Trang chủ Quy hoạch Tỉnh Tiền Giang được Quy hoạch như thế nào đến năm 2030

Tỉnh Tiền Giang được Quy hoạch như thế nào đến năm 2030

42
0

Quy hoạch đến năm 2030 Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị.

Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam, Việt Nam. Tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của tỉnh là Thành phố Mỹ Tho, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây Nam và cách Thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc theo đường Quốc lộ 1.


Tỉnh Tiền Giang nằm trong tọa độ địa lý 105°49’07” đến 106°48’06” kinh độ Đông và 10°12’20” đến 10°35’26” vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Biển Đông
  • Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp
  • Phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long
  • Phía bắc giáp tỉnh Long An.

Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 172 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 8 thị trấn, 22 phường và 142 xã.


Ngày 31-12-2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1762/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quyết định đã được phê duyệt, Quy hoạch tỉnh Tiền Giang được xây dựng phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch, kế hoạch ngành quốc gia, quy hoạch, kế hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các quy hoạch, kế hoạch liên quan.

Đến năm 2030 Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị. Là tỉnh giữ vai trò kết nối quan trọng giữa vùng ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.


Tầm nhìn đến năm 2050, Tiền Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trở thành nơi đáng sống, các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Quy hoạch tỉnh Tiền Giang tập trung thực hiện 3 đột phá phát triển như sau:

  • Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại 3 vùng, hành lang kinh tế trọng điểm; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
  • Tập trung đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số với 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, nhất là trong các ngành, lĩnh vực chủ lực của tỉnh.
Một góc tỉnh Tiền Giang
Một góc tỉnh Tiền Giang

Về phát triển công nghiệp: Tỉnh Tiền Giang xác định phát triển công nghiệp hiện đại, tập trung, quy mô lớn, thân thiện với môi trường; trở thành ngành kinh tế chủ lực, thế mạnh của tỉnh Tiền Giang.


Về phát triển du lịch: Tỉnh tập trung đẩy mạnh liên kết với TP. Cần Thơ và các địa phương trong vùng ĐBSCL để hình thành các tuyến du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng trong tỉnh và liên tỉnh.

Về phát triển nông, lâm và thuỷ sản: Tiền Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa.

Về tổ chức không gian: quy hoạch xác định ba vùng kinh tế – xã hội của tỉnh; cùng với đó là phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội theo bốn hành lang kinh tế quan trọng của tỉnh theo các trục giao thông quốc gia qua địa bàn tỉnh, bảo đảm kết nối hiệu quả các hệ thống hạ tầng của tỉnh với vùng và quốc gia.

Về phát triển hạ tầng đô thị: Phát triển hệ thống đô thị hài hòa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, vị trí địa lý, văn hóa của từng đô thị và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất. Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 25 đô thị, gồm: 1 đô thị loại I (TP. Mỹ Tho), 2 đô thị loại III (TP. Gò Công và TP. Cai Lậy), 8 đô thị loại IV (Mỹ Phước, Cái Bè, An Hữu, Chợ Gạo, Tân Hiệp, Vĩnh Bình, Tân Hòa, Vàm Láng), 14 đô thị loại V, trong đó có 2 đô thị xây dựng mới là Phú Thạnh và Tân Điền. Huyện Châu Thành đạt một số tiêu chí của thị xã.

Quy hoạch tỉnh Tiền Giang đề ra hệ thống các giải pháp: Huy động vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, khoa học – công nghệ, chuyển đổi số, cơ chế, chính sách liên kết phát triển, quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện Quy hoạch.


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đến 10/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Long Khánh (Đồng Nai) đến 10/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây