Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất quận Hai...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đến 04/2024

1859
0

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 26/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Hai Bà Trưng (thường được gọi tắt là Hai Bà) là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội.

Vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng
  • Phía Tây giáp quận Đống Đa với ranh giới là đường Lê Duẩn và đường Giải Phóng
  • Phía Tây Nam giáp quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía Nam giáp quận Hoàng Mai
  • Phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du.

Quy hoạch Quận Hai Bà Trưng, gồm: Bách Khoa, Bạch Đằng, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.


Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có các địa danh nổi tiếng như: Vincom City Towers; Hồ Thiền Quang; Công viên Thống Nhất; Công viên Tuổi Trẻ; Chợ Hôm; Chợ Mơ; Chùa Liên Phái; Đình Đại; Chợ Giời (Hà Nội); Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng; Bệnh viện 108; Bệnh viện Hữu Nghị; Sân vận động Bách Khoa; Cầu Vĩnh Tuy; Cảng Phà Đen; Cảng Hà Nội; Đền Hai Bà Trưng; Nhà máy Dệt 8-3; Times City; Nhà thờ Hàm Long; Nhà hát Tuổi Trẻ; Chùa Đức Viên; Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; Cung Văn hoá Thể thao Thanh niên Hà Nội; Rạp Xiếc Trung ương.

Về giáo dục, trên địa bàn quận có các trường đại học như: Trường Đại Học Kinh Tế – Kỹ thuật Công nghiệp; Đại học Bách Khoa Hà Nội; Đại học Xây dựng; Đại học Kinh tế Quốc dân; Viện Đại học Mở Hà Nội; Đại học Dân lập Phương Đông; Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội…

Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp quận Hai Bà Trưng

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông quận Hai Bà Trưng được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể những tuyết đường sẽ đường đầu tư xây dựng gồm:


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận gồm: tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi – Nhổn – Ga Hà Nội); trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.

Đối với các công trình nằm trong hành lang an toàn Metro của các tuyến đường sắt đô thị (bao gồm cả ga ngầm/nổi và các hạng mục công trình phục trợ) sẽ được thực hiện theo dự án riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quá trình triển khai cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền (Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, các Ban quản lý dự án đường sắt – Bộ Giao thông Vận tải) để thống nhất, đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định. Ranh giới, phạm vi xây dựng các hạng mục phụ trợ của các ga đường sắt đô thị sẽ được xác định cụ thể tại Tổng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về quy hoạch phân khu đô thị:

Ngày 19/3/2021 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1358/QĐ-UBND Về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-4, tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.


Quy hoạch nhằm từng bước thực hiện lộ trình giảm dân trong khu vực nội đô lịch sử theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt.

Về lâu dài, trong giai đoạn đến năm 2030, khi Thành phố triển khai đồng bộ các Dự án: di dân, giải phóng mặt bằng để mở đường theo quy hoạch, tái thiết đô thị; di dời các cơ sở công nghiệp, trường đại học, bệnh viện, trụ sở Bộ ngành… theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ; phát triển đường sắt đô thị tại khu vực Nội đô lịch sử, các chuỗi đô thị Bắc sông Hồng, phía Đông đường Vành đai 4 và các khu đô thị vệ tinh được hình thành cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh sẽ dần hút dân số khu vực Nội đô lịch sử và Nội đô mở rộng chuyển ra ngoại thành; khi đó cần kiểm soát quy mô dân số tại các khu vực theo đúng Quy hoạch phân khu đô thị được duyệt.

Theo quyết định, phân bổ quỹ đất và dân số trong các khu quy hoạch: Phân khu đô thị H1-4 có tổng diện tích khoảng 664,37 ha, tổng quy mô dân số khoảng 157.000 người; được phân chia cụ thể như sau:

– Đất thuộc phạm vi khu vực Ga và phụ cận: 2,89ha; quy mô dân số khoảng 800 người.

– Đất lập quy hoạch phân khu: 661,48ha; quy mô dân số khoảng 156.200 người; bao gồm:

  • Khu quy hoạch A: Có diện tích khoảng 253,16ha, quy mô dân số khoảng 49.000 người; Được chia thành 03 ô quy hoạch: A.1, A.2 và A.3.
  • Khu quy hoạch B: Có tổng diện tích khoảng 111,56ha, quy mô dân số khoảng 28.600 người; Được chia thành 02 ô quy hoạch: B.1 và B.2.
  • Khu quy hoạch C: Có tổng diện tích khoảng 154,23ha, quy mô dân số khoảng 45.000 người; Được chia thành gồm 03 ô quy hoạch: C.1, C.2 và C.3.
  • Khu quy hoạch D: Có tổng diện tích khoảng 97,37ha, quy mô dân số khoảng 33.600 người; Được chia thành 03 ô quy hoạch: D.1, D.2 và D.3.
  • Đất ngoài khu quy hoạch, gồm các chức năng: các tuyến đường trục chính đô thị, đường chính khu vực, cây xanh khu ở và đất hạ tầng kỹ thuật, có tổng diện tích khoảng 45,16ha. * Các chức năng sử dụng đất:

– Đất công cộng đô thị: Tổng diện tích khoảng 30,85ha (tỷ lệ 4,67%); đạt chỉ tiêu (khoảng): 1,98m/người; gồm các chức năng: Thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn, tài chính, y tế, văn hóa – TDTT, hành chính quản lý đô thị, công trình dịch vụ công cộng khác (bể bơi, thư viện, bảo tàng, rạp xiếc, rạp chiếu phim, rạp hát, cửa hàng xăng dầu…), được tổ chức thành các trung tâm để phục vụ các nhu cầu chung của Thành phố…. Tính chất và các chỉ tiêu sử dụng đất của từng công trình công cộng đô thị (Thành phố và khu ở) sẽ được xác định cụ thể hóa trong các quy hoạch chi tiết trên cơ sở các chỉ tiêu chung của quy hoạch phân khu, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất quận Hai Bà Trưng

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, hiện nay, quận Hai Bà Trưng đã lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030. Hiện hồ sơ quy hoạch đã được gửi lên Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan cấp trên để phê duyệt.

Sau đây là bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Hai Bà Trưng đến năm 2030. Bản đồ này do UBND quận Hai Bà Trưng phối hợp với các đơn vị liên quan lập và được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội:

Đi kèm với bản đồ, UBND quận Hai Bà Trưng cũng đề xuất đưa các dự án trọng điểm có sử dụng đất để làm trong kỳ quy hoạch 2021 – 2030. Trong danh sách này có các dự án giao thông, dự án khu đô thị, dự án cải tạo chung cư cũ, công viên, chợ, bãi đỗ xe…

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Hai Bà Trưng không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể tại quận. Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc điểm cũng như giá trị riêng, chính vì thế mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tương ứng với từng khu vực.

Phương án quy hoạch sử dụng đất quận Hai Bà Trưng được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Ngày 24/01/2024, UBND quận Hai Bà Trưng ban hành Quyết định số 485/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hai Bà Trưng

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Hai Bà Trưng.

Tài liệu kèm theo:

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050).


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Tân Uyên (Lai Châu) đến 04/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Phan Rang (Ninh Thuận) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây