Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch Khu kinh tế, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La đến...

Quy hoạch Khu kinh tế, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La đến 2030, tầm nhìn 2050

65
0

Phương án quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu, khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La đến 2030 trên địa bàn thành phố Sơn La và các huyện Quỳnh Nhai; Thuận Châu; Mường La; Bắc Yên; Phù Yên; Mộc Châu; Yên Châu; Mai Sơn; Sông Mã; Sốp Cộp và Vân Hồ.

Hiện trạng các Khu kinh tế cửa khẩu, khu/cụm công nghiệp tỉnh Sơn La

Hiện trạng các khu công nghiệp:

Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 2 khu công nghiệp, trong đó: Khu công nghiệp Mai Sơn đang hoạt động và Khu công nghiệp Vân Hồ đang lập quy hoạch. Cụ thể:


Khu công nghiệp Mai Sơn: được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006; Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 21/9/2007, phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 25/6/2018. Quy mô diện tích 150ha (Giai đoạn I: 63,7ha, giai đoạn II: 86,3ha).

Dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Mai Sơn giai đoạn I được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 08/11/2006; phê duyệt điều chỉnh tại các Quyết định số 3234/QĐ-UBND ngày 30/11/2009 và Quyết định số 651/QĐ-UBND ngày 24/3/2017, với tổng mức đầu tư 285,504 triệu đồng.

Hiện nay, Khu công nghiệp Mai Sơn đang triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng còn lại (khoảng 15,21ha/63,7ha) và thi công hoàn thiện các hạng mục hạ tầng gồm: Đường nội bộ (1,6Km nền đường, 2,4Km móng, mặt đường trong tổng số 4,2Km); Nhà máy cấp nước, công suất 5.000m3/ngày đêm (lắp đặt hệ thống cấp điện và đường ống cấp); Nhà máy xử lý nước thải tập trung (lắp đặt thiết bị công nghệ xử lý nước thải). Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Mai Sơn giai đoạn I hoàn thành trong năm 2022.


Khu công nghiệp Vân Hồ được lập quy hoạch với quy mô 240ha, có vị trí tại bản Thuông Cuông, xã Vân Hồ, huyện Vân hồ. KCN này được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam của tỉnh Sơn La. Trong đó, diện tích dành cho KCN là 216,6ha; diện tích dành cho sắp xếp ổn định dân cư.

Hiện trạng các cụm công nghiệp:

Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 đã quy hoạch 09 cụm công nghiệp, trong đó có 8 cụm được phê duyệt theo QĐ số 3184/UBND ngày 31/12/2016 với tổng diện tích 166,25ha, bao gồm:

  • Cụm công nghiệp Chiềng Ngần (18ha),
  • Cụm công nghiệp Gia Phù (38,1ha),
  • Cụm công nghiệp Quang Huy (5ha),
  • Cụm công nghiệp Mường La (40ha),
  • Cụm công nghiệp Phổng Lái (5ha),
  • Cụm công nghiệp Tông Cọ (32ha),
  • Cụm công nghiệp Quỳnh Nhai (32ha),
  • Cụm công nghiệp Mộc Châu (25,25ha)
  • Cụm công nghiệp Hoàng Văn Thụ được phê duyệt tại QĐ số 2204/UBND ngày 24/10/2022 với diện tích là 60ha.

Đến nay có 03 cụm công nghiệp được thành lập là cụm công nghiệp Gia Phù, cụm công nghiệp Mộc Châu, cụm công nghiệp Mường La. Trong 03 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập, có 02 cụm được quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, đã hoàn thành hệ thống hạ tầng và đi vào hoạt động:


+ Cụm công nghiệp Mộc Châu (đang hoạt động); Vị trí:Thuộc tiểu khu Bó Bun thuộc thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc ChâuĐầu tư hạ tầng: Hiện nay, Diện tích đất thuận lợi đã giải phóng mặt bằng; Diện tích đã quy hoạch xây dựng chi tiết là 25,25ha (giữ nguyên); Hệ thống hạ tầng trong cụm mới đầu tư trạm biến áp, hiện đang đầu tư xây dựng đường giao thông, tường rào.

+ Cụm công nghiệp Gia Phù (đang hoạt động) Vị trí: Xã Gia Phù, huyện Phù YênĐầu tư hạ tầng: UBND huyện Phù Yên đang lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng.

+ Cụm công nghiệp Mường La; Vị trí: Xã It Ong, huyện Mường LaĐầu tư hạ tầng: Cụm công nghiệp chưa được quy hoạch chi tiết, chưa được đầu tư hạ tầng. Huyện Mường La đang tiến hành triển khai đền bù mặt bằng.


Bản đồ hiện trạng các Khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La
Bản đồ hiện trạng các Khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La

Phương án quy hoạch các Khu kinh tế cửa khẩu, khu/cụm công nghiệp tỉnh Sơn La

Phương án phát triển không gian Khu kinh tế cửa khẩu

Không gian phát triển Khu kinh tế cửa khẩu được bố trí phù hợp với nghị quyết số 238/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND Tỉnh Sơn La về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 và theo quyết định số 326/QĐ –TTg ngày 09/3/2022 của Thủ Tướng Chính Phủ về chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030; Trong đó, chỉ tiêu đất dành cho khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập có diện tích là 11.030 ha, khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương có diện tích là 8.580 ha. Tổng diện tích hai khu là 19.610 ha.

1. Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập

Khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập có vị trí tại xã Lóng Sập, thuộc huyện Mộc Châu; Phía Bắc giáp xã Mường Sang, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La; Phía Nam: giáp huyện Sốp Bau Tỉnh Huaphanh (Hủa Phăn), Lào; Phía Đông: giáp xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La; Phía Tây: giáp huyện Sốp Bau, Tỉnh Huaphanh (Hủa Phăn), Lào. Dân số đến năm 2021 khoảng 5.041 người.

Bản đồ quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập đến 2030, tầm nhìn đến 2050

2. Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương

Thực hiện theo quyết định số 188/2001/QĐ-TTg ngày 11/12/2001 của thủ tướng chính phủ về việc cho phép cửa khẩu Chiềng Khương và cửa khẩu Lóng Sập được áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu biên giới;

Cửa khẩu Chiềng Khương là 1 trong 2 cửa khẩu thông quan chính giữa tỉnh Sơn La và nước bạn Lào. Việc trao đổi, thông quan hàng hóa kết hợp với du lịch giữa hai nước ngày một tăng cao, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ quốc phòng an ninh khu vực cửa khẩu được tỉnh quan tâm. Vì vậy, việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương là hết sức cần thiết.

Khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương có vị trí tại xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã. Nằm ở phía Nam của Tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 70km về hướng Bắc và cách thị xã Sầm Nưa (Tỉnh Hủa Phăn – Lào)130 km. Phía Bắc giáp xã Mường Sai, huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La; Phía Đông: giáp xã Phiêng Pằn, Phiêng Cằm và xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La; Phía Tây: giáp xã Mường Hung, huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La; Phía Nam: giáp huyện Mường Ét, Tỉnh Huaphanh (Hủa Phăn), Lào. Dân số đến năm 2021 khoảng 13.036 người.

Bản đồ phương án quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương đến 2030
Bản đồ phương án quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương đến 2030

Khu kinh tế cửa khẩu được tổ chức thành các khu chức năng gồm: Khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư và các khu chức năng khác phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm của địa phương.

Hướng phát triển không gian:

Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập: lấy xã Lóng Sập làm trung tâm; Phát triển theo 2 hướng chính như sau: Phía Bắc: Dọc theo QL.43, đoạn từ trung tâm xã Lóng Sập hướng đi đến TT. Mộc Châu; phát triển các khu dân cư gắn với NNUNCNC, cảnh quan khu cửa khẩu; Phía Tây Nam: Dọc theo QL.43, đoạn từ trung tâm xã Lóng Sập hướng đi tới cửa khẩu Lóng Sập tiếp giáp nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hình hành các cơ sở hạ tầng KKT như: Logistics, khu kho bãi, khu thuế quan…; phát triển thương mại du lịch, công nghiệp;

Định hướng đến năm 2050 hình thành KCN Lóng Sập (quy mô khoảng 200 -300ha) có vai trò vai trò chủ đạo để phát triển công nghiệp trong khu kinh tế.

Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương: lấy đô thị Chiềng Khương làm trung tâm; Phát triển theo 3 hướng chính như sau: Phía Tây Bắc: Dọc theo QL.4G, đoạn từ đô thị Chiềng Khương hướng đi tới thị trấn Sông Mã; phát triển đô thị Chiềng Khương và cảnh quan khu kinh dọc hai bên sông Mã; Phía Nam: Dọc theo QL.4G, đoạn từ đô thị Chiềng Khương hướng đi tới cửa khẩu Chiềng Khương tiếp giáp nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; hình hành các cơ sở hạ tầng KKT như: Logistics, khu kho bãi, khu thuế quan…; Phía Đông: Dọc theo QL.4G, đoạn từ đô thị Chiềng Khương hướng đi tới trung tâm xã Mường Sai; phát triển thương mại du lịch, Công nghiệp;

Định hướng đến năm 2050 hình thành KCN Chiềng Khương (quy mô khoảng 150 ha) có vai trò chủ đạo để phát triển công nghiệp trong khu kinh tế.

Phương án phát triển không gian các khu công nghiệp

– Giai đoạn 2021-2030: Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại 02 khu công nghiệp̣ (KCN Mai Sơn và KCN Vân Hồ) với tổng diện tích khoảng 366,65 ha. Cụ thể như sau:

Khu công nghiệp Mai Sơn:

1. Giai đoạn đến năm 2025: Triển khai giai đoạn II Khu công nghiệp Mai Sơn, diện tích 86,30 ha, đưa tổng diện tích Khu công nghiệp Mai Sơn là 150 ha;

2. Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghiệp Mai Sơn với quy mô 150ha.

3. Giai đoạn 2031- 2050: Mở rộng diện tích Khu công nghiệp Mai Sơn thêm 162 ha, nâng tổng diện tích Khu công nghiệp Mai Sơn sau khi mở rộng lên là 312 ha. Hoàn thiện toàn bộ hạ tầng KCN Mai Sơn.

Với mục tiêu là hình thành khu công nghiệp với các ngành sản xuất công nghiệp ít ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm công nghiệp có giá trị kinh tế cao, từng bước hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn mang tầm chiến lược của Tỉnh Sơn La.

Khu công nghiệp Vân Hồ: (Được bổ sung quy hoạch kỳ này):

1. Giai đoạn đến năm 2025: Hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp Vân Hồ với diện tích 216,65 ha theo quy hoạch được duyệt.

2. Giai đoa ̣ n đến năm 2030: Đi vào hoạt động vớ i tỷ lệ lấp đầy KCN đaṭ 100%. Tính chất là KCN tập trung, đa ngành, hướng đến sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên; định hướng các ngành công nghiệp chính như: Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử; chế biến dược liệu, nông lâm sản xuất khẩu bằng công nghệ cao…và dịch vụ ligictics. Việc hình thành KCN Vân Hồ sẽ là động lực để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và phụ trợ, công nghiệp chế biến, bảo quản rau củ quả, thực phẩm, dược phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng mới thân thiện với môi trường.

– Giai đoạn 2030-2050: Đề xuất quy hoạch 03 Khu công nghiệp theo nhu cầu phát triển của Tỉnh như sau:

Khu công nghiệp Yên Châu:

  • Quy mô, diện tích: Khoảng 117 ha.
  • Địa điểm dự kiến của khu công nghiệp: Xã Sặp Vạt (các bản: Nghè, Mệt Sai, Nà Khái và bản Khoóng), huyện Yên Châu.

Khu công nghiệp Chiềng Khương (Sông Mã):

  • Quy mô, diện tích: Khoảng 150ha
  • Địa điểm dự kiến của khu công nghiệp: Xã Chiềng Khương (các bản: Cỏ, Quyết Thắng và bản Puông – Trên trục đường quy hoạch đường tỉnh 115).

Khu công nghiệp Lóng Sập (Mộc Châu):

  • Dự kiến quy mô khoảng 200 -300ha – gắn với Khu Kinh tế cửa khẩu Lóng Sập sau khi đã mở rộng diện tích.
Bản đồ phương án quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ phương án quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Phương án phát triển không gian các cụm công nghiệp

Danh mục cụm công nghiệp đưa vào Phương án phát triển cụm công nghiệp giai đoạn 2021- 2030, định hướng đến năm 2050 gồm:

Huyện Vân Hồ:

  • Cụm công nghiệp Song Khủa: Địa điểm: Bản Song Hưng, xã Song Khủa, huyện Vân Hồ; Diện tích 70ha;
  • Cụm công nghiệp Lóng Luông: Địa điểm: Bản Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ; Diện tích 50ha.

Huyện Mộc Châu:

  •  Tiếp tục quy hoạch và thu hút đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Mộc Châu tại Tiểu khu Bó Bun, Thị trấn Nông trường Mộc Châu; Diện tích đã quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500: 25,25 ha.

Huyện Yên Châu (02 CCN thành lập mới):

  •  Cụm công nghiệp Sặp Vạt: Địa điểm: Xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu; quy mô diện tích 15ha.
  • Cụm công nghiệp Phiêng Khoài: Địa điểm: Bản Cồn Huất xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu; Diện tích 70 ha.

Huyện Thuận Châu ( điều chỉnh 02 CCN đã được quy hoạch):

  • Cụm công nghiệp Tông Cọ: Địa điểm: Bản Sen To, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu; Quy mô: 38ha.
  • Cụm công nghiệp Phổng Lái: Địa điểm: Bản Kiến Xương xã Phổng Lái huyện thuận Châu; Quy mô 50 ha.

Huyện Mai Sơn ( 02 CCN thành lập mới):

  • Cụm công nghiệp Cò Nòi: Địa điểm: Tiểu khu 26/3, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn; Quy mô: 75ha.
  • Cụm công nghiệp Mường Bon: Địa điểm: Bản Sa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn; Quy mô 70 ha.

Huyện Phù Yên (01 CCN hiện trạng và 02 CCN thành lập mới):

  • Cụm công nghiệp Gia Phù: Địa điểm: Xã Gia Phù, huyện Phù Yên; Quy mô: 38,1ha. Tiếp tục quy hoạch và thu hút đầu tư hạ tầng Cụm Công nghiệp Gia Phù tại xã Gia Phù, huyện Phù Yên; diện tích 38,1 ha; ngành nghề thu hút: Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm sản.
  • Cụm công nghiệp Tân Lang: Địa điểm: xã Tân Lang, huyện Phù Yên; Quy mô: 15ha.
  • Cụm công nghiệp Huy Tân: Địa điểm: Bản Cù 2, xã Huy Tân, huyện Phù Yên; Quy mô: 20ha.

Huyện Bắc Yên (02 CCN thành lập mới):

  • Cụm công nghiệp Phiêng Ban: Địa điểm: xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên; Quy mô: 20ha.
  • Cụm công nghiệp Song Pe: Địa điểm: xã Song Pe, huyện Bắc Yên; Quy mô: 27ha.

Huyện Mường La (02 CCN thành lập mới):

  • Cụm công nghiệp Mường La: Địa điểm: Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La; Diện tích quy hoạch 30 ha.
  • Cụm công nghiệp Mường Chùm: Địa điểm: Bản Nà Tòng, bản Nà Nong và bản Nong Chạy xã Mường Chùm, huyện Mường La; Quy mô: 50ha.

Huyện Quỳnh Nhai (02 CCN thành lập mới):

  • Cụm công nghiệp Chiềng Bằng: Địa điểm: Bản Lọng Đán, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai; Quy mô 50ha.
  • Cụm công nghiệp Mường Giàng: Địa điểm: Khu Phiêng Xía, xã Mường Giàng huyện Quỳnh Nhai; Quy mô 32ha.

Huyện Sông Mã (01 CCN thành lập mới):

  • Cụm công nghiệp Nà Nghịu: Địa điểm: Bản Xum Côn, Bản Mé, Xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã; Quy mô 50ha.

Huyện Sốp Cộp (01 CCN thành lập mới):

  • Cụm Công nghiệp Mường Và: Địa điểm: xã Mường Và, huyện Sốp Cộp; Diện tích khoảng 20 ha.

Thành phố Sơn La (01 CCN Thành lập mới):

  • Cụm công nghiệp Hoàng Văn Thụ: Địa điểm: Bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La, TP. Sơn La; Diện tích khoảng 60 ha.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch giao thông tỉnh Sơn La đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bài tiếp theoPhương án Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Sơn La đến 2030, tầm nhìn 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây