Trang chủ Du lịch Quy hoạch Ngành – Khu – Điểm du lịch tỉnh Hưng Yên...

Quy hoạch Ngành – Khu – Điểm du lịch tỉnh Hưng Yên đến 2030

124
0

Quy hoạch Ngành và các khu – Điểm du lịch tỉnh Hưng Yên đến 2030 với mục tiêu đưa Hưng Yên trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch.

Thực trạng ngành du lịch tỉnh Hưng Yên

Tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Hưng Yên khá nổi bật và đa dạng, bao gồm các di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, những giá trị văn hoá phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội


Bên cạnh đó, các cảnh quan ven sông Hồng, sông Luộc thích hợp phát triển du lịch cuối tuần kết hợp sinh thái trang trại, nông nghiệp, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thư giãn, du lịch đường sông kết nối với Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, Hưng Yên là tỉnh có nhiều làng nghề, đặc sản nông nghiệp như nhãn lồng, gà Đông Tảo, tương Bần… hấp dẫn khách du lịch.

Trong điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên không đa dạng, đặc sắc, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình kiến trúc hiện đang xuống cấp, công tác bảo tồn, tôn tạo còn hạn chế nên việc phát triển thành sản phẩm du lịch còn khó khăn.

Hiện trạng phát triển du lịch

Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu:


Khách du lịch: Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến Hưng Yên tăng rất nhanh. Đặc biệt, kể từ năm 2013 khu đô thị sinh thái Ecopark đi vào hoạt động, nhờ sự hình thành một số điểm du lịch mới đã thu hút đông đảo lượng khách nghỉ ngơi, tham quan, du lịch tâm linh. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2020 đạt 5,47%.

Khách du lịch đến Hưng Yên chủ yếu đi bằng đường bộ từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hạ Long qua quốc lộ 5 và quốc lộ 39A; từ tuyến du lịch xuyên Việt (quốc lộ 1A) qua cầu Yên Lệnh hoặc từ Hà Nội theo sông Hồng… So với mặt bằng chung cả nước, số khách du lịch đến Hưng Yên còn thấp (năm 2019 chỉ bằng 0,97 % tổng lượng khách cả nước); thời gian lưu trú của khách ngắn, trung bình chỉ đạt 1,3 ngày.

Khách quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến Hưng Yên trong những năm qua tăng trưởng mạnh, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Khách quốc tế đến Hưng Yên chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Philippines, Singapore… đến với mục đích công vụ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, làm việc, phát triển kinh tế, ngoại giao… Số khách với mục đích du lịch thuần tuý chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp. 


Khách nội địa: Khách du lịch nội địa đến Hưng Yên chủ yếu từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. Khách nội đị thường đi với các mục đích công tác, thương mại, làm ăn, học sinh, sinh viên đi du lịch dã ngoại, chủ yếu là khách du lịch tâm linh đến vào các mùa lễ hội kết hợp thăm các di tích lịch sử văn hoá, du lịch sinh thái cảnh quan.

Những địa điểm đón nhiều khách du lịch là khu vực Phố Hiến, thành phố Hưng Yên; cụm du lịch Đa Hoà – Dạ Trạch, đền Phù Ủng, chùa Nôm…

Lao động ngành du lịch:


Hiện nay, Hưng Yên chỉ còn 3.450 lao động, trong đó có 2.530 lao động trực tiếp và 920 lao động gián tiếp. Hiện tại, tỷ lệ lao động cho 1 buồng lưu trú đạt 1,07 người (mức đảm bảo chất lượng là 1,5), khá thấp so với các địa phương khác.

Về chất lượng lao động, phần lớn lao động trực tiếp chưa được đào tạo đúng các chuyên ngành du lịch, kể cả đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu. Lao động gián tiếp du lịch phát triển tự phát theo nhu cầu xã hội. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, lao động gián tiếp du lịch củ Hưng Yên giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ và sự phục hồi của ngành du lịch tỉnh. Vì vậy, vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch Hưng Yên đang là một trong những vấn đề hết sức cấp bách.

Bản đồ hiện trạng du lịch tỉnh Hưng Yên
Bản đồ hiện trạng du lịch tỉnh Hưng Yên

Thị trường và sản phẩm du lịch

* Thị trường khách du lịch: Khách du lịch Hưng Yên trong năm qua chủ yếu vẫn là khách du lịch nội địa, từ trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và từ các đị phương xung quanh đi lễ hội, tham quan, dã ngoại, khách công vụ… Hiện tại, khách du lịch thuần tuý đi theo tour, tuyến, khách nước ngoài rất ít. Vì vậy, trong tương lai cần có sự phát triển các khu du lịch độc đáo, xúc tiến, quảng bá đủ mạnh để thu hút khách du lịch nội địa từ các tỉnh và khách quốc tế từ các trung tâm du lịch kế cận về Hưng Yên.

* Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch Hưng Yên đang từng bước được hình thành và dần khẳng định được thương hiệu. Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh hiện đ ng khai thác hiệu quả bao gồm: Du lịch văn hóa tâm linh gắn với tour du lịch sông Hồng và các tuyến đường bộ; Du lịch lễ hội dân gian truyền thống; Du lịch sinh thái, nông nghiệp, cộng đồng; Du lịch làng nghề gắn với tìm hiểu di tích lịch sử.

– Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh gắn với tour du lịch sông Hồng và các tuyến đường bộ: Các tuyến, điểm tham quan di tích lịch sử – văn hóa, cụm di tích tiêu biểu bao gồm: đền Đa Hò , đền Dạ Trạch – Làng gốm Bát Tràng; Hà Nội – đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch – Khu di tích quốc gi đặc biệt Phố Hiến; Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến – đền Tống Trân – Di tích Quốc gia đị điểm Cây Đa và đền La Tiến; chùa Thái Lạc – chùa Nôm – đền Ghênh…

– Sản phẩm du lịch lễ hội: Cụm di tích Đa Hò – Dạ Trạch gắn với lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung; chùa Thái Lạc gắn với lễ hội Tứ pháp cầu mưa Lạc Hồng; đền Phù Ủng gắn với lễ hội đền Phù Ủng; khu di tích đền thờ danh nhân Lê Hữu Trác gắn với lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; Chùa Chuông – đền Mẫu – đền Trần gắn với lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến…

– Sản phẩm du lịch sinh thái: Mô hình du lịch khám phá vườn cam canh, vườn ổi tại huyện Văn Giang; du lịch sinh thái, dã ngoại tại khu đô thị Ecopark.

– Sản phẩm du lịch làng nghề gắn với di tích lịch sử, văn hóa: Các làng nghề trồng nhãn, trồng cam, nuôi gà, cây cảnh… ở Khoái Châu kết hợp tham quan đền thờ Triệu Việt Vương; làng nghề dược liệu Nghĩ Trãi và kết hợp tham quan chùa Nôm, chùa Thái Lạc huyện Văn Lâm; trải nghiệm đan đó, rọ Thủ Sỹ, ra đồng bắt cá… tham quan di tích quốc gi đặc biệt đền An Xá, huyện Tiên Lữ.

So với tiềm năng sản phẩm du lịch Hưng Yên còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa thực sự hấp dẫn. Ngoài ra , Hưng Yên còn thiếu các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, dịch vụ đi kèm vì vậy không giữ được khách lưu lại dài ngày. 

Tổ chức không gian du lịch

Phân vùng lãnh thổ du lịch

Hưng Yên hiện có 3 cụm du lịch chính là: Cụm thành phố Hưng Yên và phụ cận (chủ yếu tập trung tại khu vực đô thị cổ Phố Hiến), là trọng tâm phát triển du lịch cho toàn tỉnh; Cụm Khoái Châu (chủ yếu tập trung tại khu vực Đa Hòa – Dạ Trạch); Cụm Phố Nối và phụ cận (chủ yếu tập trung tại khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, Khu lưu niệm Nguyễn Văn Linh, khu di tích Chù Nôm)

Các tuyến du lịch: Ngành du lịch Hưng Yên đã xây dựng các tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh như sau:

* Các tuyến du lịch nội tỉnh

– Tuyến 1: Phố Hiến – Đền Đậu An, đền thờ Hoàng Hoa Thám – Đền Phù Ủng – Làng chạm bạc Huệ Lai – Khu tưởng niệm tướng công Nguyễn Thiện Thuật, chùa Sùng Bảo (Mỹ Hào).

– Tuyến 2: Phố Hiến – Cây Đa và đền thờ La Tiến – Tống Trân, Cúc Hoa – suối nước nóng Phù Cừ.

– Tuyến 3: Phố Hiến – Nhà thờ bà Hoàng Thị Loan – Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông – Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh – Làng cổ Đại Đồng, Chù Nôm, Đền Ghênh, Chùa Thái Lạc.

– Tuyến 4: Phố Hiến – Khu đô thị sinh thái Ecopark.

– Tuyến 5: Phố Hiến – Đ Hò , Dạ Trạch, Đền thờ Triệu Việt Vương, Chùa Mễ – Làng hoa Xuân Quan.

* Các tuyến du lịch liên tỉnh:

Các tuyến du lịch liên tỉnh chính bao gồm: Tuyến du lịch sinh thái đường sông: Hà Nội – Hưng Yên; Tuyến du lịch tham quan đường sông: Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định; Tuyến du lịch đường bộ Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Phương án quy hoạch phát triển khu du lịch

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 như sau:

Khu du lịch Phố Hiến:

  • Vị trí: Thuộc phường Hồng Châu, thành phố Hưng Yên, bên bờ sông Hồng, nằm trong không gian đô thị cổ Phố Hiến.
  • Tính chất: Khu du lịch cấp quốc gia.
  • Quy mô: Khoảng 1.000 ha.
  • Hướng khai thác: Đây là khu có ý nghĩ đặc biệt quan trọng, là trung tâm du lịch của tỉnh, cần tập trung khai thác các giá trị văn hóa gắn với Phố Hiến, các giá trị sinh thái, vui chơi giải trí và nghỉ cuối tuần.

Nghiên cứu phục dựng lại các phố cổ. Tại đây, có thể phát triển chợ và cảng sông phục vụ tuyến du lịch đường sông Phố Hiến – Thăng Long.

  • Về sinh thái: Phát triển du lịch sinh thái trang trại, nông nghiệp, nông thôn gắn với sông Hồng.
  • Về vui chơi giải trí và nghỉ cuối tuần: Phục vụ nhu cầu giải trí và nghỉ cuối tuần cho khu vực thành phố Hưng Yên, Hà Nội, Hà N m…
  • Về văn hóa: Tham quan hệ thống di tích lịch sử văn hóa của cụm thành phố Hưng Yên và phụ cận trong đó tập trung vào các di tích tại Phố Hiến

Các sản phẩm du lịch chính có thể khai thác tại khu này bao gồm: Tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử – văn hoá, kiến trúc liên quan đến Phố Hiến xưa; du lịch lễ hội; hội nghị, hội thảo; thể thao, vui chơi giải trí; nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái cảnh quan đê sông Hồng, thăm cây Nhãn tổ, Phố Hiến; du lịch đường thuỷ dọc sông Hồng.

Khu du lịch Đa Hòa – Dạ Trạch:

  • Vị trí: Dải ven sông Hồng trong không gian Khu văn hóa, du lịch và dịch vụ thể dục thể thao Chử Đồng Tử, thuộc các xã Bình Minh, Dạ Trạch và Hàm Tử, huyện Khoái Châu.
  • Tính chất: Khu du lịch cấp tỉnh.
  • Quy mô: Khoảng 125 ha.

– Hướng khai thác sản phẩm: Tập trung khai thác truyền thuyết tình yêu Tiên Dung – Chử Đồng Tử, các giá trị lịch sử của di tích Hàm Tử, Bãi Sậy; các giá trị sinh thái ven sông Hồng, các đặc sản tự nhiên như gà Đông Tảo, cây cảnh…

– Các sản phẩm du lịch chính gồm: Du lịch văn hoá (Tham quan di tích lịch sử Đa Hoà – Dạ Trạch, di tích Hàm Tử, Bãi Sậy, lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung…); du lịch vui chơi giải trí, thể thao (thể thao trên sông, thể thao sân golf), ẩm thực; du lịch sinh thái làng vườn, cảnh quan ven sông, đầm Dạ Trạch; nghỉ cuối tuần.

Khu du lịch Cây đa và Đền thờ La Tiến

  • Vị trí: Dải ven bờ sông Luộc thuộc các xã Nguyên Hòa, Tống Trân huyện Phù Cừ.
  • Tính chất: Khu du lịch cấp tỉnh.
  • Quy mô: Khoảng 50 ha.

– Hướng khai thác: Tập trung khai thác các giá trị văn hóa, tâm linh di tích Cây đa và Đền thờ La Tiến, đền Phượng Hoàng, đền Tống Trân…; các giá trị sinh thái nông thôn ven sông Luộc và mỏ nước khoáng nóng Tống Trân.

– Các sản phẩm du lịch chính có thể khai thác: Du lịch văn hoá (tham quan di tích lịch sử Cây đa và Đền thờ La Tiến, Đền Phượng Hoàng, Đền Tống Trân); du lịch sinh thái đồng quê – làng vườn, cộng đồng, trải nghiệm; du lịch nghỉ cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí, thể thao, ẩm thực, tắm khoáng nóng, chăm sóc sức khỏe.

Khu du lịch sinh thái Ecopark Văn Giang

Khu du lịch sinh thái Ecopark được định hướng phát triển từ cơ sở khu du lịch sinh thái Ecopark hiện nay.

  • Vị trí: Khu đô thị sinh thái Ecopark và vùng lân cận thuộc huyện Văn Giang.
  • Tính chất: Khu du lịch cấp tỉnh.
  • Quy mô: Trọng tâm là khu đô thị Ecopark Văn Giang và các làng hoa, cây cảnh lân cận, có sự liên kết với các khu đô thị thương mại và dịch vụ tổng hợp của các dự án: Khu đô thị Dream City; Khu đô thị nhà vườn Xuân Cầu; Khu đô thị Xuân Thành Land; Khu đô thị Đại An; Khu trung tâm Văn hóa – Thể dục thể thao huyện Văn Giang…

– Hướng khai thác: Phát triển du lịch sinh thái, thư giãn, vui chơi giải trí, thể thao cao cấp và ẩm thực cuối tuần tại khu đô thị sinh thái Ecopark kết hợp du lịch cộng đồng, tham quan làng hoa, cây cảnh ven sông Hồng.

Khu du lịch Làng Nôm

  • Vị trí: Thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, nằm trên trục không gian dọc theo quốc lộ 39 (TP. Hưng Yên – Phố Nối).
  • Tính chất: Khu du lịch cấp tỉnh.
  • Quy mô: Khoảng 200 ha.

– Hướng khai thác: Tập trung khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng làng cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ (làng Nôm), kết hợp văn hóa tâm linh, nghệ thuật các công trình kiến trúc (chù Nôm, đình Tam Giang, chợ quê, cầu đá…) gắn liền với các điểm du lịch hấp dẫn khác như: làng nghề đúc đồng Lộng Thượng, Đền Ghênh (thị trấn Như Quỳnh)…

– Các sản phẩm du lịch chính có thể khai thác: du lịch cộng đồng (homestay) kết hợp tham quan, tìm hiểu kiến trúc nghệ thuật, làng nghề, trải nghiệm văn hóa chợ quê và cảnh quan làng quê, lễ hội văn hóa, tâm linh…

Bản đồ quy hoạch không gian phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ quy hoạch không gian phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Quy hoạch các điểm tham quan du lịch tỉnh Hưng Yên

Ngoài hệ thống các điểm tham quan nằm trong ranh giới các khu du lịch nêu trên, căn cứ tiềm năng du lịch, định hướng các điểm tham quan, cụm điểm tham quan trên đị bàn tỉnh gồm:

Điểm du lịch di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

  • Vị trí: Thuộc huyện Yên Mỹ, trên trục không gian dọc theo quốc lộ 39 (Hưng Yên – Phố Nối).
  • Quy mô phát triển: Quần thể di tích bao gồm đền thờ Lê Hữu Trác, nhà thờ dòng họ Lê, khu lăng mộ họ Lê.
  • Chức năng: Tham quan, nghiên cứu, giáo dục, tri ân, lễ hội, tâm linh. Khách du lịch trong nước và quốc tế có thể tới tham quan, học tập và sưu tầm các bài thuốc cổ truyền.

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông được khai thác gắn liền với các điểm du lịch hấp dẫn khác: Làng nghề tương Bần (Phố Nối), Khu tưởng niệm Nguyễn Văn Linh; đền và lăng mộ Phạm Công Trứ (Yên Mỹ); Chùa Lãng, Chùa Thái Lạc (Văn Lâm); Đền Ủng (Ân Thi) thờ Tướng quân Phạm Ngũ Lão…

Điểm du lịch di tích Chùa Nôm

  • Vị trí: Thuộc huyện Văn Lâm, trên trục không gian dọc theo quốc lộ 39 (Hưng Yên – Phố Nối).
  • Quy mô phát triển: Quần thể di tích bao gồm chùa và cảnh quan xung quanh (làng Nôm, chợ quê, cầu đá), gắn liền với các điểm du lịch hấp dẫn khác như: Đền Ghênh, làng nghề đúc đồng…
  • Chức năng: Tham quan, tìm hiểu kiến trúc nghệ thuật, tượng đất ngàn năm, chợ và cảnh quan làng quê; lễ hội tâm linh.

Khách du lịch đến đây vừa được vãn cảnh, thư giãn, tâm linh vừa được tìm hiểu nét quê Việt vùng Bắc Bộ thông qua chợ quê và kiến trúc truyền thống.

Các điểm du lịch phụ trợ khác

Ngoài những điểm tham quan nổi bật trên, định hướng phát triển các điểm du lịch địa phương theo địa bàn huyện như sau:

Các điểm tham quan du lịch thuộc thành phố Hưng Yên: 

  • Bảo tàng Hưng Yên: Tham quan, nghiên cứu, giáo dục.
  • Công viên An Vũ, hồ An Vũ: Vui chơi giải trí, thư giãn.
  • Đền Đào Nương: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đền Tân La: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đền Bảo Châu: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đình, Đền, Chù Đào Đặng: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Lăng và Đền Thờ Doãn Nỗ: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đền Phủ Vị: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đình Bồng Châu: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.

Các điểm tham quan du lịch thuộc huyện Tiên Lữ:

  • Đền Đậu An: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đền và chù Hải Yến: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Chùa Triều Dương: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.

Các điểm tham quan du lịch thuộc huyện Phù Cừ:

  • Đền Tống Trân: Tham quan, vãn cảnh, giáo dục, tâm linh
  • Đền Phượng Hoàng: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Chùa Trà Dương: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.

Các điểm tham quan du lịch thuộc huyện Kim Động:

  • Đền Đào Xá: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Chùa Phương Tòng: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.

Các điểm tham quan du lịch huyện Ân Thi:

  • Đền Phù Ủng: Tham quan, vãn cảnh, gió dục, tâm linh.
  • Đền, chùa Xá: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.

Các điểm tham quan du lịch huyện Yên Mỹ:

  • Khu lưu niệm TBT Nguyễn Văn Linh: Tham quan, tri ân, giáo dục.
  • Đình Thổ Cốc, đình Lạc Cầu, đền thờ và lăng mộ Phạm Công Trứ: Tham quan, giáo dục.

Các điểm du lịch thị xã Mỹ Hào:

  • Khu tưởng niệm Tướng công Nguyễn Thiện Thuật: Tham quan, giáo dục.
  • Chùa Nguyễn Xá: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Chùa Thứa: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Chùa Sùng Bảo (Xuân Nhân): Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.

Các điểm tham quan du lịch huyện Văn Lâm:

  • Đền Ghênh: Tham quan, nghiên cứu, giáo dục, vãn cảnh và tâm linh
  • Đình Mễ Đậu: Tham quan kiến trúc nghệ thuật, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đình Phả Lê: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.

Các điểm tham quan du lịch huyện Khoái Châu:

  • Khu di tích Bãi Sậy: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đền Hàm Tử: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Khu tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan: Tham quan, giáo dục, tri ân.
  • Chùa Cót: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đền Đại Quan: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đền An Lạc: Tham quan, vãn cảnh, tâm linh.

Các điểm tham quan du lịch huyện Văn Giang:

  • Đình Ba Ngưu: Tham quan kiến trúc nghệ thuật, vãn cảnh, tâm linh.
  • Chùa Mễ Sở: Tham quan kiến trúc nghệ thuật, vãn cảnh, tâm linh.
  • Đền Ngò: Tham quan kiến trúc nghệ thuật, vãn cảnh, tâm linh

Tài liệu tham khảo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch Ngành – Khu – Cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên đến 2030
Bài tiếp theoQuy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên đến 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây