Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước đến...

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước đến 2030, tầm nhìn 2050

1028
0

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hớn Quản bao gồm toàn bộ ranh giới huyện Hớn Quản, với tổng diện tích 664,1 km2.

Quy hoạch huyện Hớn Quản được thực hiện theo đồ án quy hoạch tỉnh Bình Phước đến 2030, tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu phát triển toàn diện về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ.


Trung tâm huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Trung tâm huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

Phạm vi, tính chất quy hoạch

Phạm vi: Bao gồm toàn bộ ranh giới huyện Hớn Quản, với tổng diện tích 664,1 km2.

Tính chất: là vùng đệm cho tam giác phát triển Chơn Thành – Đồng Xoài – Đồng Phú, có vai trò giảm các áp lực về đô thị, môi trường, giữ gìn các không gian xanh, quỹ đất dự trữ, phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Hướng phát triển trọng tâm:


Nông nghiệp: Từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao đối với thị trấn Tân Khai, xã Tân Quan; bước đầu phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với xã An Khương, xã
Tân Hưng, xã Thanh An làm cơ sở để nhân rộng và phát triển ra phạm vi toàn huyện. Tích cực phối hợp, hỗ trợ thực hiện Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 500 ha tại xã Minh Đức. Phát triển các hợp tác xã, trang trại chăn nuôi bền vững gắn với xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo môi trường. Đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản sạch tiến tới xây dựng sàn giao dịch nông sản của huyện.

Công nghiệp: Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón nhận sự phát triển lan tỏa công nghiệp từ huyện Chơn Thành tỉnh Bình phước và huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện nhà máy xi măng tại xã Minh Tâm. Thu hút đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của người dân, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn
huyện và khu vực lân cận.

Thương mại, dịch vụ: Tiếp tục rà soát, quy hoạch quỹ đất để thu hút đầu tư xây dựng mạng lưới chợ nông thôn; thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo hình thức xã hội hóa. Cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ thị trấn Tân Khai. Đẩy mạnh các loại hình kinh doanh theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh đó phát triển mô hình kinh doanh theo chuỗi cửa hàng tiện lợi. Thực hiện
xã hội hóa việc đầu tư, kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn; xây dựng các kho hàng hóa thương mại gắn với các khu – cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.


Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng huyện Hớn Quản

Theo đồ án quy hoạch tỉnh Bình Phước đến 2030, đô thị, nông thôn vùng huyện Hớn Quản xác định như sau:

  • Xây dựng thị trấn Tân Khai thành đô thị loại IV, các xã Thanh An, Đồng Nơ và Tân Hưng thành đô thị loại V.
  • Xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó xây dựng xã Thanh Bình, xã Đồng Nơ, xã Tân Hiệp, xã Tân Quan và xã Tân Lợi đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội vùng huyện Hớn Quản

Quy hoạch huyện Hớn Quản với những mục tiêu phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội được triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cùng với kế hoạch cụ thể như sau:

  • Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển nhà máy xi măng và điện mặt trời tại xã Minh Tâm.
  • Giai đoạn 2021-2025 xây dựng mới 03 KCN với diện tích 1.000 ha và giai đoạn 2026-2030 xây dựng mới 02 Khu công nghiệp với diện tích 1.300 ha.
  • Xây dựng 03 Cụm công nghiệp với diện tích 220 ha.
  • Xây dựng các dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của người dân, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện và khu vực lân cận.
  • Cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ thị trấn Tân Khai.
  • Xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Nhà Thiếu nhi huyện.

Định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng huyện Hớn Quản

Hệ thống giao thông:


  • Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối Khu Công nghiệp Tân Khai II với Khu Công nghiệp Minh Hưng – Sikico, tuyến đường phía Tây Quốc lộ 13 kết nối Chơn Thành với Hoa Lư, tuyến đường Minh Lập – Lộc Hiệp ở phía Đông Quốc lộ 13.
  • Tuyến đường trục chính từ thị trấn Tân Khai đi xã Tân Quan và xã Phước An,
  • Nâng cấp tuyến đường từ ngã ba Xa Cát vào khu Công nghiệp Việt Kiều,
  • Tuyến đường Khu dân cư Tân Khai nối với đô thị Tân Khai và Trung tâm hành chính huyện.
  • Xây dựng mới bến xe Hớn Quản đạt tiêu chuẩn loại III tại vị trí trung tâm huyện.

Hạ tầng điện: Đầu tư hoàn thiện hệ thống điện phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể bao gồm:

  • Nhánh rẽ trạm 110kV XM Minh Tâm, Nhánh rẽ trạm 110kV Sikico,
  • Nhánh rẽ trạm Minh Hưng 3, Rẽ nhánh vào trạm 110KV Hớn Quản, đường dây trong KCN Minh Hưng – Sikico – mở rộng.
  • Lưới phân phối trung và hạ thế cũng như điện chiếu sáng trong khu trung tâm đi ngầm. Khu vực bên ngoài trong giai đoạn đầu cho phép đi nổi, tương lai phải đi ngầm.

Hạ tầng thuỷ lợi, cấp thoát nước: Đầu tư xây dựng 03 công trình thủy lợi bao gồm:

  • Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng với BĐKH-Thành phần tỉnh Bình Phước (2 trạm bơm và các kênh dẫn nước);
  • Hồ Đức Thịnh;
  • Xây dựng hệ thống kênh thủy lợi nội đồng xã An Khương, huyện Hớn Quản.

Sử dụng nguồn nước từ NMN Chơn Thành cho khu vực thị trấn Tân Khai và khu vực dọc trục QL13 và lân cận, đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp nước từ nguồn này để đồng bộ hóa hệ thống, nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn Huyện.

Hạ tầng thông tin truyền thông: Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, độ bao phủ rộng khắp với dung lượng lớn, hình thành một mạng lưới thông tin có chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả; cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet với chất lượng tốt, đồng thời đẩy mạnh việc phổ cập viễn thông và Internet.

Xem thuyết minh quy hoạch vùng huyện Hớn Quản


ĐÁT NỀN SỔ HỒNG TẠI BÌNH DƯƠNG
LỰA CHỌN SẢN PHẨM (5X20;5X30;10X20,10X30)

Rate this post
Bài trướcQuy hoạch xây dựng vùng huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bài tiếp theoQuy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến 2035, tầm nhìn đến 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây