Trang chủ Pháp lý Lãi suất điều hành là gì? Quy định điều chỉnh như thế...

Lãi suất điều hành là gì? Quy định điều chỉnh như thế nào?

69
0

Lãi suất điều hành là gì? Quy định điều chỉnh lãi suất điều hành? Ý nghĩa của việc Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất điều hành?

Nhằm tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành một số quyết định điều chỉnh lãi suất có hiệu lực từ 25 tháng 10 năm 2022. Vậy lãi suất điều hành là gì và quy định điều chỉnh lãi suất điều hành như thế nào hãy tham khảo bài viết dưới đây.


Lãi suất điều hành là gì?

Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng Trung ương (NHTW) là điều hành các chỉ tiêu của nền kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất trên thị trường. Để có thể thực hiện chức năng dó, NHTW phải sử dụng các biện pháp hành chính hoặc là các công cụ trên thị trường. Trong đó công cụ hành chính thường là những biện pháp như trần lãi suất cho vay, trần tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Các biện pháp, công cụ thị trường của NHTW có thể thông qua việc mua bán ngoại tệ để từ đó điều hành tỷ giá và các giấy tờ có giá phù hợp với mục đích điều tiết cung cầu tiền trên thị trường và các mục tiêu tỷ giá và lãi suất.

Từ đó có thể hiểu lãi suất điều hành là một công cụ, chính sách của ngân hàng nhà nước Việt Nam khi muốn thúc đẩy nền kinh tế hoặc hỗ trợ hoạt động sản xuất của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bằng biện pháp giảm lãi suất.


Việc tăng hay giảm lãi suất điều hành trên thị trường là chỉ đạo của NHNN và người thực hiện là các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại.

Quy định điều chỉnh lãi suất điều hành?

Ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tăng một loạt lãi suất, trong đó có việc tăng lãi suất tái cấp vốn. Đây là lần tăng 100 điểm cơ bản thứ hai liên tiếp và là lần tăng thứ hai kể từ năm 2011. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cần phải hỗ trợ tiền tệ khi đồng Việt Nam tiếp tục mất giá trong tháng 10 xuống mức thấp kỷ lục

Theo Quyết định 1809/QĐ-NHNN, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5%/năm lên 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 3,5% lên 4,5%/năm và các mức lãi suất cho vay qua đêm qua thanh toán điện tử liên ngân hàng và vay NHNN để bù đắp thiếu hụt vốn khi thanh toán bù trừ cho các tổ chức tín dụng từ 6% lên 7%/năm.


Quyết định số 1812/QĐ-NHNN nêu rõ, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng tăng từ 0,5%/năm lên 1%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng từ 5%/năm lên 6%/năm, trừ tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam và tổ chức tài chính vi mô, tăng từ 5,5% lên 6,5% mỗi năm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.

Theo Quyết định số 1813/QĐ-NHNN, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND tại tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số ngành, lĩnh vực kinh tế (quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) có tăng từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này tăng từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm.

Ý nghĩa của việc Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất điều hành:

Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất là để thu hẹp việc tạo ra khoảng cách trong điều hành so với xu hướng chung của các quốc gia lớn trên thế giới và trong khu vực. Trong giai đoạn này kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô khi các yếu tố bất định gia tăng là ưu tiên hàng đầu về chính sách của Việt Nam.


NHNN cũng lưu ý sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời điều hành, đưa ra các giải pháp, công cụ điều hành chính sách tiền tệ hợp lí, sẵn sàng can thiệp vào  thị trường tiền tệ, ngoại hối để phù hợp với nhu cầu thanh khoản của các tổ chức tín dụng.

Sắp tới, NHNN nhiều khả năng sẽ tiếp tục thắt chặt sang năm 2023, phù hợp với chu kỳ thắt chặt tiền tệ toàn cầu. Hai lần tăng lãi suất liên tiếp củng cố ý tưởng rằng trong tương lai, Ngân hàng Trung ương có thể sẽ tập trung hơn vào việc tăng lãi suất so với hoạt động thị trường mở nhằm bảo vệ dự trữ quốc tế của mình.

Tăng lãi suất làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bằng đồng tiền tương ứng. Điều này có tác dụng thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Việc tăng lãi suất cũng giúp chống lạm phát quá mức. Lạm phát làm cho đồng tiền mất giá trị trên thị trường ngoại hối. Do đó, việc tăng lãi suất có tác động tích cực đến giá trị của một loại tiền tệ.

Tuy nhiên, với tình hình tốc độ tăng lãi suất nhanh chóng có thể gây ra một biến động mà có thể gọi là cú sốc tăng trưởng với nền kinh tế.


Rate this post
Bài trướcThị trường mở OMO là gì? nghiệp vụ thực hiện giao dịch thế nào?
Bài tiếp theoĐấu thầu là gì? Quy định về các hình thức đấu thầu hiện hành

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây