Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Cần...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ (TP.HCM) đến 03/2024

810
0

Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ (TP.HCM) bao gồm: xây dựng, đô thị, công nghiệp giao thông trên địa bàn. Cập nhật đến 29/03/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, nằm ở phía đông nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km đường bộ. Huyện nằm tách biệt với các địa phương lận cận, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với ranh giới là sông Thị Vải
  • Phía tây giáp hai huyện Cần Giuộc, Cần Đước thuộc tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang với ranh giới là sông Soài Rạp
  • Phía nam giáp Biển Đông
  • Phía bắc giáp huyện Nhà Bè (qua sông Soài Rạp) và giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Gò Gia).

Huyện có diện tích 704,45 km², dân số năm 2019 là 71.526 người, mật độ dân số đạt 102 người/km².

Do bị ngăn cách với các địa phương khác bởi nhiều sông lớn, chưa có cầu bắc qua nên hiện tại đến Cần Giờ đều phải dùng phà, chủ yếu là phà Bình Khánh. Đường bộ quan trọng nhất ở Cần Giờ là đường Rừng Sác chạy từ Tây Bắc tới Đông Nam huyện, mới được nâng cấp xong giữa năm 2011.


Huyện Cần Giờ có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An.

Quy hoạch huyện Cần Giờ đến 2030 sẽ là thành phố nghỉ dưỡng

Thành ủy TP.HCM xác định đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.

Tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 – 2030 của huyện tăng 20,7%/năm. Đến năm 2030, tỷ trọng dịch vụ chiếm 74,7% tổng giá trị sản xuất; thu nhập bình quân đầu người đạt 182 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn sử dụng năng lượng sạch đạt 100%.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Để thực hiện mục tiêu trên, Thành ủy TP xác định quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ – Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong đó, triển khai hiệu quả chiến lược phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2030 – 2040 để Cần Giờ trở thành hình mẫu về sự hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên với nâng cao sinh kế và chất lượng sống cộng đồng dân cư, tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững.

Nghị quyết vừa ban hành của Thành ủy cũng đề ra giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu trong thành phố xanh, du lịch sinh thái thân thiện môi trường; triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội xã đảo Thạnh An.

Cụ thể, triển khai xây dựng 6 xã nông thôn mới kiểu mẫu và mô hình xã nông thôn mới thương mại điện tử tại xã Bình Khánh; triển khai có hiệu quả dự án phát triển kinh tế – xã hội, tạo sự đột phá về phát triển hạ tầng kỹ thuật, đưa Thạnh An trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu và là xã đảo xanh, sạch, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.


Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Chiều 1/4/2021, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong dự Hội nghị duyệt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của UBND huyện Cần Giờ.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Phong có ý kiến huyện Cần Giờ cần sớm thực hiện công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030, trên cơ sở quy hoạch được duyệt và cập nhật ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng Khu đô thị du lịch Cần Giờ từ 600 ha lên 2.870 ha. Việc điều chỉnh quy hoạch phải hoàn thành trước quý 4/2021. Trong tương lai, huyện Cần Giờ sẽ là thành phố nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

Ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, việc huyện Cần Giờ trở thành thành phố du lịch và nghỉ dưỡng là một trong 49 đề án tạo sự đột phá cho TPHCM. Tuy nhiên, muốn ý tưởng thành hiện thực thì thành phố có thể mời chuyên gia, cố vấn nước ngoài tham gia vào công tác quy hoạch thông qua tổ chức thi tuyển kiến trúc quốc tế.

Chủ tịch UBND TPHCM lưu ý, nếu huyện Cần Giờ lên thành phố thì phải giữ lại cái hồn của huyện, tính đến việc gìn giữ, trùng tu các công trình văn hoá, lịch sử bởi đây là những công trình tạo sự sống động khi địa phương này phát triển du lịch, nghỉ dưỡng trong tương lai.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Cần Giờ
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Cần Giờ

Mục tiêu đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực. Tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 – 2030 tăng 20,7%/năm; đến năm 2030, tỷ trọng dịch vụ chiếm 74,7% tổng giá trị sản xuất; thu nhập bình quân đầu người đạt 182 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn sử dụng năng lượng sạch đạt 100%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý đạt 100%; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt 40%; giảm hộ nghèo theo chuẩn của thành phố còn dưới 3%.

Để thực hiện được mục tiêu trên, thành phố sẽ triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2030 – 2040, để Cần Giờ trở thành một hình mẫu về sự hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên với nâng cao sinh kế và chất lượng sống cộng đồng dân cư, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững. Lập, triển khai kế hoạch đề cử vùng đất ngập nước ven biển huyện Cần Giờ trở thành vùng ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) trong bảo tồn hệ sinh thái biển, ven biển. Triển khai hiệu quả các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xâm thực, xói lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là áp dụng các mô hình thông minh có khả năng thích ứng, chống chịu với thiên tai.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

Ngày 14/10/2022, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3485/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Cần Giờ.

Theo quyết định, Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch của huyện Cần Giờ với tổng diện tích tự nhiên: 70.445,34 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 46.539,91 ha; Đất phi nông nghiệp: 22.875,98 ha; Đất chưa sử dụng: 1.029,45 ha.

Theo đó, UBND tỉnh giao UBND huyện Cần Giờ có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất, danh mục công trình, dự án sử dụng đất phân bổ theo địa bàn hành chính cấp xã theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; Thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi biết theo đúng nội dung và thời gian quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Đất đai trước khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 07/08/2022, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3279/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Cần Giờ.

Theo quyết định, Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch của huyện Cần Giờ với tổng diện tích tự nhiên: 70.445,34 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 46.788,81 ha; Đất phi nông nghiệp: 22.627,08 ha; Đất chưa sử dụng: 1.029,45 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Cần Giờ.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất Quận 6 (TP.HCM) đến 03/2024
Bài tiếp theoQuy hoạch vùng huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đến 2035

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây