Trang chủ Quy hoạch Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang đến 2030

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang đến 2030

248
0

Quy hoạch tỉnh Bắc Giang đến 2030 nhằm xác định phân vùng không gian, xây dựng phát triển mạng lưới đô thị, phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Ngày 17/2 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký quyết định số 219/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


PTT Lê Văn Thành ký quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bắc Giang đến 2030
PTT Lê Văn Thành ký quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bắc Giang đến 2030

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch

Cụ thể, phạm vi ranh giới lập quy hoạch tỉnh Bắc Giang bao gồm toàn bộ tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên 389.589 ha, thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Ranh giới phía bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên; phía nam giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.


Quy hoạch phân vùng không gian

Dự án quy hoạch phân vùng không gian của tỉnh Bắc Giang thành ba vùng, gồm:

Không gian các hoạt động thương mại tập trung được sắp xếp và bộ trí cụ thể như sau:

  • Khu trung tâm thành phố Bắc Giang và phụ cận;
  • Khu phía Nam – Tây Nam, là khu vực tập trung công nghiệp và dân cư;
  • Khu phía Bắc – Đông Bắc, tập trung dịch vụ sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản;
  • Khu phía Bắc, tập trung dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi tập trung.
Bản đồ quy hoạch phân phụng trọng điểm phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ quy hoạch phân phụng trọng điểm phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Quy hoạch phát triển đô thị

Về phát triển mạng lưới đô thị, đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị gồm:


  • Một đô thị loại I (TP Bắc Giang);
  • Một đô thị loại III (thị xã Việt Yên);
  • Bốn đô thị loại IV (gồm: thị xã Hiệp Hoà, thị trấn Chũ mở rộng, thị trấn Vôi và thị trấn Đồi Ngô); 26 thị trấn là đô thị loại V (gồm 9 đô thị hiện có và 14 đô thị thành lập mới.
  • Quy hoạch 23 khu đô thị – dịch vụ gắn với quy hoạch các KCN, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao.
Bản đồ phương án quy hoạch đô thị nông thôn tỉnh Bắc Giang đến 2030
Bản đồ phương án quy hoạch đô thị nông thôn tỉnh Bắc Giang đến 2030

Phương án quy hoạch không gian phát triển đô thị được định hướng phát triển, toàn tỉnh phân bố 05 khu vực phát triển đô thị gồm: khu vực thành phố Bắc Giang và lân cận; khu vực TT Bích Động – Nếnh và một phần Nam Việt Yên; khu vực TT Thắng và một phần Nam Hiệp Hòa; khu vực TT Nham Biền và Tây Bắc Yên Dũng; khu vực vành đai dọc sông Cầu phân bố các dự án khu đô thị nhà ở sinh thái lớn, hiện đại. Cụ thể:

Khu vực đô thị trung tâm tỉnh (Khu vực thành phố Bắc Giang và vùng lân cận)

  • Quy hoạch phát triển không gian đô thị gắn với cảnh quan sông Thương – núi Nham Biền.
  • Mở rộng không gian đô thị về phía Nam – Đông Nam thuộc tả ngạn sông Thương và về phía Tây thuộc hữu ngạn sông Thương.
  • Phía Nam – Đông Nam mở rộng không gian đô thị theo ĐT293 và hướng về bờ tả sông Thương kết nối với khu núi Nham Biền.
  • Phía Tây hữu ngạn sông Thương mở rộng không gian đô thị theo về phía Nam trục ĐT295B liên kết với khu vực đô thị Bích Động- Nếnh, trung tâm đô thị Việt Yên.   

Khu vực đô thị hóa tập trung phía Nam tỉnh (Khu vực TT Bích Động- Nếnh và Nam Việt Yên)


  • Phát triển không gian đô thị hóa khu vực chủ yếu theo trục đô thị Bích Động- Nếnh – Quang Châu gắn với trục ĐT295B và cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn kết nối không gian đô thị hóa TT Bích Động- TT Nếnh – Quang Châu và Thành phố Bắc Ninh.
  • Hình thành khu vực trung tâm đô thị phía Nam tỉnh và phát triển Việt Yên thành thị xã.

Khu vực đô thị hóa tập trung phía Tây tỉnh (Khu vực TT Thắng và Nam Hiệp Hòa)

  • Mở rộng không gian đô thị hóa về phía Nam và về phía Tây, hình thành khu vực trung tâm đô thị phía Tây tỉnh và phát triển Hiệp Hòa thành thị xã.
  • Về phía Nam Thị trấn Thắng, mở rộng không gian đô thị hóa, hình thành phát triển các khu dân cư đô thị mới, khu dân cư dịch vụ thương mại, khu dân cư nông thôn thị hóa theo trục ĐT295 kết nối với ĐT398 (Vành đai IV).
  • Về phía Tây TT Thắng, mở rộng không gian đô thị hóa theo trục QL37 liên kết với khu vực đô thị trung tâm Việt Yên (Bích Động – Nếnh). 

Khu vực đô thị hóa tập trung phía Đông Nam tỉnh (khu vực TT Nham Biền và Tây Bắc Yên Dũng)

  • Quy hoạch phát triển không gian đô thị hóa phía Đông Nam tỉnh tập trung ở khu vực Tây Bắc Yên Dũng (khu vực TT Nham Biền, TT Tân An và các xã Nội Hoàng, Tiền Phong, Yên Lư, Tân Liễu, Xuân Phú, Hương Gián) và mở rộng ra xung quanh, hình thành khu vực đô thị hóa mới trong tỉnh kết nối không gian đô thị với TP Bắc Giang.
  • Mở rộng không gian đô thị hóa khu vực chủ yếu về phía Tây – Tây Bắc gắn với hai bờ sông Thương và các trục hành lang QL17, ĐT293, ĐT299 nối QL17 với ĐT293.

Vành đai tập trung các khu đô thị sinh thái dọc sông Cầu (Việt Yên – Hiệp Hòa)

  • Khu vực dọc sông Cầu thuộc Việt Yên (các xã Quảng Minh, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Trung Sơn) và Hiệp Hòa (các xã Đông Lỗ, Châu Minh, Mai Đình, Hương Lâm, Xuân Cẩm, Mai Trung, Hợp Thịnh) phân bố các dự án khu đô thị nhà ở xã hội, khu đô thị nhà ở sinh thái lớn hiện đại gắn với tuyến hành lang ĐT398 (Vành đai IV), kết nối không gian chuỗi các khu đô thị nhà ở với khu vực phía Bắc – Đông Bắc Hà Nội và  Bắc Ninh theo ĐT398, cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn, ĐT295, 295B, 296, 288.   

Quy hoạch phát triển Khu, cụm công nghiệp

Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp nhằm đưa Bắc Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp của vùng. Trở thành tỉnh Công nghiệp theo hướng hiện đại, đứng trong nhóm 15 tỉnh đứng đầu cả nước.

Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp Tỉnh Bắc giang đến 2030
Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp Tỉnh Bắc giang đến 2030

Theo quyết định, đến năm 2030, quy hoạch 29 KCN với diện tích khoảng 7.000 ha (trong đó có 12 KCN – đô thị – dịch vụ); quy hoạch 63 CCN với diện tích khoảng 3.006 ha.

Các khu vực phát triển dịch vụ tổng hợp, logistics Bố trí 09 khu phát triển dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD, gồm:

  • Khu trung tâm: Bố trí 01 khu dịch vụ tổng hợp, logistics tại thành phố Bắc Giang.
  • Khu phía Bắc: Bố trí 01 khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD Hương Sơn, huyện Lạng Giang.
  • Khu Tây, Tây Nam: Bố trí 06 khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD gồm: Khu dịch vụ tổng hợp, logistics Xuân Cẩm – Hương Lâm; khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng ICD Đông Lô – Tiên Sơn; khu dịch vụ tổng hợp, logistics Tiên Sơn – Ninh Sơn; khu dịch vụ tổng hợp, logistics Yên Hà; khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD Long Xá; khu dịch vụ tổng hợp, logistics Nham Biền.
  • Khu phía Đông Nam: Bố trí khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD Yên Sơn.
  • Bố trí 01 chợ đầu mối cấp vùng tại thành phố Bắc Giang; 01 chợ đầu mối hoa quả Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn. .

Quy hoạch sử dụng đất

Đến năm 2030, tổng diện tích tự nhiên là 389.589 ha, trong đó: Đất nông nghiệp khoảng 268.972 ha, giảm 32.091 ha; đất phi nông nghiệp khoảng 119.920 ha, tăng 34.786 ha; đất chưa sử dụng khoảng 697 ha, giảm 2.695 ha.

Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2030, tỉnh Bắc Giang
Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2030, tỉnh Bắc Giang

Về phương án thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thời kỳ 2021 – 2030, thực hiện thu hồi 34.598 ha đất nông nghiệp, 1.947 ha đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.

Chuyển mục đích sử dụng 34.598 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 5.344 ha.

Bên cạnh đó, đưa khoảng 2.695 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp 2.456 ha (quy hoạch phát triển rừng, trồng cây lâu năm,..), cho mục đích đất phi nông nghiệp 239 ha.

Quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông tỉnh Bắc Giang

Phương án quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông Quốc gia

Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Bắc Giang gồm hệ thống các tuyến đường bộ Quốc gia, đường sắt, đường thủy, cụ thể như sau:

Đường bộ Quốc gia:

  • Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, quy hoạch nối dài thêm 18,3 km
  • Cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn, quy hoạch thêm 21,4 km
  • Cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn, đoạn Đồng Phúc – Đồng Việt quy hoạch thêm 6,5 km
  • Đường Vành đai V (TP Hà Nội), quy hoạch thêm 51,3 km
  • Quốc lộ 1 đoạn Cầu Lường – Tân Dĩnh quy hoạch 19,4 km
  • Quốc lộ 17 đoạn Yên Dũng – Tam Kha quy hoạch 57,1 km
  • Quốc lộ 31 đoạn Dĩnh Trì – Hữu Sản quy hoạch 96,7 km
  • Quốc lô 37, đoạn Hòn Suy – Cầu Ca quy hoạch 60,4 km
  • Quốc lộ 279, đoạn Hạ My – Bờ Ải quy hoạch 57 km

Đường sắt quốc gia

  • Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Lạng Sơn, Kép – Chí Linh.
  • Đường sắt chuyên dùng: Duy trì, nâng cấp đoạn tuyến đường sắt nối đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn với nhà máy đạm và hoá chất Hà Bắc, nâng cấp các ga và bãi bốc xếp hàng hoá đáp ứng nhu cầu.
  • Nâng cấp các ga, đặc biệt là các ga trên tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng gồm: ga Bắc Giang, Kép, Sen Hồ và Phố Tráng.
  • Nghiên cứu phương án khôi phục tuyến Kép – Lưu Xá để kéo dài tới Tuyên Quang- Yên Bái hoặc dỡ bỏ để  chuyển đổi hạ tầng sử dụng cho đường bộ.
  • Nghiên cứu, xây dựng 1 ga đường sắt mới thay thế ga Bắc Giang, quy mô 20 ha nằm khu vực giao giữa đường vành đai V và đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Ga Bắc Giang chuyển đổi chức năng chủ yếu phục vụ hành khách.
  • Nghiên cứu mở rộng ga Sen Hồ vừa phục vụ hàng hóa, hành khách (đặc biệt vai trò ga đầu mối của các khu công nghiệp), quy mô khoảng 20ha, tại khu vực xã Hoàng Ninh, Hồng Thái huyện Việt Yên.
  • Mở rộng ga Cẩm Lý phục vụ hàng hóa, hành khách, quy mô khoảng 15ha, tại khu vực xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam.
  • Nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến Hà Nội – Lạng Sơn khổ 1.435 mm, điện khí hóa.

Đường thủy nội địa quốc gia

Duy trì 03 tuyến trên địa bàn tỉnh, tổng chiều dài 222 km, gồm tuyến sông Cầu (Phả Lại – Đa Phúc) 104 km cấp III; tuyến sông Thương (Phả Lại – Á Lữ) 62 km cấp III; tuyến sông Lục Nam (ngã 3 Nhãn – Chũ) 56 km cấp III. Cụ thể:

Trên sông cầu: 

  • Từ ngã ba Lác đến ngã ba sông Cầu-Công, chiểu dài 83 km, quy hoạch kỹ thuật cấp III.
  • Từ ngã ba Lác đến ngã ba sông Cầu-Công, chiều dài 21 km, quy hoạch đến 2030 cấp IV; đến 2050 đạt tiêu chuẩn cấp III.

Trên Sông Lục Nam: Từ ngã ba Nhãn đến Chũ, chiều dài 56 km, quy hoạch kỹ thuật cấp III.

Trên Sông Thương: Từ ngã ba Lác đến Bố Hạ, chiều dài 62 km, quy hoạch kỹ thuật cấp III.

Về phát triển cảng thủy nội địa: Chuyển cảng Á Lữ sang quy hoạch cấp tỉnh và chuyển chức năng từ cảng hàng hóa sang cảng hành khách; giữ nguyên 02 cảng hiện có là Cảng nhà máy phân đạm hoá chất Hà Bắc, Cảng Mỹ An, quy hoạch mới 16 cảng tổng hợp.

Bản đồ phương án quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ phương án quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Phương án quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh

Quy hoạch 38 tuyến đường tỉnh, với tổng chiều dài  1.125,4 km, gồm: 

Đường tỉnh hiện tại giữ nguyên chiều dài (09 tuyến): Nâng cấp, mở rộng 09 tuyến đường tỉnh: ĐT295, ĐT295B, ĐT292, ĐT294, ĐT297, ĐT296, ĐT290, ĐT248, ĐT242 đạt tối thiểu cấp III, cấp II (đối với địa hình đồng bằng), đạt tối thiểu cấp III (với địa hình miền núi), chiều dài 192,5 km.

Đường tỉnh hiện tại kéo dài tuyến (6 tuyến) và cắt giảm chiều dài (01 tuyến) với tổng chiều dài 293,5 km, cụ thể:

  • ĐT298 kéo dài đoạn Đình Nẻo – Liên Sơn – Trấn Sơn – Tân Trung – ĐT294 với chiều dài 8 km, quy hoạch toàn tuyến đạt quy mô cấp III, tuyến đường giúp kết nối các huyện, xã trong khu vực. Điểm đầu quy hoạch giao với ĐT 294; điểm cuối Phúc lâm.
  • ĐT293: Bổ sung các tuyến nhánh với tổng chiều dài bổ sung 21,3km; chuyển đoạn đường hiện trạng thành đường huyện, gồm: Kéo dài tuyến từ ngã ba ĐT293 với QL279 thuộc xã Long Sơn, huyện Sơn Động đi xã Đồng Sơn, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chiều dài 10 kmDương (dài 5Km); tuyến nhánh 3 ĐT293 (từ chân khu du lịch Tây Yên Tử) kết nối với tỉnh Quảng Ninh, chiều dài 4 km. Bổ sung đoạn tuyến tránh thị trấn Đồi Ngô từ Khám Lạng đi Cương Sơn quy (gồm cầu vượt Sông Lục Nam) dài 6Km; Bổ sung kéo dài tuyến nhánh 1 từ ĐT293 – chùa Vĩnh Nghiêm đi Đan Hội – kết nối với tỉnh Hải Dương (dài 5Km); Bổ sung tuyến nhánh 3 từ ĐT293 vào khu du lịch Tây Yên Tử – ĐT291, chiều dài khoảng 6,5 km; Chuyển đoạn đường hiện trạng từ Ngã Ban Chằm – Cương Sơn huyện Lục Nam về đường huyện Lục Nam, dài 6,2 km; Quy hoạch đoạn TP Bắc Giang – Khám Lạng – Cương Sơn- Đồng Đỉnh, quy mô  cấp II dài khoảng 54 , các đoạn còn lại quy mô cấp III.
  • ĐT291, bổ sung tuyến nhánh sang tỉnh Quảng Ninh (kết nối ĐT326 tỉnh Quảng Ninh), chiều dài 2,4 km, quy hoạch đường cấp III.
  • ĐT288 Đường tỉnh 288 hiện trạng có điểm đầu tại Bến Gầm, huyện Việt Yên, điểm cuối tại Xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa giao với QL37, toàn tuyến dài 19,5Km. ĐT 288 được quy hoạch điều chỉnh cắt giảm 1,5 km đầu tuyến (Đoạn bến Gầm) về đường huyện quản lý; Điểm đầu quy hoạch được điều chỉnh về vị trí nút giao giữa tuyến nhánh 3 – đường Vành đai IV với với tuyến chính đường Vành đai IV thuộc xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hòa. Tổng chiều dài quy hoạch 18Km (cắt giảm 1,5 km đầu tuyến), quy hoạch toàn tuyến đạt quy mô cấp III đồng bằng;
  • ĐT299, bổ sung đoạn từ thị trấn Nham Biền (thị trấn Neo cũ)- Đồng Việt (ĐT 398 cũ), dài 9,3km, quy hoạch cấp III đồng bằng;
  • ĐT299B, bổ sung tuyến mở mới qua địa phận huyện Lạng Giang, điểm đầu tuyến kết nối với tỉnh Lạng Sơn tại địa bàn xã Quang Thịnh huyện Lạng Giang, tuyến  giao cắt với QL1, cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, QL37, ĐT 295, QL 31 và nhập với ĐT 299 hiện trạng tại xã Thái Đào, huyện Lạng Giang, tuyến tiếp tục đi chung với ĐT 299 về điểm đầu hiện trạng tại ngã tư giao với ĐT.293 và đi theo tuyến ĐT 299B hiện trạng (đoạn tuyến mở mới đi qua địa bàn các xã Quang Thịnh, Hương Sơn, Tân Hưng, Xương Lâm và xã Thái Đào); Quy hoạch điều chỉnh điểm cuối từ nút giao tuyến nhánh 1-ĐT293 về cổng UBND xã Trí Yên. Tổng chiều dài mở mới 30Km, tổng chiều dài quy hoạch 36,7Km. Quy hoạch đạt quy mô cấp III đồng bằng;
  • ĐT289, bổ sung đoạn kéo dài Chũ – Bình Sơn dài 16,76km và đoạn kéo dài sang Lạng Sơn dài 10km, tạo kết nối đối ngoại, phát triển kinh tế – xã hội, du lịch huyện Lục Ngạn và các địa phương trong vùng, quy hoạch đạt cấp III.

Tham khảo thêm:


Rate this post
Bài trướcDanh sách các Khu, Cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn
Bài tiếp theoDự án Khu dân cư Yên Thứ, phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đủ điều kiện chuyển nhượng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây