Trang chủ Công nghiệp Quy hoạch Ngành – Khu – Cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên...

Quy hoạch Ngành – Khu – Cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên đến 2030

226
0

Quy hoạch Ngành và các khu – cụm công nghiệp đến 2030 với mục tiêu đưa Hưng Yên trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại.

Thực trạng phát triển ngành công nghiệp

Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu


Giai đoạn 2011-2020, ngành công nghiệp duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, là lĩnh vực nền tảng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 9,61%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 9,47%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 9,75%/năm.

Chất lượng tăng trưởng: Tỷ trọng VA/GO ngành công nghiệp đ ng có xu hướng giảm, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2020 từ 16,46% năm 2010 xuống còn 14,94% năm 2020. Điều này cho thấy mặc dù sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng tốt song về cơ bản giá trị gia tăng thấp, các ngành chủ yếu là gia công lắp ráp, sử dụng nhiều lao động, chư đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững.

Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp


Công nghiệp khai khoáng: Tính chung cả giai đoạn 2011-2020, sản lượng tăng trưởng bình quân 3,31%/năm.

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Bình quân cả thời kỳ 10 năm đạt 9,28%/năm. Trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp cơ khí, sản xuất lắp ráp, điện tử, quang học là nhóm ngành kinh doanh ổn định nhất, thu hút nhiều lao động trên địa bàn.

Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: Tính chung cả giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng bình quân GRDP đạt 14,95%/năm. 


Công nghiệp hỗ trợ (CNHT): CNHT của tỉnh Hưng Yên đã hình thành khá rõ nét trong 6 lĩnh vực như: Cơ khí chế tạo; thiết bị điện – điện tử; dệt may; da giày; sản xuất và lắp ráp ô tô; sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.

Hiện trạng phát triển TTCN và làng nghề:

Quy mô làng nghề TTCN: Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 55 làng nghề và làng có nghề trong đó có 37 làng nghề đã được công nhận (trong đó 08 làng nghề truyền thống) đang hoạt động. Trong đó, huyện Văn Lâm có 6 làng nghề; Khoái Châu, Văn Giang mỗi huyện có 5 làng nghề; Tiên Lữ, TX. Mỹ Hào, TP. Hưng Yên mỗi huyện, thành phố, thị xã có 4 làng nghề; Yên Mỹ, Kim Động mỗi huyện có 3 làng nghề; Phù Cừ có 2 làng nghề; Ân Thi có 1 làng nghề.


Hiện trạng sản xuất kinh doanh: Năm 2020, tổng doanh thu của các cơ sở trong làng nghề đạt trên 7.730 tỷ đồng.

Môi trường làng nghề: Hầu hết các làng nghề tự thu gom, xử lý nước thải, rác thải, khí thải tại cơ sở sản xuất bằng biện pháp thủ công, chư được đầu tƣ hệ thống xử lý triệt để hoặc đưa ra khu xử lý tập trung.

Hiện trạng phát triển các Khu – Cụm công nghiệp 

Hiện trạng phát triển khu công nghiệp

Đến nay, tỉnh Hưng Yên có 15 KCN với tổng diện tích là 3.887,23 ha được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Trong đó có 7 KCN đã đi vào hoạt động và tiếp nhận dự án đầu tư 16 và 8 KCN đang trong quá trình triển khai, chưa đi vào hoạt động 17. Đối với các KCN chưa hoạt động, các chủ đầu tư hạ tầng KCN đã GPMB được khoảng 111,26 ha đất KCN và đầu tư hạ tầng kỹ thuật khoảng 49,9 ha.

Bản đồ hiện trạng các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
Bản đồ hiện trạng các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Hiện trạng các khu công nghiệp đang hoạt động

– Khu công nghiệp Phố Nối A (688,94 ha): Đã hoàn thành đền bù, GPMB trên phần diện tích khoảng 556 ha; chủ đầu tư đang thực hiện các thủ tục để giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng KCN phần diện tích còn lại khoảng 133 ha (bao gồm cả KCN Phố Nối A mở rộng 92,5 h đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư). 

– Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối (121,81 ha): Đã hoàn thành xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật toàn bộ diện tích đất KCN, đã xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy cấp nước sạch với công suất 12.000 m3/ngày đêm và Nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 10.000 m3/ngày đêm.

Khu công nghiệp Thăng Long II (345,2 ha): Đã hoàn thành xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật toàn bộ diện tích đất KCN, xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy cấp nước sạch với công suất 24.000 m3/ngày đêm và Nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 15.000 m3/ngày đêm.

– Khu công nghiệp Minh Đức (198 ha): Đã hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng và được UBND tỉnh quyết định cho thuê khoảng 93,6 ha, chủ đầu tư đang đầu tư hạ tầng KCN trên phần diện tích đất đã được bàn giao.

– Khu công nghiệp Yên Mỹ (280 ha): Đã cơ bản hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 của KCN với quy mô 70 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 50,4 ha) theo quy hoạch; chủ đầu tư đang tổ chức triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 của KCN.

– Khu công nghiệp Yên Mỹ II (97,5 ha): Đã hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng KCN; đã xây dựng nhà máy cấp nước sạch công suất 6.000 m3/ngày đêm, nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 3.000 m3/ngày đêm.

– Khu công nghiệp Minh Quang (150 ha): Đã hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 của KCN với quy mô 50 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 31,2 ha) theo quy hoạch.

Tình hình thu hút đầu tư các khu công nghiệp:

Đến hết năm 2020, trong các Khu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên có 464 dự án còn hiệu lực (261 dự án FDI và 203 dự án DDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 4.434 triệu USD và 26.900 tỷ đồng. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê tại các KCN khoảng 877 ha , đạt tỷ lệ lấp đầy gần 68% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê.

Tình hình triển khai dự án và sản xuất kinh doanh

Tính đến hết năm 2020, số dự án đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh là 387 dự án (228 dự án FDI và 159 dự án đầu tư trong nước), bằng 83,4% tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực.

Hiện trạng phát triển các Cụm công nghiệp

Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh quy hoạch 39 Cụm công nghiệp với diện tích 1.706,01 ha, hiện đã có 16 CCN đã được UBND tỉnh Quyết định thành lập, 23 cụm chưa được thành lập.

– Các Cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh Quyết định thành lập, giao chủ đầu tư gồm 16 CCN, tổng diện tích là 763,09 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 6.917,95 tỷ đồng.

– Các Cụm công nghiệp chưa được thành lập gồm 23 cụm, nằm trên địa bàn các huyện thành phố, thị xã với tổng diện tích quy hoạch còn lại 942,8 ha. Trong đó 03 cụm đang trong quy trình thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập gồm: Cụm công nghiệp Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, diện tích 42,5 ha; Cụm công nghiệp Phù Ủng, huyện Ân Thi, diện tích 47,7 ha; Cụm công nghiệp Làng nghề thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ (10 ha).

Bản đồ hiện trạng các cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên
Bản đồ hiện trạng các cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng vào các cụm công nghiệp

Hiện nay, trong 16 Cụm công nghiệp được UBND tỉnh quyết định thành lập có 02 CCN đã được UBND tỉnh chọn làm điểm hoàn thành giải phóng mặt bằng và cơ bản đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN trước ngày 31/6/2021 để tiếp nhận dự án đầu tư vào CCN.

– Cụm công nghiệp Phạm Ngũ Lão – Nghĩa Dân: diện tích khoảng 75 ha, thuộc địa phận 2 xã Phạm Ngũ Lão, Nghĩ Dân huyện Kim Động và xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi.

Cụm công nghiệp Minh Khai: diện tích khoảng 52,34 ha, tại thị trấn Nhƣ Quỳnh, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm.

Đối với 14 Cụm công nghiệp còn lại: Có 09 CCN đã được UBND tỉnh phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và 05 CCN đã hoàn thiện hồ sơ Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trình Sở Xây dựng thẩm định báo cáo UBND tỉnh phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết 1/500 theo quy định 20.

Cụm công nghiệp Văn Nhuệ đã lập Hồ sơ và 13 CCN còn lại đang tiến hành các thủ tục lập Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN gửi Sở Xây dựng thẩm định theo quy định. 

Định hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Quan điểm phát triển:

Phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên phải phải đặt trong mối quan hệ tổng thể và phù hợp với phát triển công nghiệp cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng, đồng thời gắn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; bảo đảm khai thác được các tiềm năng, lợi thế của tỉnh về vị trí địa lý, tài nguyên, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.

– Tập trung phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại, trong đó ưu tiên khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ. Lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, tiêu tốn ít tài nguyên, thân thiện môi trường, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao.

– Phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên gắn với phát triển bền vững, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp xanh, các-bon thấp, kiểm toán tốt chất thải và không thu hút đầu tƣ bằng mọi giá.

– Đối với các Khu, Cụm công nghiệp: tập trung thu hút các nhà đầu tư có năng lực, uy tín đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng các KCN, CCN được quy hoạch, tạo tiền đề hình thành và phát triển các KCN sạch, sinh thái, KCN thông minh, phát triển KCN gắn với đô thị, dịch vụ.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đến năm 2030: Đưa Hưng Yên trở thành một trong những tỉnh có ngành công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước, có các khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ lớn, hiện đại; phát triển công nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở thu hút đầu tư có chọn lọc các lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Giai đoạn 2031-2050: tập trung thu hút đầu tư, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, ứng dụng trí tuệ nhân tạo gắn với xây dựng các khu CN – ĐT – DV thông minh; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số, công nghiệp sản xuất cơ khí chính xác, công nghiệp hỗ trợ. Phấn đấu đến năm 2050 đưa Hưng Yên trở thành tỉnh có nền công nghiệp thông minh.

Quy hoạch hệ thống khu công nghiệp cụm công nghiệp

Phân bố khu công nghiệp: 

Đến năm 2030, quy hoạch 29 Khu công nghiệp với diện tích 9.240,29 ha , trong đó: 15 KCN đã có trong quy hoạch đến năm 2020 với diện tích 3.887,23 ha; 02 KCN mở rộng với diện tích 307,5 ha; Quy hoạch mới 14 KCN với diện tích 5.045,56 ha.

Không gian phát triển các Khu công nghiệp được bố trí trên cơ sở phát huy hiệu quả hệ thống giao thông kết nối trong tỉnh, vùng và cả nước đã được quy hoạch và đầu tư, theo đó:

(1) Các Khu công nghiệp phát triển dọc theo Trục đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình: Giai đoạn đến năm 2020 đã quy hoạch phát triển 08 Khu công nghiệp với quy mô diện tích 1.609,28 h . Gi i đoạn 2021-2030, tiếp tục quy hoạch phát triển mới và mở rộng thêm 09 Khu công nghiệp với quy mô diện tích 2.609,87 ha.

(2) Các Khu công nghiệp phát triển dọc theo Trục đường Quốc lộ 5: Giai đoạn đến năm 2020 đã quy hoạch phát triển 03 Khu công nghiệp với quy mô diện tích 1.036,94 ha. Giai đoạn 2021-2030, tiếp tục quy hoạch phát triển mở rộng 01 Khu công nghiệp với quy mô diện tích 207,5 ha.

(3) Các Khu công nghiệp phát triển dọc theo Trục đường nối Quốc lộ 5 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Giai đoạn đến năm 2020 đã quy hoạch phát triển 04 Khu công nghiệp với quy mô diện tích 1.241,01 ha.

(4) Các Khu công nghiệp phát triển dọc theo Trục đường tỉnh 387 kết nối với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Giai đoạn 2021-2030, quy hoạch phát triển mới 02 Khu công nghiệp với quy mô diện tích 886,7 ha.

(5) Các Khu công nghiệp phát triển dọc theo Trục đường Tân Phúc – Võng Phan: Giai đoạn 2021-2030, quy hoạch phát triển mới 04 Khu công nghiệp với quy mô diện tích 1.648,99 ha.

Bản đồ định hướng quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
Bản đồ định hướng quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

TTTên KCNDiện tích (ha)Địa điểmTình trạng
1Khu công nghiệp Phố Nối A688,94Lạc Hồng, Chỉ Đạo, Lạc Đạo, Trưng Trắc, Đình Dù và Minh Hải – huyện Văn Lâm; Giai Phạm – huyện Yên Mỹ; phường Bần Yên Nhân – thị xã Mỹ HàoDuy trì và mở rộng trong GĐ 2021-2030 thêm 207,5 ha
2Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối121,81Nghĩa Hiệp và Liêu Xá – huyện Yên Mỹ; Dị Sử – TX Mỹ HàoDuy trì
3Khu công nghiệp Thăng Long II525,7Dị sử, Phùng Chí Kiên, Xuân Dục và Hưng Long – thị xã Mỹ Hào; Liêu xá – huyện Yên MỹDuy trì
4Khu công nghiệp Minh Đức198Minh Đức, Bạch Sam và Ngọc Lâm – thị xã Mỹ HàoDuy trì
5Khu công nghiệp Minh Quang150Minh Đức, Bạch Sam và Dương Quang – thị xã Mỹ HàoDuy trì
6Khu công nghiệp Yên Mỹ280Tân Lập và Trung Hòa – huyện Yên MỹDuy trì
7Khu công nghiệp Yên Mỹ II313,5Trung Hưng, Trung Hoà và Thị trấn Yên Mỹ – huyện Yên MỹDuy trì
8Khu công nghiệp Kim Động100Phạm Ngũ Lão, Chính Nghĩa và Toàn Thắng – huyện Kim ĐộngDuy trì và mở rộng trong gđ 2021-2030 thêm 100 ha
9Khu công nghiệp Tân Dân 200Tân Dân – huyện Khoái Châu; Yên Hoà, Yên Phú, Minh Châu, Việt Cường – huyện Yên MỹDuy trì
10Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt – VIDIFI300Lý Thường Kiệt, Tân Việt – huyện Yên Mỹ; Hồng Tiến, Đồng Tiến – huyện Khoái Châu; Xuân Trúc – huyện Ân ThiDuy trì
11Khu công nghiệp Sạch143,08Hồng Tiến – Khoái Châu; Xuân Trúc – Ân ThiDuy trì
12Khu công nghiệp Số 1263,85Lý Thường Kiệt, Tân Việt – Yên Mỹ; Xuân Trúc – Ân ThiDuy trì
13Khu công nghiệp Số 3159,71Hồng Tiến – Khoái Châu; Xuân Trúc – Ân Thi; Lý Thường Kiệt – Yên MỹDuy trì
14Khu công nghiệp Số 5192,64Xuân Trúc, Quảng Lãng huyện Ân Thi; Nghĩ Dân – huyện Kim ĐộngDuy trì
15Khu công nghiệp Thổ Hoàng250Vân Du, Xuân Trúc, Quang Lãng và Thị trấn Ân Thi – huyện Ân ThiDuy trì

Các Khu công nghiệp mở rộng đến năm 2030

TTTên KCNDiện tích (ha)Địa điểm
1Khu công nghiệp Phố Nối A207,5Minh Hải, Chỉ Đạo, Lạc Hồng và Lạc Đạo huyện Văn Lâm
2Khu công nghiệp Kim Động100Chính nghĩa, Phạm Ngũ Lão, Toàn Thắng huyện Kim Động

Các Khu công nghiệp được quy hoạch mới dự kiến đến năm 2030

TTTên KCNDiện tích (ha)Địa điểm
1Khu công nghiệp Số 4390Việt Hòa – Khoái Châu; Xuân Trúc và Quảng Lãng – Ân Thi; Toàn Thắng và Nghĩa Dân – Kim Động
2Khu công nghiệp Tân Á Đại Thành268,99Văn Nhuệ và Hoàng Hoa Thám – huyện Ân ThiĐã trình Thủ tƣớng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch với tên là KCN Tân Á Đại Thành
3Khu công nghiệp Số 6308,2Vân Du, Quảng Lãng, Xuân Trúc, Quang Vinh, thị trấn Ân Thi – huyện Ân Thi
4Khu công nghiệp Số 7198,56Quang Vinh, Vân Du, Đào Dương – huyện Ân Thi
5Khu công nghiệp Hưng Long, Ngọc Lâm và Xuân Dục391,7Hưng Long, Ngọc Lâm, Xuân Dục – Thị xã Mỹ HàoTên trên hồ sơ khảo sát là KCN Sala
6Khu công nghiệp Chính Nghĩa – Phạm Ngũ Lão200Chính Nghĩa và Phạm Ngũ Lão – huyện Kim Động
7Khu công nghiệp Bãi Sậy495Bãi Sậy, Phù Ủng, Bắc Sơn – huyện Ân Thi
8Khu công nghiệp Tiên Lữ – Kim Động – Ân Thi463,11Hưng Đạo – huyện Tiên Lữ; Vũ Xá và thị trấn Lương Bằng – huyện Kim Động, Hồng Quang huyện Ân Thi
9Khu công nghiệp Kim Động – Ân Thi400Nhân La , Vũ Xã – huyện Kim Động; Hồng Vân, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Trãi – huyện Ân Thi
10Khu công nghiệp Phố Hiến200Trung Nghĩa , Liên Phương thành phố Hưng Yên và An Viên, Thủ Sĩ huyện Tiên Lữ
11Khu công nghiệp Tân Phúc – Hoàng Hoa Thám350Tân Phúc và Hoàng Hoa Thám, huyện Ân Thi
12Khu công nghiệp Ân Thi450Đa Lộc, Hồng Vân, Tiền Phong huyện Ân Thi
13Khu công nghiệp Phù Cừ 544Hạ Lễ huyện Ân Thi; Đoàn Đào, Minh Hoàng, Phan Sào Nam huyện Phù Cừ
14Khu công nghiệp Phù Cừ – Tiên Lữ386Tiên Tiến, Đình Cao huyện Phù Cừ; Cương Chính huyện Tiên Lữ

Phân bố các cụm công nghiệp

Đến năm 2030, dự kiến trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 43 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.191,26 ha, trong đó:

– Duy trì hiện trạng 23 CCN, bao gồm các Cụm công nghiệp đã được quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 tại QĐ/3143 và các CCN được thành lập mới sau QĐ/3143 với tổng diện tích 1.132,48 ha.

Bản đồ phương án quy hoạch Cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Quy hoạch các Cụm công nghiệp đến năm 2030

TTTên Cụm công nghiệpDiện tích (ha)Địa chỉGhi chú
1Cụm công nghiệp Tiên Lữ40Huyện Tiên LữBổ sung mới theo QHSDĐ
2Cụm công nghiệp An Viên – Trung Nghĩa70H.Tiên Lữ, TP. Hưng YênBổ sung mới theo QHSDĐ
3Cụm công nghiệp Phố Hiến60H.Tiên Lữ, TP. Hưng YênBổ sung mới theo QHSDĐ
4Cụm công nghiệp Chính Nghĩa75H. Kim Động, Ân ThiHuyện bổ sung mới theo QHSDĐ
5Cụm công nghiệp Kim Động75H. Kim Động, Ân ThiHuyện bổ sung mới theo QHSDĐ
6Cụm công nghiệp Kim Thi75H. Kim Động, Ân ThiHuyện bổ sung mới theo QHSDĐ
7Cụm công nghiệp Đặng Lễ75H. Kim Động, Ân ThiHuyện bổ sung mới theo QHSDĐ
8Cụm công nghiệp Ân Thi9,88H. Kim Động, Ân ThiHuyện bổ sung mới theo QHSDĐ
9Cụm công nghiệp Phan Đình Phùng 326,60Huyện Văn LâmHuyện bổ sung mới theo QHSDĐ
10Cụm công nghiệp Hoàng Hoa Thám62Huyện Ân ThiHuyện bổ sung mới theo QHSDĐ
11Cụm công nghiệp Nam Khoái Châu30Huyện Khoái ChâuHuyện bổ sung mới theo QHSDĐ

Trong thời kỳ quy hoạch phát triển công nghiệp đến 2030, tỉnh Hưng Yên cũng sẽ đưa ra khỏi quy hoạch 28 CCN trong Quyết định 3143 với tổng diện tích 1.427,24 ha (Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của từng đị phương trong tỉnh).

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcTập đoàn FPT thực hiện luân chuyển cán bộ cấp cao với ông Hoàng Nam Tiến
Bài tiếp theoQuy hoạch Ngành – Khu – Điểm du lịch tỉnh Hưng Yên đến 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây