Trang chủ QH giao thông Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng...

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội

74
0

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội sau khi hoàn thành, không chỉ giúp Thủ đô Hà Nội không chỉ mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mà còn phát triển hạ tầng, kết nối giao thông giữa huyện Mê Linh các khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội để huyện đạt tiêu chí quận giai đoạn 2025 – 2030 và lên thành phố trực thuộc Thủ đô sau năm 2030.

Sơ đồ hướng tuyến Dự án đường vành đại 4 - vùng Thủ đô Hà Nội
Sơ đồ hướng tuyến Dự án đường vành đại 4 – vùng Thủ đô Hà Nội

Thông tin dự án

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022, với quy mô 112,8 km đi qua địa bàn 03 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh). Riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, tuyến đường có chiều dài khoảng 58,2 km, đi qua 07 quận, huyện, chiếm tỷ lệ 51,5%. Tổng mức đầu tư Dự án là 85.813 tỷ đồng, với tiến độ chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.


Trên đoạn tuyến qua huyện Mê Linh, Dự án có chiều dài tuyến khoảng 11,2 km, chiếm tỷ lệ 19% của Thành phố; đi qua 05 xã (12 thôn) gồm: Văn Khê, Chu Phan, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa, với tổng diện tích thu hồi đất khoảng 134,2 ha của gần 2.700 hộ dân; chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.000 tỷ đồng.

Khi dự án hoàn thành, không chỉ giúp Thủ đô Hà Nội hoàn thiện hệ thống giao thông, khắc phục nạn ùn tắc trong nội thành, mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mà còn có ý vô cùng quan trọng vào sự phát triển hạ tầng, kết nối giao thông giữa huyện Mê Linh với 5 tỉnh, thành quan trọng, đó là: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội để huyện đạt tiêu chí quận giai đoạn 2025 – 2030 và lên thành phố trực thuộc Thủ đô sau năm 2030.

Tiến độ thực hiện

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội.


Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội (Dự án) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Cụ thể, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt các dự án thành phần được Quốc hội phân cấp làm cơ quan chủ quản. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo từng dự án thành phần.

Nghị quyết nêu rõ: Nhóm dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Chủ tịch UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư tổ chức lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt dự án.


Nhóm dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị): Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần đường song hành. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định phê duyệt dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị).

Chủ tịch UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) để trình Bộ Xây dựng thẩm định. Trên cơ sở báo cáo thẩm định Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh quyết định phê duyệt dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn.

Bộ Xây dựng giao cơ quan chuyên môn thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn các tỉnh: Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh.


Dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư: UBND thành phố Hà Nội tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, trình thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với dự án thành phần 3 do UBND thành phố Hà Nội xây dựng. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án thành phần 3.

Nghị quyết nêu rõ: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư liên quan đến các dự án thành phần bằng nguồn vốn đầu tư công trong 02 năm 2022 và 2023. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Đưa dự án vào khai thác từ năm 2027

Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình đối với các dự án thành phần thuộc phạm vi quản lý; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản nhà nước.

Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của người quyết định đầu tư và cấp có thẩm quyền theo các quy định hiện hành trong tổ chức thực hiện các dự án thành phần, đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành Dự án năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Đồng thời, kiểm tra, rà soát các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành liên quan đến Dự án để kịp thời điều chỉnh theo quy định hiện hành, đảm bảo phát huy hiệu quả đầu tư của Dự án.

Chính phủ yêu cầu 3 địa phương trên chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo nguồn vốn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội; điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư của từng dự án thành phần theo thẩm quyền của người quyết định đầu tư trong trường hợp không làm tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần đó. Trường hợp tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần, giao cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền của dự án thành phần có trách nhiệm cân đối bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện dự án thành phần đó.

UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án thành phần trên địa phận từng địa phương và dự án thành phần 3.

UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/1/2023 và thực hiện các công việc tiếp theo, bảo đảm khởi công trước 30/6/2023.


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đến 12/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai (Hà Nội) đến 12/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây