Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Thường...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Thường Tín (Hà Nội) đến 04/2024

2240
0

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Thường Tín (Hà Nội) gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 25/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Huyện Thường Tín nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên với ngăn cách tự nhiên là sông Hồng
  • Phía nam giáp huyện Phú Xuyên
  • Phía tây giáp huyện Thanh Oai
  • Phía bắc giáp huyện Thanh Trì.

Huyện Thường Tín có diện tích: 127,59 km², đất đai đa phần diện tích đất đai là đồng bằng được bồi đắp bởi hai 2 dòng sông chính là sông Hồng và sông Nhuệ.

Quy hoạch Huyện Thường Tín, bao gồm thị trấn Thường Tín (huyện lỵ) và 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà, Hồng Vân, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo.

Bản đồ quy hoạch sủ dụng đất huyện Thường Tín đến 2030
Bản đồ quy hoạch sủ dụng đất huyện Thường Tín đến 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thường Tín (TP Hà Nội) cập nhật mới nhất bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.


Về kinh tế xã hội, công nghiệp, nông nghiệp: Công nghiệp – xây dựng: 53,4%; Thương mại dịch vụ: 32,5%; Nông nghiệp: 14,1%.

Về giáo dục:

  • Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
  • Trường Cao đẳng Truyền hình
  • 6 trường THPT: Thường Tín; Nguyễn Trãi; Tô Hiệu; Vân Tảo; Lý Tử Tấn; Phùng Hưng.
  • 30 trường THCSː THCS Thường Tín, Thị trấn Thường Tín, Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo, Văn Tự, TH và THCS Thăng Long.
  • 29 trường tiểu họcː Thị trấn Thường Tín, Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo, Văn Tự, TH và THCS Thăng Long.

Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp huyện Thường Tín

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông huyện Thường Tín được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể những tuyết đường sẽ đường đầu tư xây dựng gồm:


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Về quy hoạch đô thị:

Theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Thường Tín đến 2035 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5516/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2015.

Gồm thị trấn huyện lỵ Thường Tín, một phần của các phân khu đô thị là: S5, GS, GS(A), sông Hồng và một phần đô thị vệ tinh Phú Xuyên. Cụ thể:

  • Thị trấn Thường Tín: Là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Thường Tín. Thị trấn Thường Tín là đô thị cải tạo kết hợp xây dựng mới, do đó: Khu vực hiện có sẽ cải tạo nâng cấp và bổ sung cơ sở hạ tầng; Khu vực phát triển mới sẽ xây dựng đồng bộ hạ tầng cơ sở theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại. Trục không gian cảnh quan hai bên QL1A bố trí một số không gian cây xanh lớn kết hợp mặt nước điều hoà để xây dựng công viên phục vụ vui chơi giải trí cho đô thị, đồng thời tạo cảnh quan đẹp cho trục đường, bổ sung quỹ đất bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ dân cư địa phương.
  • Phần thuộc Phân khu đô thị S5: Phát triển các chức năng dịch vụ đô thị, hình thành các khu nhà ở xây mới, cải tạo nâng cấp gắn với bảo vệ vùng không gian cảnh quan dọc sông Nhuệ. Xây dựng khu đô thị mới đồng bộ, đa dạng có tiêu chuẩn cao; Kiểm soát các khu vực mặt nước hiện hữu để tạo cảnh quan và xây dựng công viên, vườn hoa đô thị; Đảm bảo hành lang an toàn cho các tuyến giao thông trọng yếu…
  • Phần thuộc Phân khu đô thị GS: Duy trì và mở rộng hệ thống mặt nước và các vùng cây xanh sinh thái, công viên chuyên đề, vui chơi giải trí, sân bãi TDTT, các dịch vụ công cộng xây dựng mật độ thấp; kiểm soát phát triển về xây dựng, về quy mô dân số có giải pháp khả thi để hạn chế tối đa tăng cơ học đối với làng xóm hiện hữu. Cải tạo nâng cấp, phát triển trường học, nhà trẻ, y tế, văn hóa,… cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
  • Phần thuộc Phân khu đô thị GS(A): Là không gian xanh ngăn cách giữa các khu đô thị; công viên, cây xanh, thể dục thể thao, tiện ích công cộng; khu dân cư làng xóm hiện có; các công trình chức năng đô thị; cung cấp các không gian mở và các khu vui chơi giải trí giữa các khu đô thị, làng xóm hiện hữu cải thiện môi trường sống. Phát triển mô hình cụm nông nghiệp công nghệ cao, quy mô khoảng 308 ha.
  • Phần thuộc Phân khu đô thị sông Hồng: Là khu vực cấm xây dựng khu dân cưmới, không bố trí công trình mới, không mở rộng khu dân cư hiện hữu và phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ đê điều, công trình đầu mối phân lũ và an toàn đường thủy. Riêng những công trình, nhà ở (trong hành lang bảo vệ đê) không phù hợp quy hoạch đều phải di dời, trong khi chưa di dời có thể sửa chữa, cải tạo nhưng không được mở rộng mặt bằng. Cải tạo chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật và xã hội để phục vụ dân sinh.

Phát triển nhà ở đô thị theo chỉ tiêu quy hoạch đô thị. Bình quân khoảng 35- 45m/người. Nhà ở nông thôn của huyện Thường Tín trung bình khoảng 150- 300m2/hộ.


Về quy hoạch phát triển công nghiệp:

Hiện nay huyện có nhiều công trình, dự án đầu tư như:

  • Khu công nghiệp phía bắc Thường Tín (chưa đầu tư).
  • Khu công nghiệp Hà Bình Phương nằm ở khu vực các xã: Hà Hồi, Văn Bình và Liên Phương.
  • Khu công nghiệp Phụng Hiệp nằm ở vị trí 4 xã: xã Thắng Lợi, xã Dũng Tiến, xã Tô Hiệu, xã Nghiêm Xuyên.
  • Cụm công nghiệp Quất Động nằm trên địa bàn xã Quất Động.
  • Cụm công nghiệp Duyên Thái nằm ở xã Duyên Thái, liền kề quốc lộ 1A và cụm công nghiệp Liên Phương ở đội 7, xã Liên Phương.
  • Cụm công nghiệp làng nghề: Vạn Điểm (mộc), cụm công nghiệp làng nghề Duyên Thái (sơn mài); Cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan (Ninh Sở), cụm công nghiệp làng nghề Tiền Phong (bông len), cụm công nghiệp làng nghề mộc Văn Tự.
  • Nhà máy bia Việt Nam có địa chỉ tại đường tỉnh lộ 427B, xã Vân Tảo, chuyên sản xuất các loại bia ngoại: Heineken, Tiger,…

Xây dựng 03 Khu công nghiệp với tổng diện tích 603,88 ha (Khu công nghiệp Bắc Thường Tín 112 ha, Khu công nghiệp Phụng Hiệp 174,88 ha, Khu công nghiệp thuộc đô thị vệ tinh Phú Xuyên 317 ha); Xây dựng và hoàn chỉnh 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 255,50 ha (Duyên Thái 21,20 ha, Hà Bình Phương 57,5 ha, Liên Phương 18,8 ha, HABECO 85 hà, Quất Động 68 ha, Ga Lưu Xá 5,0 ha) và 01 Nhà máy Bia Châu Á Thái Bình Dương. 

Phát triển 45 – 50 làng nghề truyền thống và định hướng 95% làng có nghề tại các xã nông thôn phát triển sản xuất gắn với dịch vụ du lịch và xử lý các vấn đề môi trường. Phát triển làng nghề gắn với nhu cầu trong nước, xuất khẩu quốc tế và kết hợp dịch vụ du lịch.

Bản đồ quy hoạch đến 2030 – Kế hoạch sử dụng đất huyện Thường Tín

Về Quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 08 tháng 12 năm 2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có ban hành Quyết định số 5164/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Thường Tín.

Theo quyết đinh, diện tích và cơ cấu các loại đất được đưa vào quy hoạch đến 2030 của huyện Thường Tín với tổng diện tích đất tự nhiên là 13.012,94 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 4.452,47 ha; Đất phi nông nghiệp: 8.560,47 ha; Đất chưa sử dụng: 0 ha

Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời kỳ 2021-2030, huyện Thường Tín bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 3.416,37 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 380,36 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 5,72 ha

Vị trí, diện tích các khu đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất đầu năm của huyện Thường Tín.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 23/8/2023, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông ký ban hành Quyết định số 4220/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Thường Tín.
Theo đó, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Thường Tín đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 03/02/2023 như sau:
Điều chỉnh giảm các dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 03/02/2023 là 01 dự án, diện tích 0,49 ha.Trong đó diện tích đất trồng lúa là 0,49 ha.
Bổ sung danh mục Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Thường Tín là 37 dự án, diện tích 104,16 ha.
Điều chỉnh số dự án và diện tích ghi tại điểm e khoản 1 Điều 1 Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 03/02/2023 của UBND Thành phố thành 207 dự án, với tổng diện tích 542,70 ha.

Tài liệu kèm theo:

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thường Tín (TP Hà Nội) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050).


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Ba Vì (Hà Nội) đến 04/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận Hà Đông [Hà Nội]

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây