Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên đến 2030

Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên đến 2030

274
0

Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên gồm thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, và các huyện: Kim Động, Tiên Lữ, Văn Giang, Yên Mỹ, Phù Cừ, Ân Thi, Khoái Châu, Văn Lâm.

Thực trạng hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên

Theo báo cáo tháng 6/202031 của Sở Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 41,2% (bao gồm các xã được công nhận là đô thị loại V, dân số sống ở khu vực xác định phát triển đô thị), với 19 đô thị gồm:


  • 01 đô thị cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại II: Thành phố Hưng Yên;
  • 01 đô thị cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại III: Thị xã Mỹ Hào;
  • 04 khu vực đô thị cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV: Thị trấn Như Quỳnh; Thị trấn Văn Giang; Thị trấn Yên Mỹ và thị trấn Khoái Châu mở rộng;
  • 13 đô thị loại V.

UBND các huyện, thành phố đã tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị và đã được UBND tỉnh phê duyệt, gồm Thành phố Hưng Yên (Quyết định số 1464/QĐ-UBND ngày 10/8/2012), đô thị Mỹ Hào (số 1998/QĐ-UBND ngày 22/10/2013), huyện Văn Giang (Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 08/02/2018), huyện Văn Lâm (số 2605/QĐ-UBND ngày 25/10/2018). Huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Kim Động: Đ ng tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị cho Khu vực phát triển đô thị của huyện.

UBND tỉnh Hưng Yên đã Quyết định công nhận 10 xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, gồm: Mễ Sở – huyện Văn Giang; xã Đình Dù, Tân Quang, Trưng Trắc – huyện Văn Lâm; xã Giai Phạm, Liêu Xá, Nghĩ Hiệp, Tân Lập – huyện Yên Mỹ; xã Nghĩa Dân, Toàn Thắng – huyện Kim Động. Sở Xây dựng đã hướng dẫn UBND các huyện tổ chức công bố Quyết định công nhận đô thị loại V (số 77/SXDPTHT ngày 31/01/2019), nhằm tuyên truyền, phát động phong trào xây dựng trật tự và văn minh đô thị, tạo bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức, lối sống, hành động của mỗi cư dân đô thị.

UBND tỉnh Hưng Yên đã có quyết định công nhận 16 xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, gồm: Mễ Sở (huyện Văn Giang); xã Đình Dù, Tân Quang, Trưng Trắc (huyện Văn Lâm); xã Giai Phạm, Liêu Xá, Nghĩ Hiệp, Tân Lập (huyện Yên Mỹ); xã Nghĩa Dân, Toàn Thắng (huyện Kim Động), xã Thụy Lôi (huyện Tiên Lữ), xã Đình Cao (huyện Phù Cừ), xã Dân Tiến, Hồng Tiến, Đồng Tiến (huyện Khoái Châu), xã Hồng Quang (huyện Ân Thi). Dự kiến Thị trấn Như Quỳnh mở rộng đã cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV.


Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, đến năm 2030

Ngày 22/8/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1895/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 09/11/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2609/QĐ-UBND Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn đến năm 2025.

Theo đó đến năm 2025 mục tiêu phát triển đô thị toàn tỉnh đạt: Tỷ lệ đô thị hóa khoảng trên 48%. Hệ thống đô thị: Toàn tỉnh có 16 đô thị trong đó:


  • 01 đô thị loại II: thành phố Hưng Yên.
  • 01 đô thị loại III: thị xã Mỹ.
  • 02 đô thị loại IV: đô thị Văn Lâm – khu vực huyện Văn Lâm (khu vực đô thị Trung tâm Huyện đạt tiêu chí đô thị loại III); Đô thị Văn Giang – khu vực huyện Văn Giang (khu vực đô thị Trung tâm Huyện đạt tiêu chí đô thị loại III);
  • 02 đô thị cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV: Đô thị Khoái Châu (khu vực huyện Khoái Châu); Đô thị Yên Mỹ (khu vực huyện Yên Mỹ);
  • 10 đô thị loại V, trong đó: 09 đô thị loại V hiện hữu: thị trấn Lương Bằng, khu vực xã Toàn Thắng, khu vực xã Nghĩa Dân – huyện Kim Động; thị trấn Ân Thi, khu vực xã Hồng Quang – huyện Ân Thi; thị trấn Trần Cao, khu vực xã Đình Cao – huyện Phù Cừ; thị trấn Vương, khu vực xã Thụy Lôi – huyện Tiên Lữ. 01 khu vực đô thị mới: Khu vực 02 xã Thọ Vinh, Phú Thịnh – huyện Kim Động.

Để triển khai thực hiện, UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình; giao Sở Xây dựng chủ trì tham mưu UBND tỉnh kế hoạch, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể thực hiện Chương trình.

Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên
Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên

Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên đến 2030

Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

Định hướng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo mô hình “mạng lưới”, đ cực tích hợp, với các đô thị trung tâm Tỉnh và các đô thị hỗ trợ, phát triển, chia sẻ một số chức năng của vùng, kết nối hỗ trợ phát triển các đô thị trung tâm, hình thành các cấu trúc phát triển đô thị hướng đến tầm nhìn đến năm 2037 là các vùng đô thị hóa, các đô thị độc lập trong Tỉnh và đến năm 2050 là cấu trúc các quận, huyện thuộc không gian thành phố Hưng Yên là thành phố trực thuộc trung ương.

Dự báo hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn 2050

Giai đoạn 2021- 2025:  Giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Hưng Yên có 28 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45-47 %, cụ thể bao gồm:


  • 01 đô thị loại II: Thành phố Hưng Yên cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II;
  • 02 đô thị loại III: Đô thị Văn Giang (toàn huyện) đạt tiêu chí đô thị loại III và đô thị Mỹ Hào đạt tiêu chí đô thị loại III.
  • 06 đô thị loại IV: Thị trấn Như Quỳnh, Thị trấn Yên Mỹ, Thị trấn Khoái Châu, Thị trấn Ân Thi, Thị trấn Lương Bằng, Thị trấn Vương;
  • 19 đô thị loại V: trong đó có 05 đô thị hiện hữu và 14 đô thị mới với các chức năng là đô thị theo hướng sinh thái và đô thị gắn với công nghiệp gồm: Đô thị Đại Đồng (H. Văn Lâm); Đô thị Giai Phạm, Nghĩ Hiệp, Tân Lập, Liêu Xá (H. Yên Mỹ); Đô thị Hồng Tiến – Dân Tiến, Đông Tảo, Bình Minh (H. Khoái Châu); Đô thị Hồng Quang, Phù Ủng (H. Ân Thi); Đô thị Nghĩ Dân – Toàn Thắng, Thọ Vinh, Phú Thịnh (H. Kim Động); Đô thị Thụy Lôi, Nhật Tân, Hải Triều (H. Tiên Lữ); Thị trấn Trần Cao, Đô thị Quang Hưng, Đình Cao (H. Phù Cừ).Trong đó, có 08 đô thị mới phát triển theo hướng sinh thái gồm: Đại Đồng (H. Văn Lâm); Đông Tảo, Bình Minh (H. Khoái Châu); Thọ Vinh, Phú Thịnh (H. Kim Động), Hải Triều, Nhật Tân (H. Tiên Lữ), Quang Hưng, (H. Phù Cừ); và 06 đô thị gắn với phát triển công nghiệp gồm Phù Ủng (H. Ân Thi); Nhật Tân (H. Tiên Lữ), Giai Phạm, Nghĩ Hiệp, Tân Lập, Liêu Xá (H. Yên Mỹ).

Giai đoạn 2026-2030: Giai đoạn 2026-2030, dự kiến tỉnh Hưng Yên có 31 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 53-55 %, cụ thể bao gồm:

  • 01 đô thị loại I: Thành phố Hưng Yên cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I;
  • 02 đô thị loại II: đô thị Văn Giang (toàn huyện) và đô thị Mỹ Hào cơ bản đạt tiêu chí loại II;
  • 07 đô thị loại IV: Thị trấn Như Quỳnh, Thị trấn Yên Mỹ, Thị trấn Khoái Châu, Thị trấn Ân Thi, Thị trấn Trần Cao, Thị trấn Lương Bằng, Thị trấn Vương;
  • 21 đô thị loại V: trong đó có 03 đô thị hiện hữu và 18 đô thị mới với các chức năng là đô thị theo hướng sinh thái và đô thị gắn với công nghiệp, cụ thể gồm: Thị trấn Đại Đồng (H. Văn Lâm); Đô thị Yên Phú, Giai Phạm, Nghĩ Hiệp, Tân Lập, Liêu Xá (H. Yên Mỹ); Thị trấn Hồng Tiến – Dân Tiến, đô thị Đông Kết, Đông Tảo, Bình Minh (H. Khoái Châu); Thị trấn Hồng Quang, đô thị Phù Ủng (H. Ân Thi); Thị trấn Nghĩ Dân – Toàn Thắng, Đô thị Thọ Vinh, Phú Thịnh, Đức Hợp (H. Kim Động); Đô thị Thụy Lôi, Thủ Sỹ, Nhật Tân, Hải Triều (H. Tiên Lữ); Đô thị Tống Trân (H. Phù Cừ);

Trong đó có 08 đô thị mới phát triển theo hướng sinh thái gồm: Đại Đồng (H. Văn Lâm); Đông Tảo, Đông Kết, Bình Minh (H. Khoái Châu); Thọ Vinh, Đức Hợp, Phú Thịnh (H. Kim Động), Tống Trân (H. Phù Cừ); và 10 đô thị mới gắn với phát triển công nghiệp gồm: Hồng Tiến – Dân Tiến (H. Khoái Châu), Phù Ủng (H. Ân Thi); Hải Triều, Thủ Sỹ, Nhật Tân (H. Tiên Lữ), Yên Phú, Giai Phạm, Nghĩ Hiệp, Tân Lập, Liêu Xá (H. Yên Mỹ).

Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2030
Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2030

Tầm nhìn đến năm 2050: 

Tầm nhìn đến năm 2037: Dự báo đến năm 2037, Hưng Yên cơ bản phát triển theo mô hình “Cấu trúc đô thị toàn tỉnh – Xanh – Thông minh”. Là vùng đô thị hóa – kinh tế quan trọng tầm quốc gi và quốc tế, là một trọng điểm đối trọng phát triển vùng phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội, có vai trò, vị thế quan trọng trong mối quan hệ với vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ.

Dự báo tỉnh Hưng Yên phát triển với 10 vùng đô thị hóa gồm:

1- Vùng đô thị hó thành phố Hưng Yên: Phát triển vùng đô thị hóa thành phố Hưng Yên với tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Tỉnh. Quy mô vùng đô thị hóa dự kiến khoảng 138km2.

2- Vùng đô thị hóa Văn Giang: Phát triển vùng đô thị hóa Văn Giang với tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Tỉnh. Quy mô vùng đô thị hóa dự kiến khoảng 136 km2.

3- Vùng đô thị hóa Mỹ Hào: Phát triển vùng đô thị hóa Mỹ Hào hướng đến là đô thị loại II trực thuộc Tỉnh. Quy mô vùng đô thị hóa dự kiến khoảng 129 km2.

4- Vùng đô thị hóa Văn Lâm: Phát huy lợi thế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ đầu mối hạ tầng Logistic, ICD… với đô thị trung tâm là thị trấn Như Quỳnh và đô thị Đại Đồng. Quy mô vùng đô thị hóa dự kiến khoảng 75km2.

5- Vùng đô thị hóa Yên Mỹ: Phát huy lợi thế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ, thương mại với đô thị trung tâm là thị trấn Yên Mỹ. Phát triển vùng đô thị hóa Yên Mỹ hướng đến là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh. Quy mô vùng đô thị hóa dự kiến khoảng 59km2. 

6- Vùng đô thị hóa Khoái Châu: Phát triển vùng đô thị hóa Yên Mỹ hướng đến là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh. Quy mô vùng đô thị hóa dự kiến khoảng 78km2. 

7- Vùng đô thị hóa Ân Thi: Phát huy lợi thế phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại với đô thị trung tâm là thị trấn Ân Thi và thị trấn Hồng Quang là các đô thị trực thuộc Tỉnh. Quy mô vùng đô thị hóa dự kiến khoảng 96km2. 

8- Vùng đô thị hóa Kim Động: Phát huy lợi thế phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với đô thị trung tâm là thị trấn Lương Bằng (đô thị loại IV) và đô thị Toàn Thắng – Nghĩ Dân (đô thị loại V) là các đô thị trực thuộc Tỉnh. Quy mô vùng đô thị hóa dự kiến khoảng 60km2. 

9- Vùng đô thị hóa Tiên Lữ: Phát huy lợi thế phát triển các khu công nghiệp mới, dịch vụ, thương mại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với đô thị trung tâm là thị trấn Vương (đô thị loại IV) và thị trấn Hải Triều (đô thị loại V) là các đô thị trực thuộc Tỉnh. Quy mô vùng đô thị hóa dự kiến khoảng 57km2.

10- Vùng đô thị hóa Phù Cừ: Phát huy lợi thế phát triển các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch với đô thị trung tâm là thị trấn Trần Cao (đô thị loại IV) và thị trấn Tống Trân là các đô thị trực thuộc Tỉnh. Quy mô vùng đô thị hóa dự kiến khoảng 96km2.

Sơ đồ định hướng các vùng đô thị hóa và hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên đến năm 2037 và tầm nhìn đến năm 2050
Sơ đồ định hướng các vùng đô thị hóa và hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên đến năm 2037 và tầm nhìn đến năm 2050

Đến năm 2050, Hưng Yên là đô thị loại I – Thành phố trực thuộc Trung ương; Là một trong những đô thị quan trọng trong Mạng lưới đô thị Quốc gia theo Nghị quyết 06 của Bộ Chính Trị về Quy hoạch, Xây dựng và Quản lý phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; là đô thị Xanh – Thông minh, có Bản sắc và có tính Tiên phong, dẫn dắt các hoạt động Đổi mới Sáng tạo; Là một trong những động lực phát triển quan trọng củ vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ; Trung tâm Du lịch Văn hóa – Lịch sử có thương hiệu củ cả nước và quốc tế.

Định hướng phát triển các đô thị tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn 2050

 (1) Thành phố Hưng Yên:

Thành phố Hưng Yên là đô thị trung tâm vùng phía Nam, là đô thị trung tâm Tỉnh, là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa, du lịch, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ… của Tỉnh; là vùng phát triển đô thị – khoa học công nghệ – dịch vụ du lịch quan trọng quốc gia, quốc tế; là vùng bảo tồn, phát huy năng động những giá trị cốt lõi của văn hóa Phố Hiến xưa ; giàu bản sắc văn hóa của Trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Xây dựng, bảo tồn và phát huy vị thế phố Hiến cổ; khôi phục quần thể phố Hiến xưa với các bến cảng và không gian di sản. Phát triển Hưng Yên trở thành một đô thị di sản mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với các dự án “Phục Hiến” khôi phục các giá trị văn hóa, lịch sử của phố Hiến xưa.

Thành phố Hưng Yên hiện hữu là đô thị loại III trực thuộc tỉnh, đến năm 2025 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại II, đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I. Kết nối về phía Bắc với huyện Kim Động phát triển đô thị sinh thái, du lịch dọc sông Hồng; kết nối về phía Đông với huyện Tiên Lữ phát triển dịch vụ, khoa học, đào tạo, trung tâm khởi nghiệp.

Đến năm 2030, thành phố Hưng Yên cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I. Tầm nhìn đến năm 2037 vùng đô thị hóa thành phố Hưng Yên mở rộng về phía Bắc và phí Đông trở thành đô thị loại I trực thuộc Tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2050 là các quận trung tâm của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

Sơ đồ cấu trúc hành chính thành phố Hưng Yên là thành phốtrực thuộc Trung ương tầm nhìn đến năm 2050
Sơ đồ cấu trúc hành chính thành phố Hưng Yên là thành phố trực thuộc Trung ương tầm nhìn đến năm 2050

(2) Đô thị Mỹ Hào

Đô thị Mỹ Hào là đô thị trung tâm vùng phía Bắc, khu vực phí Đông Bắc tỉnh Hưng Yên, là đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại và nhà ở theo hướng thông minh.

Đô thị Mỹ Hào là đô thị trung tâm vùng đô thị hóa – công nghiệp hóa phía Bắc củ tỉnh Hưng Yên, phát triển đô thị Mỹ Hào nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, kết nối với các hệ thống hạ tầng liên vùng về phí Bắc với cảng cạn ICD tại Văn Lâm, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và với tuyến đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội.

Đô thị Mỹ Hào là vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ gắn với hành lang công nghiệp – đô thị cấp vùng/hành lang QL.5 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, cảng cạn ICD và trung tâm logistics tại Văn Lâm (ga Lạc Đạo); tuyến đường vành đai 4 và tuyến đường sắt đô thị vành đai phía Đông kết hợp với tuyến đường sắt đô thị mới của Tỉnh kết nối từ Văn Lâm đến thành phố Hưng Yên; tuyến QL.39A nối cao tốc tại khu vực nút Lý Thường Kiệt và gắn với trục kết nối 02 cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình kéo dài theo hướng QL.21, kết nối đô thị Mỹ Hào – Khoái Châu của Hưng Yên với đô thị vệ tinh Phú Xuyên và khu vực phía Nam của thành phố Hà Nội.

Đến năm 2030, đô thị Mỹ Hào cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II. Tầm nhìn đến năm 2037 vùng đô thị hóa Mỹ Hào bao gồm thị xã Mỹ Hào và phụ cận mở rộng về phía Nam (H. Ân Thi) và Tây Nam (H. Yên Mỹ). Tầm nhìn đến năm 2050, là các quận trung tâm của thành phố Hưng Yên trực thuộc TW.

(3) Đô thị Văn Giang:

Đô thị Văn Giang là đô thị trung tâm vùng phía Bắc, là đô thị dịch vụ và nhà ở hiện đại, đồng bộ theo hướng sinh thái, thông minh, là khu vực có chất lượng đô thị hóa tốt, thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực phía Bắc của Tỉnh, khai thác hiệu quả các đường vành đai 3,5 vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, kết nối với khu vực phía Đông và phía Nam của thủ đô Hà Nội.

Đô thị Văn Giang tập trung phát triển các khu đô thị, đô thị xanh, đô thị sinh thái, khu đô thị thông minh, phát triển thương mại – dịch vụ và công nghiệp không ô nhiễm.

Đến năm 2025, đô thị Văn Giang (bao gồm toàn bộ huyện) cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại III, thành lập thị xã Văn Giang trước năm 2030. Đến năm 2030, đô thị Văn Giang cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II. Tầm nhìn đến năm 2037 vùng đô thị hóa Văn Giang bao gồm huyện Văn Giang và phụ cận mở rộng về phía Nam (H. Khoái Châu) và Đông Nam (H. Yên Mỹ). Tầm nhìn đến năm 2050, là các quận trung tâm của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(4) Đô thị Yên Mỹ (Huyện Yên Mỹ)

Đô thị Yên Mỹ là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, xã hội củ huyện Yên Mỹ, là đô thị công nghiệp và dịch vụ thương mại và nhà ở. Phát triển gắn kết với huyện Văn Lâm, thị xã Mỹ Hào, vành đai 4 vùng Hà Nội, tuyến QL.5A.

Đến năm 2030, đô thị Yên Mỹ là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh và phát triển theo hướng Bắc Nam, phát triển về phía Nam theo trục QL.39, khu vực xã Trung Hưng; gắn với các khu công nghiệp Yên Mỹ, KCN Yên Mỹ II, KCN Phố Nối, KCN Thăng Long II.

Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị thuộc vùng đô thị hóa Yên Mỹ và đến năm 2050 là cấu trúc một quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(5,6,7,8) Đô thị Liêu Xá, Tân Lập, Giai Phạm, Nghĩa Hiệp (Huyện Yên Mỹ):

Đô thị Liêu Xá, Tân Lập, Giai Phạm, Nghĩ Hiệp đến năm 2030 là các đô thị loại V thuộc huyện Yên Mỹ, là các đô thị hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trung tâm phát triển kinh tế xã hội của khu vực các xã Liêu Xá, Nghĩa Hiệp, Giai Phạm, phát triển theo hướng hoàn thiện các tiêu chí củ đô thị loại V.

Tầm nhìn đến năm 2037 là các đô thị thuộc vùng đô thị hóa Mỹ Hào và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(9) Đô thị Yên Phú (Huyện Yên Mỹ):

Đô thị Yên Phú đến năm 2030 là đô thị loại V thuộc huyện Yên Mỹ, là đô thị hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trung tâm phát triển kinh tế xã hội của khu vực xã Yên Phú, phát triển theo hướng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V.

Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị thuộc vùng đô thị hóa Văn Giang và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc TW.

(10) Đô thị Như Quỳnh (Huyện Văn Lâm)

Đô thị Như Quỳnh là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội củ huyện Văn Lâm. Là đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại có vị thế cử ngõ phía Tây, kết nối trực tiếp với thành phố Hà Nội, có các đầu mối giao thông quan trọng, cảng cạn ICD tại Lạc Đạo.

Đô thị Như Quỳnh đến năm 2030 là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị trung tâm của vùng đô thị hóa Khoái Châu và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc TW.

(11) Đô thị Đại Đồng (Huyện Văn Lâm)

Đô thị Đại Đồng đến năm 2030 là đô thị loại V thuộc huyện Văn Lâm, là đô thị hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và đầu mối giao thông vận tải, logistics gắn với khu vực cảng cạn ICD Văn Lâm, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, trung tâm phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Đại Đồng, phát triển theo hướng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V.

Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị thuộc vùng đô thị hóa Văn Lâm và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của TP. Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(12) Đô thị Khoái Châu (Huyện Khoái Châu)

Đô thị Khoái Châu là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội của huyện Khoái Châu. Là đô thị dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp và nông nghiệp chất lượng cao, phát triển mở rộng về phí Bắc và phía Tây Nam.

Đô thị Khoái Châu đến năm 2030 là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị trung tâm của vùng đô thị hóa Văn Lâm và đến năm 2050 sẽ là cấu trúc một quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(13) Đô thị Hồng Tiến-Dân Tiến (huyện Khoái Châu)

Đô thị Hồng Tiến-Dân Tiến đến năm 2030 là đô thị loại V thuộc huyện Khoái Châu, là đô thị hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và đầu mối giao thông vận tải, logistic, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Hồng Tiến-Dân Tiến.

Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị loại V thuộc vùng đô thị hóa Khoái Châu và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(14,15,16) Đô thị Đông Tảo, Bình Minh, Đông Kết (huyện Khoái Châu)

Đô thị Đông Tảo, Bình Minh, Đông Kết đến năm 2030 là các đô thị loại V thuộc huyện Khoái Châu, là các đô thị phát triển dịch vụ, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và đô thị theo hướng sinh thái, thông minh, gắn với “tuyến đường Di sản” ven sông Hồng, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của khu vực các xã Đông Tảo, Bình Minh, Đông Kết nằm trong hàng lang sinh thái lịch sử sông Hồng, phát triển theo hướng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V. Đô thị Bình Minh phát triển gắn với Khu văn hóa, du lịch & dịch vụ TDTT Chử Đồng Tử (trong đó có sân golf Sông Hồng).

Tầm nhìn đến năm 2037 là các đô thị loại V thuộc vùng đô thị hó Văn Giang và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(17) Đô thị Ân Thi (huyện Ân Thi)

Đô thị Ân Thi là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội của huyện Ân Thi. Đô thị Ân Thi nằm trong vùng phát triển phía Nam củ Tỉnh, là đô thị phát triển công nghiệp, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ, thương mại và nhà ở, khai thác lợi thế đầu mối giao thông vận tải, logistic gắn với khu vực cảng cạn ICD tại nút giao Tân Phúc.

Đô thị Ân Thi đến năm 2030 là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị trung tâm củ vùng đô thị hóa Ân Thi và đến năm 2050 sẽ là cấu trúc một huyện của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(18) Đô thị Hồng Quang (huyện Ân Thi)

Đô thị Hồng Quang đến năm 2030 là đô thị loại V thuộc huyện Ân Thi, là đô thị hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và nhà ở, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của khu vực xã Phù Ủng.

Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị loại V thuộc vùng đô thị hóa Ân Thi và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc một huyện của thành phố Hưng Yên trực thuộc TW.

(19) Đô thị Phù Ủng (huyện Ân Thi)

Đô thị Phù Ủng đến năm 2030 là đô thị loại V thuộc huyện Ân Thi, là đô thị hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và nhà ở, là đầu mối giao thông vận tải, logistic gắn với QL38 kết nối tỉnh Hải Dương và đô thị Mỹ Hào, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của khu vực xã Phù Ủng. Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị loại V thuộc vùng đô thị hóa Mỹ Hào và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc TW.

(20) Đô thị Lương Bằng (huyện Kim Động)

Đô thị Lương Bằng là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội củ huyện Kim Động. Đô thị Kim Động nằm trong vùng phát triển phí N m củ Tỉnh, thuộc không gi n trục phát triển là đô thị phát triển dịch vụ, thương mại và nhà ở theo hướng sinh thái, thông minh, khai thác lợi thế đầu mối giao thông QL.39 và QL.38C kết nối với “tuyến đường Di sản” ven sông Hồng.

Đô thị Lương Bằng đến năm 2030 là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị trung tâm của vùng đô thị hóa Kim Động và đến năm 2050 sẽ là cấu trúc một quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc TW.

(21) Đô thị Toàn Thắng – Nghĩa Dân (huyện Kim Động)

Đô thị Toàn Thắng – Nghĩ Dân đến năm 2030 là đô thị loại V thuộc huyện Kim Động, là trung tâm, động lực phát triển của huyện Kim Động ở phía Bắc. Là đô thị hỗ trợ phát triển các khu, cụm công nghiệp gắn với trục phát triển kinh tế Bắc Nam củ tỉnh, tập trung phát triển dịch vụ thương mại và nhà ở.

Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị loại V thuộc vùng đô thị hóa Kim Động và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của TP. Hưng Yên trực thuộc TW

(22, 23, 24) Đô thị Thọ Vinh, Đức Hợp, Phú Thịnh (huyện Kim Động)

Đô thị Thọ Vinh, Đức Hợp, Phú Thịnh đến năm 2030 là các đô thị loại V thuộc huyện Kim Động, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của khu vực các xã Thọ Vinh, Đức Hợp, Phú Thịnh nằm trong hàng lang sinh thái lịch sử sông Hồng, phát triển theo hướng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V.

Tầm nhìn đến năm 2037 là các đô thị loại V thuộc vùng đô thị hóa thành phố Hưng Yên và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(25) Đô thị Vương (huyện Tiên Lữ)

Thị trấn Vương là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội của huyện Khoái Châu. Là đô thị dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp phát triển mở rộng về phía Bắc và phía Nam.

Đô thị Vương đến năm 2030 là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị trung tâm của vùng đô thị hóa Tiên Lữ và đến năm 2050 sẽ là cấu trúc một quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(26,27) Đô thị Nhật Tân, Thủ Sỹ (huyện Tiên Lữ)

Đô thị Nhật Tân, Thủ Sỹ đến năm 2030 là các đô thị loại V thuộc huyện Tiên Lữ, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của khu vực các xã Nhật Tân, Thủ Sỹ, phát triển theo hướng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V. Là đô thị hỗ trợ phát triển dịch vụ, thương mại, giáo dục đào tạo, công nghiệp công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp…

Tầm nhìn đến năm 2037 là các đô thị loại V thuộc vùng đô thị hóa thành phố Hưng Yên và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc TW.

(28,29) Đô thị Thụy Lôi, Hải Triều (huyện Tiên Lữ)

Đô thị Thụy Lôi, Hải Triều đến năm 2030 là đô thị loại V của huyện Tiên Lữ, là các đô thị thương mại – dịch vụ khai thác trục phát triển Bắc Nam củ Tỉnh, khai thác tuyến đường tránh QL38B và đường tỉnh lộ 376, thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại và nhà ở theo hướng sinh thái, khai cảnh quan ven sông Luộc.

Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị loại V thuộc vùng đô thị hóa Tiên Lữ và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc một quận của TP. Hưng Yên trực thuộc TW.

(30) Đô thị Trần Cao (huyện Phù Cừ)

Đô thị Trần Cao là thị trấn huyện lỵ, là trung tâm hành chính – kinh tế – văn hóa của huyện Phù Cừ; là đô thị dịch vụ – công nghiệp phía Đông Nam của tỉnh Hưng Yên.

Đô thị Trần Cao đến năm 2030 là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị trung tâm của vùng đô thị hóa Phù Cừ và đến năm 2050 sẽ là cấu trúc một huyện của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

(31) Đô thị Tống Trân (huyện Phù Cừ)

Đô thị Tống Trân đến năm 2030 là đô thị loại V thuộc huyện Phù Cừ. Là đô thị sinh thái nằm trong trục kinh tế Bắc Nam phía Đông, phát triển thương mại, dịch vụ và nhà ở sinh thái gắn với khu du lịch nước khoáng nóng và di tích lịch sử đền Tống Trân.

Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị loại V thuộc vùng đô thị hóa Phù Cừ và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc một huyện của thành phố Hưng Yên trực thuộc Trung ương.

 Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch Ngành – Khu – Điểm du lịch tỉnh Hưng Yên đến 2030
Bài tiếp theoQuy hoạch giao thông tỉnh Tuyên Quang đến 2030 – 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây