Trang chủ Quy hoạch Định hướng quy hoạch phát triển vùng đô thị Văn Lâm, tỉnh...

Định hướng quy hoạch phát triển vùng đô thị Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

481
0

Quy hoạch định hướng phát triển đô thị Văn Lâm bao gồm các xã Minh Hải, Chỉ Đạo, Đại Đồng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, toàn huyện Văn Lâm đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV đến 2025.

Theo bản dự thảo quy hoạch tỉnh Hưng Yên, định hướng phát triển vùng đô thị Văn Lâm được xác định với mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể như sau:


  • Giai đoạn 2021 – 2025: Tập trung phát triển hạ tầng khung, xây dựng các khu chức năng có tính động lực; phấn đấu đến năm 2025 các xã Minh Hải, Chỉ Đạo, Đại Đồng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, toàn huyện Văn Lâm đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
  • Giai đoạn 2026 – 2030: Tiếp tục xây dựng đô thị Như Quỳnh đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, tiến tới thành lập TX. Văn Lâm.
  • Đến năm 2050, Văn Lâm là một đô thị công nghiệp xanh, bền vững, sáng tạo.
Bản đồ định hướng các vùng đô thị hóa tỉnh Hưng Yên
Bản đồ định hướng các vùng đô thị hóa tỉnh Hưng Yên

Định hướng Phát triển đô thị, trung tâm cụm xã

Định hướng phát triển đô thị huyện Văn Lâm gồm hai đô thị chính như sau:

Đô thị Như Quỳnh: Đô thị Như Quỳnh được định hướng là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hó xã hội củ huyện Văn Lâm. Là đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại có vị thế cử ngõ phí Tây, kết nối trực tiếp với thành phố Hà Nội, có các đầu mối giao thông quan trọng, cảng cạn ICD tại Lạc Đạo.

Đến năm 2030 là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh, tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị trung tâm củ vùng đô thị hóa Khoái Châu và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.


Bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Hưng yên
Bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Hưng yên

Đô thị Đại Đồng: Dự kiến đến năm 2030, Đại Đồng trở thành đô thị loại V, là đô thị hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và đầu mối giao thông vận tải, logistics gắn với khu vực cảng cạn ICD Văn Lâm, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, trung tâm phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Đại Đồng. Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị thuộc vùng đô thị hóa Văn Lâm và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

Định hướng phát triển các điểm dân cư nông thôn

Khu dân cư nông thôn: Các khu dân cư nông thôn hiện hữu được định hướng phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các vùng canh tác nông nghiệp chuyên môn hóa. Lựa chọn vị trí thích hợp cho phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn mới phục vụ tiến trình gi tăng dân số tự nhiên ở các xã nông thôn, mỗi xã được bố trí 1 đến 2 điểm có quy mô khoảng 3-5 ha.


Định hướng hạ tầng giao thông, công nghiệp đô thị Văn Lâm

Về Hạ tầng giao thông:

Quy hoạch các tuyến giao thông đối ngoại trên đị bàn năm trong đô thị huyện Văn Lâm như:

  • Đường vành đai 4 – Hà Nội (CT.38) đoạn chạy qua TT. Như Quỳnh, các xã Đình Dù, Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Đại Đồng, quy mô 6 làn xe. Giai đoạn 2021-2030.
  • Quốc lộ 5: Điểm đầu nút Cầu Chui, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, điểm cuối Nhà máy DAP, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, chiều dài tuyến khoảng 113 km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp II, 4-6 làn xe. Đoạn đi qua huyện Văn Lâm tại TT. Như Quỳnh (Km11+335) điểm cuối tại xã Trưng Trắc, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe
  • Kéo dài Quốc lộ 39 từ QL.5 (cầu vượt Phố Nối) đến QL.38 tỉnh Bắc Ninh: đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ cầu vượt Phố Nối giao với QL.5 đến giáp ranh tỉnh Bắc Ninh thuộc xã Đại Đồng, Văn Lâm, dài khoảng 7km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III ĐB, 2-4 làn xe trở lên.
  • Kéo dài ĐT.376 từ nút giao QL.5 tại xã Trưng Trắc, Văn Lâm khoảng 1km đến vị trí giao với tuyến cao tốc CT.38 – Vành đai 4 – Hà Nội. Quy mô đạt cấp I ĐB, 6 làn xe.
  • Đường tỉnh 380: Điểm đầu Km0+00 cầu Gáy thuộc địa phận xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm giáp tỉnh Bắc Ninh, điểm cuối Km17+330 giao QL.39 thuộc địa phận xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, chiều dài tuyến khoảng 17,33km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.
  • Đường tỉnh 385: Điểm đầu Km0+00 giao với QL.5 thuộc địa phận thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, điểm cuối Km17+200 thuộc địa phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, giáp tỉnh Hải Dương, chiều dài tuyến khoảng 17,2 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.
  • Đường tỉnh 387: Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.385 thuộc đị phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, điểm cuối Km18+400 (đò Hà đi Hải Dương) thuộc địa phận xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, chiều dài tuyến khoảng 18,4km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe.
Bản đồ định hướng phát triển giao thông tỉnh Hưng Yên
Bản đồ định hướng phát triển giao thông tỉnh Hưng Yên

Về đường sắt, tuyến Hà Nội – Hải Phòng từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng: đường đơn, khổ 1.000 mm, mở rộng ga Lạc Đạo kết nối đường sắt quốc gia với đường sắt đô thị. Tuyến vành đai phía Đông Thành phố Hà Nội từ Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng: đường đôi, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm; chuyển đoạn Gia Lâm – Lạc Đạo thành đường sắt đô thị phù hợp với lộ trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội và đường sắt vành đai phía Đông. Nghiên cứu phát triển tuyến đường sắt đô thị kết nối ga Lạc Đạo và TP. Hưng Yên.


Về Hạ tầng công nghiệp:

Duy trì và mở rộng Khu công nghiệp phố nối A trên đị bàn các xã Lạc Hồng, Chỉ Đạo, Lạc Đạo, Trưng Trắc, Đình Dù và Minh Hải.

Thay đổi diện tích của 05 CCN, trong đó:

  • Điều chỉnh giảm diện tích CCN Phan Đình Phùng 2 từ 66,52 ha xuống 1,36 ha.
  • Thành lập mới CCN Phan Đình Phùng 3: diện tích 26,60 ha.
  • Điều chỉnh giảm diện tích CCN Minh Hải 1 từ 73 ha diện xuống 68,5ha.
  • Điều chỉnh giảm diện tích CCN Minh Hải 2 từ 74 ha xuống 26,96ha
  • Điều chỉnh tăng diện tích CCN Lạc Đạo từ 21 ha lên 42,5 ha.
  • Điều chỉnh giảm diện tích CCN Minh Khai từ 75 ha xuống 52,34ha.

Loại bỏ khỏi quy hoạch 05 CCN, tổng diện tích 172,28 ha , trong đó CCN Đại Đồng (36,4 ha), CCN Chỉ Đạo (21,88 ha ), CCN Đình Dù (50 ha), CCN Lạc Đạo 2 (44 ha), CCN Lạc Đạo 3 (20 ha). Diện tích đất các cụm công nghiệp này được sử dụng cho các mục đích khác theo Quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Lâm giai đoạn 2021-2030.

Tài liệu:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch định hướng phát triển đô thị vùng Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Bài tiếp theoĐịnh hướng quy hoạch phát triển vùng Đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây