Trang chủ QH giao thông Thông tin, tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn...

Thông tin, tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

247
0

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117km. Bộ Giao thông vận tải dự kiến đầu tư theo quy mô phân kỳ là khoảng 21.935 tỷ đồng.

Ngày 4/8/2022, Bộ GTVT vừa có quyết định giao nhiệm vụ cho Ban QLDA 6 làm chủ đầu tư bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.


Theo đó, Ban QLDA 6 được yêu cầu khẩn trương thực hiện việc giao, nhận hồ sơ và các tài liệu liên quan của bước nghiên cứu tiền khả thi đã thực hiện và tận dụng tối đa trong quá trình nghiên cứu, lập và hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi trình Bộ trưởng Bộ GTVT xem xét phê duyệt, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Ngày 25/7/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Nghị quyết số 89/NQ-CP về việc triển khai Nghị quyết số 58/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn I.

Nghị quyết nêu rõ: Triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 (Dự án) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 58/2022/QH15 ngày 16/6/2022 và thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.


Ngày 20/5/2022, HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua Nghị quyết về cam kết phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương thực hiện dự án thành phần đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Theo đó, HĐND tỉnh thống nhất cam kết phân bổ 348,5 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để tham gia thực hiện dự án, đảm bảo đạt tối thiểu 50% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đoạn qua Khánh Hòa dài 32,7 km.

Ngày 11/3/2022. Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước vừa tổ chức cuộc họp thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có chiều dài 117 km được ưu tiên đầu tư với quy mô gần 22 nghìn tỷ đồng.


Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh, Dự án này có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng nhu cầu vận tải, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian, chi phí vận tải và đảm bảo an toàn giao thông, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên với Nam Trung bộ nói chung.

Nút giao cuối tuyến Cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột
Nút giao cuối tuyến Cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột

Thông tin cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột:

Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117km. Điểm đầu dự án tại cảng Nam Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, điểm cuối tại đường cao tốc Bắc Nam phía Tây, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.


Dự án dự kiến phân kỳ đầu tư, trong đó giai đoạn 1, đoạn Km0+000 – Km7+700 có bề rộng nền đường 24,75m; đoạn Km7+700 – Km117+500 có bề rộng nền đường 17m; bề rộng cầu 17,5m; công trình hầm mặt cắt ngang 2 ống hầm, chiều rộng mỗi hầm 11,2m; một số đoạn nền đường đào sâu, đắp cao đầu tư quy mô hoàn thiện bề rộng 24,75m.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, trước đó, Bộ Giao thông vận tải dự kiến đầu tư theo quy mô phân kỳ là khoảng 21.935 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây dựng và thiết bị 15.677 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 2.300 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 1.097 tỷ đồng; chi phí dự phòng 2.861 tỷ đồng.

Đối với nguồn vốn để đầu tư Dự án trong giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Giao thông vận tải cho biết là đã dự kiến phân bổ 6.539 tỷ đồng trong tổng số Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ đã được Quốc hội thông qua; sử dụng khoảng 2.320 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và nguồn chưa phân bổ và nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của cả nước khoảng 7.251 tỷ đồng.

Ngoài ra, do nằm trong vùng có địa hình chủ yếu là đồi núi, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, do đó thời gian dự kiến thi công cần khoảng 3 năm. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải dự kiến tiến độ triển khai như sau: chuẩn bị dự án 2021 – 2023; thiết kế kỹ thuật, dự toán và thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư năm 2022 – 2024; khởi công năm 2023, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong năm.


Rate this post
Bài trướcHải Phòng sẽ làm mới, nâng cấp 5 tuyến đường tại 3 quận
Bài tiếp theoSupe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS) chi gần 70 tỷ đồng chia cổ tức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây