Trang chủ Pháp lý Quy hoạch đô thị là gì? Quy định các loại quy hoạch...

Quy hoạch đô thị là gì? Quy định các loại quy hoạch đô thị?

183
0

Quy hoạch đô thị là gì? Hiện nay, quy hoạch đô thị gồm các loại nào? các yêu cầu và hành vi bị cấm trong quy hoạch đô thị như thế nào?. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bản đồ quy hoạch đô thị
Bản đồ quy hoạch đô thị

1. Quy hoạch đô thị là gì?

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. (Khoản 4 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009)


Trên cơ sở quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Đô thị được hiểu theo một cách đơn giản nhất đó chính là hoạt động mà khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao. Đồng thời thì hoạt động quy hoạch đô thị sẽ được biết đến là nơi trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương.

Qua đó thì quy hoạch đô thị được định nghĩa một cách chính xác như sau: “Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án qui hoạch đô thị.”

Quy hoạch đô thị, còn được gọi là quy hoạch vùng, quy hoạch thị trấn, quy hoạch thành phố hoặc quy hoạch nông thôn, là một quy trình chính trị và kỹ thuật tập trung vào việc phát triển và thiết kế sử dụng đất và môi trường xây dựng, bao gồm không khí, nước và cơ sở hạ tầng đi qua. vào và ra khỏi các khu vực đô thị, chẳng hạn như giao thông vận tải, thông tin liên lạc và mạng lưới phân phối và khả năng tiếp cận của chúng.


Theo truyền thống, quy hoạch đô thị tuân theo cách tiếp cận từ trên xuống trong quy hoạch tổng thể về bố cục vật chất của các khu định cư của con người. Mối quan tâm hàng đầu là phúc lợi công cộng, bao gồm các cân nhắc về hiệu quả, vệ sinh, bảo vệ và sử dụng môi trường, cũng như tác động của các quy hoạch tổng thể đối với các hoạt động kinh tế và xã hội.

Theo thời gian, quy hoạch đô thị đã tập trung vào các mấu chốt của xã hội và môi trường, tập trung vào quy hoạch như một công cụ để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của người dân trong khi duy trì các tiêu chuẩn bền vững. Phát triển bền vững đã được thêm vào như một trong những mục tiêu chính của tất cả các nỗ lực lập kế hoạch vào cuối thế kỷ 20 khi các tác động bất lợi về kinh tế và môi trường của các mô hình quy hoạch trước đây đã trở nên rõ ràng.

Tương tự, vào đầu thế kỷ 21, về quan điểm pháp lý và chính trị nhằm nhấn mạnh lợi ích của cư dân, doanh nghiệp và cộng đồng đã ảnh hưởng hiệu quả đến các nhà quy hoạch đô thị để xem xét rộng hơn các trải nghiệm và nhu cầu của cư dân trong khi lập kế hoạch.


2. Các loại quy hoạch đô thị

Theo khoản 1 Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (sửa đổi 2018), quy hoạch đô thị gồm các loại sau:

– Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới.

Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho thành phố trực thuộc trung ương;


Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới;

– Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.

(Khoản 2 Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị 2009)

3. Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị

Điều 6 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (sửa đổi 2018) quy định về yêu cầu đối với quy hoạch đô thị như sau:

– Cụ thể hóa quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.

– Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của đô thị; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên quan.

– Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch đô thị.

– Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

– Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị.

– Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác.

– Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế.

4. Các hành vi bị cấm trong quy hoạch đô thị

Các hành vi bị cấm theo Điều 16 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (sửa đổi 2018) bao gồm:

– Không thực hiện trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị.

– Chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị không đủ điều kiện năng lực.

– Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị không đúng quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động quy hoạch đô thị.

– Từ chối cung cấp thông tin, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cung cấp sai thông tin về quy hoạch đô thị.

– Cố ý vi phạm quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

– Phá hoại không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

– Cắm mốc giới sai lệch; phá hoại, làm sai lệch mốc giới quy hoạch đô thị.

– Cản trở, gây khó khăn cho việc lập và thực hiện quy hoạch đô thị.

Các can thiệp của các nhà quy hoạch đô thị được yêu cầu trong nhiều trường hợp. Chúng bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng liên quan đến việc tiếp cận với nước, nước thải hoặc phương tiện giao thông; nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà ở, di chuyển đô thị, tổ chức không gian công cộng và quyền đô thị; và các chương trình thể chế đòi hỏi sự hỗ trợ cho chính quyền địa phương liên quan đến cung cấp dịch vụ công cộng hoặc quản lý không gian.


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch chi tiết 1/500 là gì? Trình tự lập quy hoạch
Bài tiếp theoQuyết định là gì? Nội dung và cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây