Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Sóc Trăng đến 2030, tầm...

Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Sóc Trăng đến 2030, tầm nhìn 2050

525
0

Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Sóc Trăng xác định đến năm 2030, hệ thống đô thị của tỉnh gồm 30 đô thị, cấp từ thị trấn trở lên.

Quy hoạch đô thị Sóc Trăng nhằm mục tiên xây dựng và phát triển hệ thống đô thị tỉnh Sóc Trăng theo mô hình mạng lưới liên kết, xanh, bền vững; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; thích ứng với biến đổi khí hậu; có kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vai trò, vị thế xứng tầm trong mạng lưới đô thị của cả nước.


Tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung phát triển các đô thị động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; Phát triển đô thị có tính liên kết, cân đối, hài hòa giữa đô thị và nông thôn; Hình thành các trung tâm đô thị theo tầng bậc để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của người dân. Hướng đến mục tiêu cụ thể như sau:

  • Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa 22 đạt 43-50%;
  • Nhu cầu đất xây dựng đô bình quân đầu người đạt 104-120 m2/người dân đô thị;
  • Năm 2025 diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 26-27m2 /người. Năm 2030 khoảng 30m2 /người, diện tích nhà ở tối thiểu đạt 12m2 /người. 

Phương án quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Sóc Trăng

Căn cứ vào Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Sóc Trăng, Quyết định 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu và mô hình, phát triển đô thị như sau:

  • Đến năm 2025: hệ thống đô thị của tỉnh gồm 22 đô thị: 01 đô thị loại II, 01 đô thị loại III, 03 đô thị loại IV và 18 đô thị loại V. Trong đó, 08 đô thị được nâng cấp trong giai đoạn 2022-2025, gồm: Thành phố Sóc Trăng (cấp III lên cấp II, Vĩnh Châu cấp IV lên cấp III, đô thị Trần Đề và Long Phú) cấp V lên cấp IV, Thành lập mới 03 đô thị loại V là Hòa Tú 1 huyện Mỹ Xuyên), Đại Hải và An Hiệp.
  • Đến năm 2030: hệ thống đô thị của tỉnh gồm 30 đô thị, cấp từ thị trấn trở lên: 01 đô thị loại I, 03 đô thị loại III, 06 đô thị loại IV và 20 đô thị loại V. Trong đó 16 đô thị được nâng cấp và thành lập trong giai đoạn này, gồm: Thành phố Sóc Trăng từ cấp III lên cấp I, TX Ngã Năm cấp IV lên cấp III, TX. Trần Đề lên cấp III (cả huyện). Các đô thị từ cấp V lên cấp IV là Kế Sách, An Lạc Thôn, Phú Lộc, Đại Ngãi, Châu Thành; Thành lập mới 9 thị trấn đô thị cấp V. 
Sơ đồ quy hoạch phân bố đô thị tỉnh Sóc Trăng năm 2030
Sơ đồ quy hoạch phân bố đô thị tỉnh Sóc Trăng năm 2030

Với phương án đến năm 2030 hình thành 30 đô thị như trên, thì dân số đô thị dự báo là 535 nghìn người, chiếm 43% dân số cả tỉnh. Đất ở tại đô thị năm 2030 được cân đối là 2.656 ha, bình quân 49 m2/người.


Phương án quy hoạch phát triển các đô thị động lực, tỉnh Sóc Trăng

Thành phố Sóc Trăng

Phạm vi quy hoạch đô thị thành phố Sóc Trăng bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Sóc Trăng, tổng diện tích là 77.616,2ha (chiếm 2,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); dân số hiện trạng là 137.321 người (chiếm 11,45% toàn tỉnh); các đơn vị hành chính gồm: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường 9 và phường 10. 

Quy hoạch đô thị thành phố Sóc Trăng với tính chất là đô thị tỉnh lỵ, với vai trò đầu tàu về kinh tế – xã hội của tỉnh, là một trong 03 trọng điểm của tam giác tăng trưởng kinh tế (thành phố Sóc Trăng-cảng Trần Đề-cảng Đại Ngãi), đồng thời cũng là trung tâm thu hút các luồng dân di cư trong và ngoài tỉnh.

Thành phố Sóc Trăng là đô thị công nghiệp, dịch vụ; là một trong những trung tâm công nghiệp – dịch vụ – du lịch – y tế – văn hóa – giáo dục và khoa học kỹ thuật của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Đông Nam ĐBSCL nói chung.


Thành phố Sóc Trăng là đầu mối giao thông liên vùng quan trọng, tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, xã hội trong vùng và gắn liền Sóc Trăng với các vùng khác trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là với vùng TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam ĐBSCL.

Định hướng phát triển đô thị thành phố Sóc Trăng

Quy hoạch định hướng phát triển đến năm 2030, TP. Sóc Trăng là đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm, cửa ngõ của tỉnh, là một cực phát triển của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Là đô thị trung tâm của vùng tỉnh Sóc Trăng và khu vực Nam Sông Hậu với các ngành kinh tế: Dịch vụ thương mại; Dịch vụ cảng sông, công nghiệp; Trung tâm kinh tế chính trị văn hóa tổng hợp của tỉnh Sóc Trăng.

Theo quy hoạch Thành phố Sóc Trăng sẽ mở rộng đô thị ra 4 hướng tính từ trung tâm đô thị hiện hữu. Cụ thể như sau:


  • (1) hướng phát triển lên phía Bắc (huyện Châu Thành, huyện Long Phú;
  • (2) hướng phát triển xuống phía Nam (huyện Mỹ Xuyên);
  • (3) hướng phát triển về phía Đông (huyện Long Phú-Trần Đề);
  • (4) hướng phát triển về phía Tây (huyện Mỹ Tú, huyện Châu Thành).
Sơ đồ phân vùng phát triển thành phố Sóc Trăng đến năm 2050
Sơ đồ phân vùng phát triển thành phố Sóc Trăng đến năm 2050

Đồng thời, định hình 5 phân khu không gian đô thị.

Thị xã Ngã Năm

Quy hoạch đô thị Thị xã Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng với phạm vi Thị xã Ngã Năm bao gồm toàn bộ địa giới hành chính, có diện tích 242,15km2, dân số năm 2020 là 781.305 người chiếm 6,2% dân số cả tỉnh. Dự kiến năm 2030, TX Ngã Năm có 82,2 nghìn người 24, chiếm 6,7% dân số cả tỉnh. 

Thị xã Ngã Năm được quy hoạch với tính chất là đô thị huyện lỵ, trung tâm vùng nội địa về phía Tây Nam tỉnh Sóc Trăng; kết nối liên vùng thuận lợi thông qua các tuyến quốc lộ, Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu; và tuyến đường thủy quốc gia Quản lộ Phụng Hiệp và các tuyến giao thông huyết mạch liên vùng; là đô thị cửa ngõ phía Tây của thành phố Sóc Trăng; là đô thị thương
mại, dịch vụ, nông nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch, nhân văn.

Trong thời kỳ 2021-2030: Thị xã Ngã Năm được quy hoạch phát triển theo hai hướng, gồm: dọc theo quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp, 61B và tuyến đường Đông-Tây (ĐT 937B) nối từ Ngã Năm đến Vĩnh Châu. Định hướng đến năm 2030 đạt chuẩn đô thị loại III, năm 2050 đạt chuẩn đô thị loại II.

Thị xã Vĩnh Châu

Quy hoạch đô thị thị xã Vĩnh Châu gồm toàn bộ địa giới hành chính TX. Vĩnh Châu, có diện tích 468,71 km2, dân số năm 2020 là 164,7 nghìn người. Dự báo dân dân số năm 2030 khoảng 194 nghìn người.

Thị xã Vĩnh Châu được quy hoạch với tính chất là đô thị trung tâm vùng kinh tế động lực ven biển của tỉnh Sóc Trăng; Vĩnh Châu giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển và ven biển, là đô thị thương mại, công nghiệp dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan, nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành kinh tế thu lợi từ biển, ưu tiên phát triển công nghiệp, xây dựng KCN, CCN, phát triển TTCN.

Thị xã Vĩnh Châu có mạng lưới giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế và hợp tác giao lưu với các tỉnh trong vùng ĐBSCL (đường ven biển, QL. Nam sông Hậu, đường tỉnh, v.v).

Định hướng phát triển thị xã Vĩnh Châu: Hướng phát triển tổng thể của trung tâm thị xã định hướng phát triển về phía Nam (hướng ra biển). Đối với khu vực trung tâm đô thị, cụ thể:

  • Phân khu số 1: Nằm trên địa bàn phường 1 có diện tích 745,98ha (PĐ: giáp kênh Giồng Dú; PB: giáp Kênh Dâu; PT: giáp sông Vĩnh Châu – Cổ Cò; PN: giáp Kênh Vĩnh Châu). Đây là khu vực được định hướng phát triển khu đô thị, thương mại, dịch vụ trung tâm của thị xã, bến bãi vận tải… đáp ứng tiêu chí của đô thị loại III.
  • Phân khu số 2: Nằm trên địa bàn phường 1 và phường 2 và phường Vĩnh Phước (PĐ: giáp kênh thủy lợi phường 2; PB: giáp đất nông nghiệp phường 2; PT: kênh phường Vĩnh Phước; PN: giáp quốc lộ Nam Sông Hậu). Đây là trung tâm hành chính, giáo dục, thương mại, dịch vụ, du lịch với các công trình hành chính, đồng thời cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện trạng với mật độ xây dựng trung bình; là khu ở hiện đại theo tiêu chuẩn đô thị loại III.
  • Phân khu số 3: Nằm trên địa bàn phường 1 và phường 2 và phường Vĩnh Phước (PĐ: giáp đất nông nghiệp phường 2; PB: giáp quốc lộ Nam Sông Hậu; PT: giáp đất nông nghiệp phường Vĩnh Phước; PN: giáp đường huyện 48) có tổng diện tích là 563,98ha. Định hướng phát triển các khu đô thị, thương mại, dịch vụ, các công trình y tế, văn hóa – thể thao, chỉnh trang khu dân cư hiện trạng với mật độ xây dựng trung bình; là khu vực hiện đại theo tiêu chuẩn đô thị loại III.
  • Phân khu số 4: Nằm trên địa bàn phường 1 và phường 2 và phường Vĩnh Phước (PĐ: giáp đất nông nghiệp phường 2; PB: giáp đường huyện 48; PT: giáp đất nông nghiệp phường Vĩnh Phước; PN: giáp đường tỉnh 936C). Định hướng phát triển các khu thương mại, dịch vụ, các công trình cơ quan hành chính trung tâm thị xã, chỉnh trang khu dân cư hiện trạng với mật độ xây dựng trung bình; là
    khu vực hiện đại theo tiêu chuẩn đô thị loại III.

Với 06 trung tâm xã, là các đô thị vệ tinh bao gồm:

  • Hướng Đông và Đông Bắc kết nối 03 trung tâm xã như: Trung tâm xã Vĩnh Hải theo trục QL Nam Sông Hậu; trung tâm xã Lạc Hòa theo đường huyện 43 và 44B; trung tâm xã Hòa Đông theo đường huyện 41.
  • Hướng Tây và Tây Bắc kết nối với 03 trung tâm xã như: Trung tâm xã Vĩnh Tân và Lai Hòa theo trục QL Nam Sông Hậu; trung tâm xã Vĩnh Hiệp theo trục đường tỉnh 936 và đường huyện 46A.

Đô thị Trần Đề (PA đô thị cấp III trước năm 2030)

Quy hoạch đô thị Trần Đề, bao gồm: thị trấn Trần Đề có diện tích 18,69 km², dân số là 26.288 người, mật độ dân số đạt 1.407 người/km². 

Thị trấn Trần Đề là đô thị huyện lỵ của huyện Trần Đề, giáp biển, có thế mạnh về phát triển kinh tế biển, có mạng lưới giao thông phát triển khá, đặc biệt là tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu và 5 tuyến giao thông đường tỉnh đi qua, tạo điện kiện thuận lợi cho tỉnh giao lưu, hợp tác về phát triển KT-XH.

Thị trấn Trần Đề có vị trí địa lý chiến lược, thuận lợi để xây dựng Trung tâm đầu mối và cảng nước sâu Trần Đề, nằm trong KKT Trần Đề. Thị trấn Trần Đề là đô thị trung tâm của vùng kinh tế động lực, là một trong bốn cực phát triển của tứ giác phát triển (thành phố Sóc Trăng – Kế sách – Đại Ngãi – Trần Đề)

Quy hoạch đô thị Trần Đề đạt chuẩn đô thị loại IV vào năm 2025, và trở thành đô thị loại III vào năm 2030. Đô thị Trần Đề có tính chất chuyên ngành là đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ hậu cần cảng biển, vận tải, hàng hải, du lịch sinh thái cảnh quan, nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành kinh tế thu lợi từ biển.

Định hướng phát triển nhà ở đô thị tỉnh Sóc Trăng

Diện tích nhà ở đô thị bình quân đến năm 2030 tỉnh Sóc Trăng đạt khoảng 24 m² sàn/người (đô thị 27 m² sàn/người; nông thôn 23 m² sàn/người). Giảm tỷ lệ nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ trên địa bàn tỉnh xuống dưới 15%.

Đô thị trung tâm toàn vùng – Thành phố Sóc Trăng: Phát triển mới nhà ở theo mô hình khu dân cư tập trung về hướng Đông, Đông Nam thành phố, đa dạng các loại hình nhà ở cụ thể như sau:

  • Phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư có sản phẩm hỗn hợp vừa là nhà ở vừa là đất nền để chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng.
  • Phát triển nhà ở xã hội chủ yếu là dạng thấp tầng; xem xét thí điểm phát triển loại hình chung cư nhà ở xã hội ở cuối giai đoạn đến năm 2025 và mở rộng áp dụng trong giai đoạn 2026 – 2030. 

Các đô thị huyện lỵ, trung tâm vùng (Trần Đề, Vĩnh Châu, Ngã Năm, Kể Sách, Đại Ngãi, An lạc Thôn, Phú Lộc):

Phát triển nhà ở khu dân cư mới tuân thủ các quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Nâng cấp cải tạo các khu nhà ớ hiện có kết hợp với chỉnh trang đô thị. Trong các khu dân cư cũ đối với những nhà ở cần sửa chữa, cải tạo, xây mới cần quy định rõ chiều cao, hình thức kiến trúc để tạo sự đồng nhất về mặt đứng công trình, tường nhà,… 

Các đô thị trung tâm huyện và các diêm dân cư đô thị: Quy hoạch, định hướng phát triển nhà ở theo mô hình khu dân cư đô thị
tập trung. Các khu vực đã được đô thị hoá ổn định, thực hiện phát triển nhà ở theo hướng giữ mật độ xây dựng thấp, đảm bảo yêu cầu nhà ở có vườn, cây xanh, tạo môi trường và cảnh quan đẹp.

Quy hoạch phát triển một số các khu đô thị mới trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Khu đô thị tập trung: Quy hoạch 30 thu đô thị mới, trong đó có 28 khu đô thị và 02 khu chợ có nhà ở thương mại, với tổng diện tích 2.741,57ha đất đô thị dịch vụ. Cụ thể:

  • Thành phố Sóc Trăng xây dựng có 18 khu, trong đó 17 khu đô thị mới và 01 Khu thương mại, dịch vụ có nhà ở thương mại với tổng diện tích 1.575,43 ha. Các khu đô thị mới này đều có tính kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với khu vực lân cận, có tác động đến kinh tế – xã hội của tỉnh.
  • Huyện Mỹ Xuyên xây dựng 02 Khu đô thị mới và 01 Khu chợ và nhà ở thương mại vơi tổng diện tích 71,75 ha tại xã Hòa Tú 1 là địa điểm nâng cấp lên đô thị mới làm thị trấn huyện lỵ cho huyện Mỹ Xuyên. Phát triển nhà ở thương mại và các khu đô thị nhằm chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm xã Hòa Tú 1, từng bước hình thành đô thị mới Hòa Tú 1.
  • Huyện Long Phú xây dựng 06 Khu đô thị mới với tổng diện tích 858,89 ha tại thị trấn Long Phú, thị trấn Đại Ngãi và các xã lân cận. Phát triển các khu đô thị có tính kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với khu vực lân cận, có tác động đến kinh tế – xã hội của tỉnh.
  • Huyện Trần Đề xây dựng 03 Khu đô thị mới vơi tổng diện tích 235,5 ha tại ngoại ô thị trấn Trần Đề và tại các xã sẽ nâng cấp lên thị trấn. Đầu tư khu đô thị có nhà ở thương mại với hạ tầng đô thị hoàn chỉnh, hiện đại. đảm bảo kết hợp hài hòa không gian kiến trúc, cảnh quan, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị.

Khu dân cư nông thôn: Các xã tiếp tục đầu tư khu trung tâm xã với các hạ tầng đồng bộ, gắn với các khu dân cư tập trung. Tiếp tục sắp xếp dân cư các ấp; tái định cư các cụm dân cư nhỏ, lẻ, xa trung tâm, thiếu hạ tầng thiết yếu về các khu vực trung tâm, khu vực thuận lợi, tập trung của các thôn, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về hạ tầng kinh tế – xã hội của người dân.

Tầm nhìn đến năm 2050: Đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 59,7%, trong đó có 3 đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 10 thị xã và 20 thị trấn. Các tiêu chí về chất lượng đô thị đáp ứng được quy định. Đô thị hiện đại và bền vững, môi trường xanh, sạch đẹp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và phát huy các điều kiện về môi trường. Trong thành có các trung tâm đào tạo hệ đại học và hệ dạy nghề, vừa là các trung nghiên cứu khoa học kỹ thuật của thành phố. 

Tổng hợp: Vuongphat.com.vn


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch giao thông vận tải thời kỳ 2021-2030, tỉnh Sóc Trăng
Bài tiếp theoKhu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây