Đô thị loại V là gì? Được quy định những tiêu chí thế nào để trở thành đô thị loại V. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Đô thị loại V là gì?
Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Nghị định cũng đã quy định nguyên tắc, các tiêu chuẩn phân loại đô thị, căn cứ và chức năng đô thị; quy mô dân số tối thiểu phải đạt 4.000 người trở lên; mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nội thành, nội thị phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động; hệ thống công trình hạ tầng đô thị; kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Đô thị loại V có dân số từ 4.000 người trở lên. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km² trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động.
Còn đối với các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương.
Nghị định 42/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2-7-2009 và thay thế Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5-10-2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
Tiêu chí phân loại đô thị loại V
Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện hoặc cụm liên xã;
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13.
– Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.
– Mật độ dân số:
- Toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên;
- Tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên.
– Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.
– Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13.
Đến tháng 12/2021, Việt Nam có 674 đô thị loại V.