Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất huyện An Phú (An Giang) gồm: công nghiệp, xây dựng và giao thông, đô thị. Cập nhật đến 27/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


An Phú là một huyện thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam. Có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Tây và Bắc giáp huyện Bourei Cholsar (tỉnh Takeo) và Kaoh Thum (tỉnh Kandal) của Campuchia, đường biên giới dài khoảng 40,5 km.
  • Phía Đông giáp thị xã Tân Châu.
  • Phía Nam giáp ngã ba sông Hậu ở thành phố Châu Đốc.

Quy hoạch Huyện An Phú, bao gồm 2 thị trấn: An Phú (huyện lỵ), Long Bình và 12 xã Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Quốc Thái, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Trường được chia thành 58 ấp.

Quy hoạch giao thông huyện An Phú

Trước đây việc giao thông ở An Phú với Châu Đốc khá bất tiện vì phải qua phà, hiện nay cầu Cồn Tiên đã hoàn thành tạo sự thông suốt giao thông với quốc lộ 91.


Tính theo đường bộ thì từ An Phú đi thủ đô Phnom Pênh của Campuchia là đường gần nhất từ Việt Nam đi sang nên tạo điều kiện tốt cho giao thương trong vùng.

  • Cầu Cồn Tiên nối liền thành phố Châu Đốc với xã Đa Phước.
  • Tỉnh lộ 956 dọc sông Hậu đang được năng cấp thành Quốc lộ 91C.
  • Tỉnh lộ 957 tạo thành trục đường mới dọc theo sông Châu Đốc để nối liền Thành phố Châu Đốc sang Campuchia theo ngả An Phú.
  • Năm 2014, khởi công Dự án cầu Long Bình – Chrey Thom ជ្រៃធំ nối liền Việt Nam – Campchia. Tháng 4 năm 2017, cầu Long Bình – Chrey Thom chính thức thông xe.

Hệ thống giao thông qua địa bàn huyện có các tuyến chính như sau :

  • Tuyến QL. 91C, điểm đầu giao QL.91 tại TP. Châu Đốc đến điểm cuối tại cửa khẩu Khánh Bình, dài 35,5 km, nền 8m, mặt nhựa 5m. Đây là trục đường chính của huyện kết nối TP. Châu Đốc – An Phú – Campuchia qua cầu Long Bình – Chrey Thom, cửa khẩu Khánh Bình.
  • Tuyến ĐT.957, điểm đầu tại xã Đa Phước đến điểm cuối giao QL.91C, dài 33,15 km, nền 9m, mặt 7m.

Đường thủy có các tuyến chính như sông Hậu, nhánh sông Hậu, sông Châu Đốc, sông Bình Di cho phép phương tiện thủy có tải trọng từ 50-100 tấn lưu thông và cùng nhiều tuyến vừa và nhỏ khác nên đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá bằng đường thủy của nhân dân.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Một số dự án giao thông trong giai đoạn 2021 – 2030 :

  • Bến khách ngang Sông Đa Phước – Châu Phong (bờ An Phú)
  • Cầu Vĩnh Lộc
  • Nâng cấp mở rộng Đường tỉnh 950 và đoạn kết nối Quốc lộ 110 tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia
  • Dự án WB9
  • Nâng cấp MR Đường tỉnh 957 (đoạn từ ngã ba xã Khánh Bình – thị trấn Long Bình)
  • Cầu An Phú – Vĩnh Trường
  • Đường nối QL 91C với ĐT 957 Mương Tám Xóm xã Quốc Thái
  • Nâng cấp MR đường vào bệnh viện An Phú (nối QL 91C với ĐT 957)
  • Nâng cấp MR đường Nguyễn Hữu Cảnh (nối QL 91C – ĐT 957)
  • Cầu Đa Phước – Vĩnh Trường
  • Cầu Phú Hội 2 (bắc qua sông Châu Đốc)
  • Câu Hiệp Lợi
  • Câu Hiệp Lợi
  • ….

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất huyện An Phú

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 27/12/2021, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 3070/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu huyện An Phú.

Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện An Phú được xác định với diện tích và cơ cấu các loại đất phân bổ trong thời kỳ quy hoạch gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp: 17.632,94 ha; Đất phi nông nghiệp: 4.996,81 ha


Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch của huyện An Phú bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 1.089,16 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 1.580,03 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 1,15 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 tỷ lệ 1:25000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu huyện An Phú.

Bản đồ sử dụng đất thời kỳ 2021-2030
Bản đồ sử dụng đất thời kỳ 2021-2030

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện An Phú, tỉnh An Giang cũng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn An Phú và thị trấn Long Bình đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh An Giang phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Ngày 29/12/2023, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 2188/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện An Phú.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2024 của huyện An Phú được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện.

Thông tin quy hoạch tại huyện An Phú

Huyện An Phú có 3 khu đô thị loại V (thị trấn An Phú, thị trấn Long Bình, thị trấn Đa Phước), với tổng diện tích 2.754,53ha, chiếm 12,17% tổng diện tích toàn huyện, dân số 35.895 người. Ba thị trấn là các trung tâm KTXH của huyện, với thế mạnh về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ.

Quy hoạch chung đô thị Đa Phước đến năm 2035

Chiều 05/10/2022, tại Hội trường UBND xã Đa Phước, UBND huyện An Phú tổ chức Lễ công bố Đồ án Quy hoạch chung đô thị Đa Phước đến năm 2035; đến dự có ông Trần Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện; ông Nguyễn Ngọc Huynh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã.

Tại hội nghị, đại diện Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện đã công bố Quyết định 2020/QĐ-UBND, ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung đô thị Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang đến năm 2035.

Theo đó, phạm vi ranh giới quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Đa Phước, khoảng 1.578 ha. Đến năm 2035, dự báo dân số đô thị khoảng 21.000 người, quy mô đất xây dựng đô thị là 313 ha (khoảng 149m2/người), với các dự án được ưu tiên đầu tư như: Chợ Cồn Tiên (tổng diện tích 1.600m2 ); chợ trong khu tái định cư dân tộc Chăm; trường Trung học phổ thông (giai đoạn đầu 06 lớp); trường Tiểu học B và Tiểu học C (điểm phụ); các khu tái định cư phía Đông (Tỉnh lộ 957), phía Nam (Kênh Xã Đội), khu dân cư Cồn Tiên 1;… đô thị Đa Phước sẽ trở thành đô thị loại V.

Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng Đô thị Đa Phước
Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng Đô thị Đa Phước

Với tính chất là đô thị thương mại – dịch vụ, du lịch sông nước, văn hóa lễ hội cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm, thuộc khu vực phía Nam của huyện An Phú, liền kề thành phố Châu Đốc theo tuyến Quốc lộ 91C, đô thị Đa Phước là đầu mối giao thông, cửa ngõ quan trọng để huyện kết nối khu vực, phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh – quốc phòng.

Để thực hiện tốt đồ án, Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị, các cơ quan, ban ngành huyện tích cực phối hợp UBND xã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Đồ án Quy hoạch chung đô thị Đa Phước đến năm 2035, để các tầng lớp Nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chấp hành tốt nội dung quy hoạch; tăng cường quản lý Nhà nước, hướng dẫn người dân về quy trình xây dựng, đảm bảo đồng bộ và hài hòa đồ án được duyệt; từ đó, góp phần xây dựng đô thị Đa Phước phát triển, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần, đồng thời, tạo tiền đề để các ngành chuyên môn huyện lập chương trình phát triển đô thị, định hướng đô thị Đa Phước theo tiêu chí đô thị loại IV trong những năm tiếp theo.

Tài liệu kèm theo:

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện An Phú (An Giang) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)


4.9/5 - (7 bình chọn)
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Tuyên Quang đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây