Trang chủ Quy hoạch Định hướng quy hoạch phát triển vùng Đô thị Khoái Châu, tỉnh...

Định hướng quy hoạch phát triển vùng Đô thị Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

966
0

Quy hoạch phát triển đô thị huyện Khoái Châu trở thành khu vực phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm tiểu vùng giữa Tỉnh.

Theo dự thảo quy hoạch tỉnh Hưng Yên, Đô thị Khoái Châu được định hướng phát triển trở thành khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm tiểu vùng giữa Tỉnh, tập trung xây dựng Khu Bô Thời – Dân Tiến và khu vực huyện lỵ đạt tiêu chí loại IV vào năm 2025 và huyện Khoái Châu trở thành Thị xã vào năm 2030 phát triển mạnh về nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái tâm linh, giầu đẹp, văn minh. Cụ thể:


Về nông nghiệp: Chú trọng phát triển các vùng nông sản, dược liệu, nông nghiệp công nghệ cao, đặc sản, hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tạo chuỗi giá trị. Hình thành Khu nông nghiệp CNC thuộc địa bàn các xã Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, Bình Kiều, Tân Châu, Liên Khê, Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Đại Hưng, Thuần Hưng, Thành Công, Nhuế Dương & một phần xã Phùng Hưng, Việt Hòa.

Bản đồ định hướng các vùng phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên
Bản đồ định hướng các vùng phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên

Về công nghiệp: Chú trọng phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến, đẩy mạnh đầu tư các làng nghề.

Phát triển 05 KCN, gồm:


  • KCN Tân Dân, 200 ha (Khoái Châu, Yên Mỹ) sản xuất và kinh doanh tổng hợp, tập trung các ngành chế biến nông sản thực phẩm;
  • KCN Lý Thƣờng Kiệt-VIDIFI, quy mô khoảng 300ha, thuộc địa bàn các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ & Ân Thi (Lý Thường Kiệt, Tân Việt – huyện Yên Mỹ; Hồng Tiến, Đồng Tiến – huyện Khoái Châu; Xuân Trúc – huyện Ân Thi), là khu công nghiệp tổng hợp, tập trung thu hút các ngành nghề có công nghệ kỹ thuật cao;
  • KCN Sạch trên địa bàn Hồng Tiến – Khoái Châu và Xuân Trúc – Ân Thi, có quy mô 143,08 ha, là khu công nghiệp sạch;
  • KCN Số 03 có diện tích 159,71 ha nằm trên địa bàn Hồng Tiến – Khoái Châu, Xuân Trúc – Ân Thi, Lý Thường Kiệt – Yên Mỹ;
  • Khu công nghiệp Số 4 có quy mô 390 ha nằm trên địa bàn Việt Hòa – Khoái Châu, Xuân Trúc và Quảng Lãng – Ân Thi, Toàn Thắng và Nghĩ Dân – Kim Động.

Phát triển 05 CCN gồm:

  • CCN Khoái Châu hiện tại 30 h điều chỉnh tăng thêm 40 ha tổng sẽ là 70 ha phục vụ công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đa ngành;
  • CCN Đông Khoái Châu (70h ) điều chỉnh diện tích phần còn lại đã quy hoạch KCN số 4;
  • CCN Nam Khoái Châu (30 ha) chuyển sang quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao;
  • CCN Tân Dân hiện tại 29,85 ha dự kiến tăng thêm 19,74 ha thành tổng diện tích 49,59 ha, chuyển sang quy hoạch khu sản xuất kinh doanh tập trung;
  • CCN Dân Tiến (70 ha) chuyển toàn bộ sang quy hoạch đô thị và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Về dịch vụ: Phát triển dịch vụ thương mại gắn với phát triển đô thị, đặc biệt là dọc các tuyến đường ĐT.379, QL.382, các tuyến đường tỉnh ĐT.206, ĐT.377 và 02 tuyến đường quy hoạch theo trục Bắc – Nam và trục Đông – Tây.

Định hướng phát triển đô thị huyện Khoái Châu

Định hướng quy hoạch Đô thị Khoái Châu là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội củ huyện Khoái Châu. Là đô thị dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp và nông nghiệp chất lượng cao, phát triển mở rộng về phía Bắc và phía Tây Nam; đến năm 2030 là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị trung tâm của vùng đô thị hóa Văn Lâm và đến năm 2050 sẽ là cấu trúc một quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.


Bản đồ định hướng phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên
Bản đồ định hướng phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên

Phát triển các đô thị loại V, gồm:

  • Đô thị Hồng Tiến-Dân Tiến: là đô thị hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và đầu mối giao thông vận tải, logistic, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Hồng Tiến-Dân Tiến.
  • Đô thị Đông Tảo, Bình Minh, Đông Kết: là các đô thị phát triển dịch vụ, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và đô thị theo hướng sinh thái, thông minh, gắn với “tuyến đường Di sản” ven sông Hồng, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của khu vực các xã Đông Tảo, Bình Minh, Đông Kết nằm trong hàng lang sinh thái lịch sử sông Hồng; Đô thị Bình Minh phát triển gắn với Khu văn hóa, du lịch & dịch vụ TDTT Chử Đồng Tử (trong đó có sân golf Sông Hồng).

Tầm nhìn đến năm 2037 là các đô thị loại V thuộc vùng đô thị hóa Văn Giang và đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

Định hướng hạ tầng giao thông đô thị huyện Khoái Châu

Quy hoạch định hướng phát triển hạ tầng giao thông đô thị huyện Khoái Châu được chia thành hai giai đoạn, cụ thể như sau:


Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh huyện.

Đối với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên tỉnh: Tiếp tục nâng cấp, hoàn chỉnh trang bị an toàn giao thông, mở rộng cục bộ một số quốc lộ qua khu vực thị trấn, khu đô thị đông dân cư.

Đối với tỉnh lộ: Nâng cấp một số tuyến đường quan trọng, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng và đường đô thị. Từng bước hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Khoái Châu kết nối với Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (CT.4) qua nút giao Yên Mỹ; đường đối ngoại vùng tỉnh (Quốc lộ, Tỉnh lộ) nhƣ xây mới vành đai 4 – Hà Nội (CT.38) đoạn qua xã Đông Tảo. Cụ thể như sau:

  • Đường trục chính, đường vành đai đô thị nối các cực phát triển đô thị và liên tuyến với đường đối ngoại của huyện như đường tỉnh ĐT.377 đầu tư xây dựng mới 02 đoạn: đoạn 1, từ giao ĐT.377B đến giao ĐT.384 dài khoảng 5,0 km; đoạn 2, từ ĐT.377 tại xã Thuần Hưng huyện Khoái Châu đến giao QL38C (QH) dài khoảng 4,3 km, đạt tối thiểu cấp IV đồng bằng (ĐB).
  • Điều chỉnh tuyến: đoạn từ xã Thuần Hưng huyện Khoái Châu đến giao ĐT.376 chuyển thành ĐT.377C mới, đoạn từ Ông Đình huyện Khoái Châu đến giao với ĐT 384 tại xã Phùng Hưng thành ĐT 377B;
  • Đường tỉnh 377B toàn tuyến dài khoảng 7,6 km, quy mô đạt tối thiểu cấp IV đồng bằng.
  • Đường tỉnh 379, toàn tuyến dài 17,37km, duy tu bảo trì giữ cấp III đồng bằng, 2 làn xe;
  • Đường tỉnh 380 toàn tuyến dài khoảng 20,66 km, quy mô đạt cấp cấp IV ĐB, duy tu bảo trì giữ cấp 7,39 km cấp III, nâng cấp đoạn tuyến dài 13,27 km đạt cấp IV ĐB.
  • Đường tỉnh 383 toàn tuyến dài 10km, nâng cấp toàn tuyến đạt quy mô tối thiểu cấp IV đồng bằng.
  • Đường tỉnh 384 toàn tuyến dài 18,6km, quy mô tối thiểu cấp IV ĐB, duy tu bảo trì giữ cấp đoạn tuyến dài 1,2 km (cấp III), nâng cấp các đoạn tuyến dài 17,20 km đạt tối thiểu cấp IV ĐB.
  • Đường tỉnh 377C hình thành trên cơ sở các đoạn tuyến ĐT 376 và ĐT 377, toàn tuyến dài khoảng 22,00 km, quy mô tối
    thiểu cấp IV ĐB, nâng cấp 02 đoạn (đoạn 1 chuyển từ ĐT 377 và đoạn 2 chuyển từ ĐT 376) dài 22,00km đạt tối thiểu cấp IV ĐB.
Bản đồ định hướng phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Hưng Yên
Bản đồ định hướng phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Hưng Yên

Giai đoạn 2031-2050:

  • Xây mới cao tốc Hưng Yên – Thái Bình (CT.16), điểm đầu vành Đai 4 Hà Nội, Hưng Yên; điểm cuối Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng, Thái Bình, Chiều dài 70 km, thiết kế 4 làn xe, đi qua các xã Hồng Tiến, Đồng Tiến; xây mới Cao tốc Chợ Bến – Yên Mỹ (CT.14) với Quy mô theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, tổng mặt cắt rộng 70m, quy mô 4 làn xe, điểm đầu từ vành đai 5 Hà Nội, Hòa Bình, điểm cuối là đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hưng Yên.
  • Xây dựng tuyến đường sắt nội vùng (vận tải hành khách) đi theo hành lang đường nối 2 cao tốc đến TP Hưng Yên.
  • Hoàn thành xây dựng bến xe Khoái Châu. Xây dựng mới bến xe khách Tân Dân tại ngã 4 Quán Cà huyện Khoái Châu.
  • Đường thủy: Các bến hàng hóa gồm: bến Vườn Chuối tại xã Nhuế Dương; Bến Chí Tân 1, 2 tại khu bến xã Chí Tân; Bến Đại Tập 1, 2, 3, 4 xã Đại Tập; Bến Đông Ninh; Bến Hồng Châu xã bến xã Tân Châu; Bến Phương Trù và Bến Tứ Dân xã Tứ Dân; Các bến chở khách như Bến Phù Sa tại khu bến xã Đại Tập, Bến Đông Ninh, Bến Tân Châu, Bến Năm Mẫu và Bến Phương Trù, Bến Bình Minh là bến tổng hợp.

Tài liệu:


Rate this post
Bài trướcĐịnh hướng quy hoạch phát triển vùng Đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Bài tiếp theoĐịnh hướng quy hoạch vùng đô thị huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây