiếp tục được đầu tư xây dựng: đã xây dựng hoàn chỉnh các trục đường trọng điểm vành đai 2, vành đai 2,5 TP, mở rộng đường vành đai 3 Phạm Văn Đồng,…
Hệ thống hạ tầng giao thông của quận từ 3 tuyến phố khi mới thành lập, nay tăng lên 83 tuyến phố; các dự án về kết cấu hạ tầng giao thông khác cũng được quan tâm đầu tư xây dựng: 8 cầu qua sông được đầu tư xây dựng (1 cầu được cải tạo, 7 cầu được xây dựng mới), 5 cầu vượt, 3 hầm đường bộ được xây dựng mới và 8 cầu bộ hành được lắp đặt.
Về quy hoạch đô thị:
Cùng với sự hình thành của bộ khung hạ tầng giao thông, 12 dự án khu đô thị mới được đầu tư xây dựng đồng bộ: Khu đô thị Dịch Vọng; khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính; Khu tập thể Nghĩa Tân; Khu đô thị Yên Hòa; Khu đô thị Trung Yên; Khu đô thị Nam Trung Yên; Khu đô thị Cầu Giấy; Khu đô thị Nghĩa Đô; Khu đô thị An Sinh Hoàng Quốc Việt; Khu đô thị Constrexim Complex Dịch Vọng; Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng; Khu đô thị Vimeco II; Khu đô thị Mai Dịch; Khu đô thị Mandarin Garden.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6631/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H2-2, tỷ lệ 1/2000 thuộc các phường của quận Đống Đa, quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân, thị trấn Cầu Diễn, các xã thuôc huyện Từ Liêm và quận Hà Đông, Hà Nội.
Về quy hoạch phát triển công nghiệp:
Quận Cầu Giấy tự hào là nơi có Khu Công nghệ thông tin tập trung đầu tiên của Hà Nội và là khu thứ 3 của Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận với cơ sở hạ tầng hiện đại, hiện thu hút hơn 19.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Năm 1998, thu ngân sách toàn quận chỉ đạt 35 tỷ đồng thì chỉ sau một thập kỷ, năm 2007, con số này đã vươn lên gấp 31 lần, đạt 1.100 tỷ đồng. Năm 2021, tổng thu ngân sách quận Cầu Giấy đạt 9.480 tỷ đồng, tăng gần 270 lần so với thời điểm được tách ra từ huyện Từ Liêm – đây là những chỉ số hết sức ngoạn mục.
Bản đồ quy hoạch đến 2030 kế hoạch sử dụng đất quận Cầu Giấy
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Ngày 13/9/2021, UBND quận Cầu Giấy có báo cáo nhu cầu sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của quận theo báo cáo số 241. Theo đề xuất nói trên, trong thời kỳ đến 2030 quận có nhu cầu sử dụng các loại đất với tổng diện tích là 1.225,96ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 1,84 ha. Đất phi nông nghiệp: 1.222,57 ha; Đất chưa sử dụng: 1,55 ha.
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030, ngày 13/9/2021 quận Cầu Giấy báo cáo nhu cầu sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 trên địa bàn. Theo đó, danh mục các dự án, công trình trọng điểm có sử dụng đất gồm: Tổng số công trình, dự án là 135 dự án; Tổng diện tích theo kế hoạch là: 127,17 ha. Ngoài ra, đất ở đô thị là: 1.225,96 ha, mục đích dành cho các đô thị mới.
Theo quyết định, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của quận Cầu Giấy.
Phương án quy hoạch sử dụng đất quận Cầu Giấy được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:
Ngày 27/3/2023 UBND quận Cầu Giấy có thông báo công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2023.
Trước đó, ngày 22/02/2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1144/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 quận Cầu Giấy.
Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của quận Cầu Giấy với diện tích đất nông nghiệp là 22,85ha; đất phi nông nghiệp là 1.199,51 ha; Đất chưa sử dụng: 15,78 ha.
Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 với tổng diện tích đất nông nghiệp là 4,01 ha; đất phi nông nghiệp là 3,96 ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 quận Cầu Giấy, gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 4,79 ha;
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của quận Cầu Giấy.
Ngày 12/9/2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4575/QĐ-UBND Về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, quận Cầy Giấy.
Tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, quận Cầu Giấy
- Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, Cầu Giấy
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030
- Quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, quận Cầu Giấy
- Quyết định bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022