Quy hoạch phân khu là gì? Điều kiện lập đồ án quy hoạch phân khu hiện nay được pháp luật quy định thế nào?. Hãy cùng Vuongphat.com.vn giải đáp thắc mắc này nhé!
Quy hoạch phân khu là gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung.
Quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù chính là một phần nội dung quy hoạch phân khu. Bản quy hoạch này sẽ bao gồm cả quy hoạch chung về vấn đề xây dựng; Kế hoạch quy hoạch một phân khu đặc thù xây dựng; Kế hoạch quy hoạch chi tiết cho các vấn đề xây dựng.
Thêm vào đó, nội dung chính của việc quy hoạch và xây dựng, cải tạo khu chức năng đặc thù chính là: Việc tổ chức xây dựng không gian về cả kiến trúc, cơ sở hạ tầng và cảnh quan; Cộng thêm nhiều yếu tố khác về hạ tầng xã hội; Nhằm biến khu vực trở thành khu chức năng đặc thù.
Trong đó, quy hoạch xây dựng các khu chức năng cụ thể bao gồm quy hoạch chung xây dựng; quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.
Ngoài ra, lập kế hoạch còn là công cụ giúp các nhà lãnh đạo xã hội, các doanh nhân. Đồng thời, các cá nhân cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình và người khác.
Việc thực hiện quy hoạch, xây dựng các khu chức năng đặc thù cần thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Xây dựng 2014.
Quy hoạch phân khu được lập tại khu vực nào?
Theo Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (sửa đổi 2018) quy định về các loại quy hoạch đô thị như sau:
– Quy hoạch đô thị gồm các loại sau đây:
+ Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới.
Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho thành phố trực thuộc trung ương;
+ Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới;
+ Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.
– Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
– Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
Như vậy, quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới.
Quy định về đồ án quy hoạch phân khu
Quy định về đồ án quy hoạch phân khu theo Điều 29 Luật Quy hoạch đô thị 2009 như sau:
– Nội dung đồ án quy hoạch phân khu bao gồm việc xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn đô thị; đánh giá môi trường chiến lược.
– Bản vẽ của đồ án quy hoạch phân khu được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/2.000.
– Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch phân khu được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch chung và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị.
– Đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị và lập quy hoạch chi tiết.
Nội dung quản lý theo đồ án quy hoạch quân khu
Nội dung quản lý theo đồ án quy hoạch quân khu theo khoản 2 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị 2009 như sau:
– Ranh giới, phạm vi, tính chất khu vực quy hoạch;
– Vị trí, ranh giới, tính chất, quy mô các khu chức năng trong khu vực quy hoạch; chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và chiều cao tối đa, tối thiểu, cốt xây dựng đối với từng ô phố;
Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyến đường; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật;
– Các trục không gian chính, các điểm nhấn của đô thị;
– Vị trí, quy mô và phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình ngầm;
– Khu vực bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn giải đáp thắc mắc, được chúng tôi dành cho khách hàng.