Trang chủ Pháp lý Khu kinh tế cửa khẩu là gì?

Khu kinh tế cửa khẩu là gì?

69
0

Khu kinh tế cửa khẩu là gì? Tôi hiện đang tìm hiểu về khu công nghiệp và khu kinh tế. Quy định về quản lý và thành lập về vấn đề này.

Cửa khẩu Lao Bảo thuộc huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là cửa khẩu biên giới tiêu biểu, kiểu mẫu trên tuyến biên giới Việt – Lào, nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Myanma và khu vực miền Trung Việt Nam_Ảnh: TTXVN
Cửa khẩu Lao Bảo thuộc huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là cửa khẩu biên giới tiêu biểu, kiểu mẫu trên tuyến biên giới Việt – Lào, nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Myanma và khu vực miền Trung Việt Nam_Ảnh: TTXVN

Khu kinh tế cửa khẩu là gì?

Định nghĩa khu kinh tế cửa khẩu được quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, (có hiệu lực 10/07/2018), theo đó:


Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính.

Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Tùy vào đặc điểm và mục đích thành lập mà khu kinh tế cửa khẩu có thể được tổ chức thành các khu chức năng, như khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu chế xuất, khu hành chính, khu dân cư… Định nghĩa trên được sử dụng để phân biệt khu kinh tế cửa khẩu với khu kinh tế ven biển, khu kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế).


Vai trò của khu kinh tế cửa khẩu như thế nào?

Khu kinh tế cửa khẩu không chỉ thu hút đầu tư, hình thành doanh nghiệp và tạo việc làm mới, tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ và kỹ năng bên trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu còn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, củng cố quan hệ ngoại giao cũng như tạo ra tính hợp lực, mạng lưới kết nối và lan tỏa tri thức ra bên ngoài phạm vi khu kinh tế.

Ở góc độ khác, khu kinh tế cửa khẩu cho phép chính quyền thực hiện các thử nghiệm với những cách thức tiếp cận mới về kinh tế – xã hội và góp phần tích cực vào tiến trình cấu trúc lại nền kinh tế. Chính vì lý do này, xu thế hình thành các khu kinh tế cửa khẩu đã gia tăng nhanh chóng tại các nền kinh tế chuyển đổi và mới nổi, đặc biệt là trong hơn ba thập niên cuối thế kỷ XX vừa qua. Cũng trong thời gian này, khu kinh tế cửa khẩu cũng trải qua các cấp độ phát triển khác nhau, như:

Ở mức độ thứ nhất, khu kinh tế cửa khẩu được định hình như một khu giao thương giữa hai hay nhiều quốc gia với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về thuế, sử dụng nhân công giá rẻ trong môi trường làm việc tối thiểu.


Ở mức độ thứ hai, cao hơn một bậc so với hình thái giản đơn trước, khu kinh tế cửa khẩu được xem là một khu vực kinh tế cung cấp đa dạng các dịch vụ về thương mại và hậu cần. Hai hình thái này hình thành ban đầu tại các quốc gia công nghiệp và sau đó xuất hiện nhiều hơn tại các quốc gia Đông Á và Mỹ La-tinh.

Ở mức độ thứ ba, khu kinh tế cửa khẩu phát triển ở tầm một đô thị lớn, có đặc điểm mang tính rộng khắp, không bị giới hạn ở các hoạt động sản xuất và xuất khẩu, có tính tích hợp cao với phần còn lại của nền kinh tế. Đây là hình thái phát triển cao nhất của khu kinh tế cửa khẩu mà ở đó có sự kết nối hài hòa giữa hoạt động kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Trên đây là tư vấn về định nghĩa khu kinh tế cửa khẩu. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.



Rate this post
Bài trướcQuyền sở hữu căn hộ chung cư là gì? Cơ sở xác định thời hạn sở hữu chung cư 03/2024
Bài tiếp theoĐất nuôi trồng thuỷ sản là gì? Quy định quản lý và chuyển đổi mục đích sử dụng thế nào?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây