Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Sóc Trăng đến 2030

Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Sóc Trăng đến 2030

180
0

Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được chia làm 4 vùng, bao gồm: Vùng kinh tế biển; Vùng kinh tế ven sông Hậu; Vùng kinh tế nội địa và  Vùng kinh tế huyện đảo Cù Lao Dung.

Quan điểm phân vùng liên huyện

  • Vùng liên huyện là vùng gồm các huyện có điều kiện tự nhiên và xã hội tương đồng, hỗ trợ nhau trong việc phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường.
  • Các huyện trong vùng có khả năng liên kết chặt chẽ trong việc hợp tác toàn diện các hoạt động kinh tế – xã hội và khả năng liên kết giữa các khu đô thị, KCN, CCN, TTĐM (trung tâm đầu mối) động lực trên địa bàn của các huyện với nhau để cùng phát triển nhanh và bền vững.
  • Việc xác định vùng liên huyện là cơ sở để phân công phát triển từng vùng, phân bổ các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội dùng chung, đầu tư trọng tâm, phục vụ hiệu quả hơn.

Định hướng phát triển vùng liên huyện

Định hướng phát triển đến năm 2030: Phát triển các vùng liên huyện trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của từng vùng, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các vùng, tính thống nhất đặt trong tổng thể định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn quy hoạch.


  • Vùng kinh tế biển đóng vai trò là động lực trong phát triển của tỉnh, khai thác hiệu quả các điều kiện về kinh tế biển; tạo sự dẫn dắt và bổ trợ cho sự phát triển đối với các vùng còn lại.
    Vùng kinh tế ven sông Hậu khai thác tối đa các lợi thế về điều kiện phát triển công nghiệp, nông nghiệp hiệu quả cao, là khu vực dự trữ nước ngọt của tỉnh; đóng vai trò bổ trợ chặt chẽ đối với vùng kinh tế ven biển và vùng Cù Lao Dung.
    Vùng kinh tế nội địa phát huy các lợi thế về phát triển nông nghiệp, thương mại, dịch vụ gắn với trục quốc lộ 1A và trục Quản lộ Phụng Hiệp.
    Vùng Cù Lao Dung phát huy được vai trò là khu vực dự trữ cho phát triển, tập trung phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dich vụ, hạn chế phát triển công nghiệp.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030: Các vùng liên huyện có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo sự liên kết nội vùng chặt chẽ, khả năng kết nối ngoại vùng thuận lợi trong tổng thể phát triển của tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Vùng kinh tế ven biển là khu vực phát triển năng động, đa dạng, dẫn dắt các vùng còn lại, các động lực phát triển mới như cảng nước sâu Trần Đề, Khu kinh tế ven biển Trần Đề… được hình thành. Hệ thống kết nối hạ tầng giao thông giữa thành phố Sóc Trăng và khu vực ven biển được phát triển toàn diện, đồng bộ.
  • Vùng kinh tế ven sông Hậu hình thành được hệ thống các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả; các khu đô thị, dịch vụ và du lịch được hình thành; các khu nông nghiệp hiệu quả cao đi vào hoạt động và khai thác tối đa các lợi thế về phát triển nông nghiệp của vùng.
  • Vùng kinh tế nội địa hình thành hệ thống giao thông kết nối toàn diện, hệ thống khu, cụm công nghiệp và các khu nông nghiệp hiệu quả cao. Các điểm du lịch, tour, tuyến du lịch được hình thành với quy mô cấp vùng.
  • Vùng Cù Lao Dung: Chất lượng, hạ tầng các loại hình du lịch được nâng cao và tạo sự đóng góp lớn đối với tỉnh thông qua loại hình này. Vùng Cù Lao Dung là điểm đến, điểm dừng chân, điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng kinh tế biển

Phạm vi: Bao gồm diện tích đất liền và phần không gian biển của thành phố Sóc Trăng, Thị xã Vĩnh Châuhuyện Trần Đề.

Tính chất: Là vùng động lực chủ đạo tỉnh trong phát triển kinh tế – xã hội, dựa trên việc phát huy các lợi thế của thành phố Sóc Trăng và các điều kiện về phát triển kinh tế biển.


Sơ đồ phương án quy hoạch vùng kinh tế ven biển, tỉnh Sóc Trăng
Sơ đồ phương án quy hoạch vùng kinh tế ven biển, tỉnh Sóc Trăng

Định hướng phát triển trọng tâm:

Lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng: Phát triển điện gió, điện mặt trời và các ngành liên quan đến phát triển năng lượng khác. Khai thác lợi thế vị trí cửa sông Hậu, cửa sông Mỹ Thanh, xây dựng KKT, KCN cấp tỉnh (Đề xuất chính phủ thành lập Khu kinh tế cảng biển Trần Đề, KCN-cảng biển Mỹ Thanh), cấp vùng (KCN Vĩnh Châu). Hình thành các cụm nhà máy công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, các cụm công nghiệp chế biến thủy sản gắn với các khu dịch vụ hậu cần nghề cá.

Về xây dựng: Phát triển các đô thị lớn: Chuẩn bị các điều kiện để TP Sóc Trăng lên đô thị loại I trước năm 2030. Tập trung đầu tư xây dựng cảng Trần Đề và cảng Mỹ Thanh. Nghiên cứu phát triển các khu đô thị lấn biển, các khu đô thị sinh thái ven biển.


Đến năm 2030, vùng kinh tế biển có 04 khu công nghiệpkhu công nghiệp Trần Đề, khu công nghiệp Mỹ Thanh, khu công nghiệp Trần Đề 2 và khu công nghiệp Khánh Hòa; có 06 cụm công nghiệp là: Cụm công nghiệp Vĩnh Châu, Cụm công nghiệp Khánh Hòa, Cụm công nghiệp Long Đức 1, Cụm công nghiệp Long Đức 2, Cụm công nghiệp Vĩnh Phước, Cụm công nghiệp thành phố Sóc Trăng.

Khu kinh tế biển Trần Đề: Bổ sung quy hoạch Khu kinh tế Trần Đề vào quy hoạch các khu kinh tế ven biển Việt Nam và lập đề án xây dựng Khu kinh tế Trần Đề giai đoạn 2021-2030. Khu Kinh tế biển Trần Đề là khu kinh tế tổng hợp thuộc tỉnh Sóc Trăng – một trong những trung tâm dịch vụ cảng biển, công nghiệp gắn biển, kinh tế cảng, du lịch, thương mại, phát triển đô thị và những ngành kinh tế khác.

Hệ thống đô thị:


Đến năm 2025, hệ thống đô thị của vùng gồm 03 đô thị:

Đến năm 2030, toàn vùng có 03 đô thị

  • 01 đô thị loại I: Thành phố Sóc Trăng
  • 02 đô thị loại III: Thị trấn Lịch Hội Thượng sát nhập vào thị trấn Trần Đề, thị xã Vĩnh Châu.

Vùng kinh tế ven sông Hậu

Phạm vi: Bao gồm diện tích của huyện Châu Thành, huyện Kế Sách, huyện Long Phú. Diện tích năm 2020 vùng là: 854 km2, chiếm 25,89% diện tích toàn tỉnh. Dân số năm 2020 của vùng là: 336.878 người, chiếm 28,17% diện tích toàn tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng là: 15,78%.

Tính chất: Là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, công nghiệp, đô thị và dịch vụ.

Bản đồ phương án quy hoạch vùng ven sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ phương án quy hoạch vùng ven sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng

Định hướng phát triển trọng tâm:

Định hướng phát triển công nghiệp – dịch vụ

  • Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để lựa chọn các nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp mới có nhiều tiềm năng.
  • Đầu tư các dự án điện để đóng điện theo đúng tiến độ. Triển khai các khu đô thị mới, các dự án nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp.
  • Triển khai Dự án Khu sinh thái nghỉ dưỡng – sân golf tại cồn nổi số 3 (Long Phú).
  • Đầu tư xây dựng đối với dự án chợ đầu mối; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hoá trong việc đầu tư, khai thác hệ thống chợ, trung tâm thương mại…

Định hướng phát triển nông nghiệp hiệu quả cao

  • Chuyển đổi cơ cấu và hiện đại hóa ngành nghiệp theo hướng phát huy lợi thế của các địa phương, các vùng sinh thái, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
  • Phát triển các vùng chuyên canh, áp dụng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, EuroGap. Ứng dụng công nghệ nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ và internet vạn vật, công nghệ sinh học nông nghiệp, tự động hóa quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm.
  • Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung gắn với chuỗi giá trị, chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Phát triển hạ tầng quan trọng

  • Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến Quốc lộ (Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Quốc lộ 1, Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quốc lộ 60, Cầu Đại Ngãi và tuyến Quốc lộ mới nối kết về hướng thành phố Sóc Trăng) và các tuyến Đường tỉnh đóng vai trò liên kết vùng kinh tế ven sông Hậu với các vùng liên huyện còn lại của tỉnh; tập trung đầu tư xây dựng cảng Đại Ngãi.
  • Quy hoạch đầu tư xây dựng kết nối hạ tầng đồng bộ, hiện đại (gồm cấp điện, cấp nước và hạ tầng thông tin, dịch vụ và du lịch…

Hệ thống đô thị trong vùng:

Đến năm 2025, toàn vùng có 09 đô thị:

  • 01 đô thị loại IV: Thị trấn Long Phú
  • 08 đô thị loại V: Thị trấn Kế Sách, thị trấn An Lạc Thôn, đô thị Đại Hải, đô thị Đại Ngãi, đô thị Trường Khánh, thị trấn Châu Thành, đô thị mới Phú Tâm, đô thị An Hiệp.

Đến năm 2030, toàn vùng có 12 đô thị:

  • 05 đô thị loại IV: Thị trấn Kế Sách, thị trấn An Lạc Thôn, thị trấn Long Phú, đô thị Đại Ngãi, thị trấn Châu Thành.
  • 07 đô thị loại V: đô thị Đại Hải, đô thị Nhơn Mỹ, đô thị An Lạc Tây, đô thị Trường Khánh, đô thị mới Phú Tâm, đô thị An Hiệp, đô thị An Ninh.

Vùng kinh tế nội địa

Phạm vi: Bao gồm diện tích của Thị xã Ngã Năm, huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Túhuyện Mỹ Xuyên. Diện tích năm 2020 của vùng là: 1.271 km2, chiếm 38,53% diện tích toàn tỉnh. Dân số năm 2020 là 386.329 người, chiếm 32,31% diện tích toàn tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 22,95%.

Tính chất: Là vùng có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp, gắn với hành lang kinh tế bám theo trục QL 1A đi sân bay Cà Mau và trục Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp; là trung tâm kinh tế, văn hóa công nghiệp thương mại – dịch vụ phía Tây Nam của tỉnh Sóc Trăng.

Định hướng phát triển trọng tâm: Khai thác điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đô thị, lợi thế giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học – công nghệ, đào tạo với TP Cần Thơ, Vùng KTTĐ phía Nam và các tỉnh, TP trong nội địa ĐBSCL, phát triển thương mại – dịch vụ mũi nhọn gắn với TP Sóc Trăng, thu hút đầu tư phát triển các KCN, cụm công nghiệp theo các hành lang kinh tế.

Bản đồ phương án quy hoạch phát triển vùng nội địa, tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ phương án quy hoạch phát triển vùng nội địa, tỉnh Sóc Trăng

Định hướng phát triển công nghiệp

  • Thu hút đầu tư phát triển các KCN, CCN, các nhà máy chế biến rau, hoa quả, thịt, thực phẩm, công nghiệp nhẹ (dệt, may mặc, giày dép, bao bì…), cơ khí sản xuất thiết bị phụ tùng, lắp ráp máy nông nghiệp, phương tiện vận tải,
  • Khuyến khích phát triển các cụm TTCN ở các trung tâm xã, cụm xã, phát triển làng nghề, các nghề truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp may mặc, đồ gỗ, cơ khí nhỏ sản xuất vệ tinh cho các nhà máy lớn.

Định hướng phát triển dịch vụ

  • Phát triển các dịch vụ mũi nhọn như dịch vụ tài chính – ngân hàng, viễn thông, vận chuyển đường bộ, thương mại, các dịch vụ đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế.
  • Phát triển các loại hình du lịch tham quan di tích văn hóa, lịch sử, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, du lịch làng nghề, du lịch sông nước, nhà vườn, đưa du lịch trở thành ngành đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của Vùng.

Định hướng phát triển nông – lâm – thủy sản

  • Huy động đầu tư hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho diện tích đất canh tác, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển mạnh các cây rau, củ, quả có giá trị hàng hóa cao, các mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao.
  • Phát triển các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, vùng rau thực phẩm an toàn, vùng cây ăn quả đặc sản, vùng nuôi thả thủy sản tập trung có hạ tầng cấp thoát nước kiên cố, vùng chăn nuôi tập trung gắn với chế biến.

Phát triển hạ tầng quan trọng

  • Tiếp tục nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông nội vùng và giao thông đối ngoại. Phát triển hệ thống KCHT cấp điện, cấp nước, chứa nước và thoát nước, xử lý chất thải rắn, nước thải, và KCHT bảo vệ môi trường ứng phó với BĐKH-NBD.
  • Chú trọng nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị của vùng đảm bảo ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Hệ thống đô thị trung vùng

Đến năm 2025, vùng có 07 đô thị:

  • 01 đô thị loại IV: Thị xã Ngã Năm;
  • 06 đô thị loại V: đô thị Thạnh Phú, đô thị Hòa Tú 1, đô thị Phú Lộc, thị trấn Hưng Lợi, thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, đô thị Long Hưng.

Đến năm 2030, toàn vùng có 11 đô thị:

  • 01 đô thị loại III: Thị xã Ngã Năm
  • 01 đô thị loại IV: Đô thị Phú Lộc;
  • 09 đô thị loại V: Thị trấn Mỹ Xuyên, đô thị Thạnh Phú, đô thị Hóa Tú 1, đô thị Thạch Quới, đô thị Gia Hòa 2, đô thị Hòa Tú 2, thị trấn Hưng Lợi, đô thị Thạnh Tân, đô thị Vĩnh Lợi.

Vùng kinh tế huyện đảo Cù Lao Dung

Đây là vùng liên huyện đặc biệt chỉ có một huyện đảo Cù Lao Dung. Nội dung chi tiết về vùng này trình bày trong vùng huyện.

Tổng hợi bởi vuongphat.com.vn


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Long An đến 2030, tầm nhìn 2050
Bài tiếp theoCông bố quy hoạch huyện Lý Nhân thời kỳ 2021-2030 đã được điểu chỉnh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây