Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Yên tỉnh Bắc giang giai đoạn đến 2030 tầm nhìn 2040 theo tỷ lệ 1/25.000.
Thông tin quy hoạch huyện Tân Yên
Phạm vi lập quy hoạch vùng huyện Tân Yên bao gồm toàn bộ phạm vi địa giới hành chính huyện Tân Yên, ranh giới nghiên cứu được giới hạn như sau:
– Phía Bắc: Giáp huyện Yên Thế,
– Phía Nam: Giáp huyện Việt Yên và Thành phố Bắc Giang
– Phía Đông: Giáp huyện Lạng Giang;
– Phía Tây: Giáp huyện Hiệp Hòa và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 208 km
– Dân số hiện trạng toàn huyện đến tháng 4 năm 2019 khoảng 177.265 người (trong đó: Đô thị là 21.265 người; Nông thôn là 156.000 người; tỷ lệ đô thị hóa là 5,7%), dự báo quy mô dân số đô thị qua các giai đoạn như sau:
+ Đến năm 2030 khoảng: 205.000 người (trong đó: Đô thị là 71.000 người; Nông thôn là 134.000 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 31-33%);
+ Đến năm 2040 khoảng: 225.000 người (trong đó: Đô thị là 113.000 người; Nông thôn là 112.000 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 48-50%).
Tính chất quy hoạch huyện Tân Yên
– Là vùng phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, dịch vụ thương mại, du lịch, dịch vụ du lịch sinh thái – văn hóa lễ hội; phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang.
– Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của vùng, có vai trò quan trọng về Quốc phòng An ninh.
Mục tiêu quy hoạch huyện Tân Yên
– Cụ thể hóa mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, từ đó đưa ra những dự báo và định hướng chiến lược nhằm phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh và những đặc thù của huyện. Khai thác có hiệu quả mối quan hệ vùng, các thế mạnh về nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch và lâm nghiệp, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững giữa khu vực đô thị và nông thôn;
– Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành mục tiêu huyện Tân Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
– Đề xuất quy hoạch tổ chức không gian đô thị, dân cư nông thôn, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; Xác định vùng động lực phát triển kinh tế – xã hội, định hướng phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững;
– Hình thành các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp huyện gắn với các thị trấn, trung tâm xã, các cụm công nghiệp gắn kết thuận lợi với hệ thống hạ tầng khung, đảm bảo phục vụ cho tiểu vùng trong huyện nhằm phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ gắn với vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn trong tiểu vùng.
Dự báo về nhu cầu đất đai của huyện Tân Yên
– Đất xây dựng đô thị: 1.200 – 1.500ha năm 2030 và 1.500 – 1.700ha năm 2040.
– Đất đơn vị ở: Giai đoạn đến năm 2030, diện tích đất đơn vị ở đô thị dự báo cần khoảng 412ha, bình quân 75m2/người; nông thôn dự báo khoảng 1.700ha, bình quân 100m2/người. Giai đoạn đến năm 2040, diện tích đất đơn vị đô thị là 650ha bao gồm đất các khu vực hiện trạng và đất các khu vực đã lập quy hoạch, bình quân 90m2/người; nông thôn là khoảng 1.800ha, bình quân 120m2/người.
– Đất khu, cụm công nghiệp:
+ Giai đoạn đến 2030: khoảng 311ha.
+ Giai đoạn đến 2040: khoảng 617ha.
Định hướng phát triển không gian vùng huyện Tân Yên.
Mô hình cấu trúc phát triển vùng:
Quy hoạch Không gian vùng huyện Tân Yên phát triển theo cấu trúc như sau:
– Các trục không gian kinh tế chính: Có 6 trục, bao gồm 2 trục dọc theo hướng Bắc Nam; 3 trục ngang theo hướng Đông Tây; 1 trục theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
+ Trục dọc Bắc Nam gồm: Quốc lộ 17, đường ĐT298; đường chạy dọc theo Sông Máng; ĐT297;
+ Trục Đông – Tây gồm: Đường ĐT294, ĐT295; + Trục theo hướng Tây Bắc – Đông Nam: Đường vành đai 5 Vùng thủ đô. – Các điểm hạt nhân đô thị bao gồm:
+ Thị trấn Cao Thượng: Trung tâm hành chính, chính trị, thương mại dịch vụ, chợ đầu mối, công nghiệp;
+ Thị trấn Nhã Nam: Trung tâm kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ tiểu vùng phía Bắc huyện;
+ Đô thị mới (Thị trấn Việt Lập): Trung tâm kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ tiểu vùng phía Nam huyện. Là thị trấn mới, phát triển trên cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của xã Việt Lập hiện hữu;
+ Đô thị mới (Thị trấn Bi): Trung tâm kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ tiểu vùng phía Tây Nam của huyện. Là thị trấn mới, phát triển trên cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của xã Ngọc Thiện hiện hữu;
+ Đô thị mới (Thị trấn Ngọc Vân): Khu vực phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp, thương mại dịch vụ và đô thị tiểu vùng phía Tây của huyện. Là thị trấn mới, phát triển trên cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của xã Ngọc Vân hiện hữu;
+ Đô thị mới (Thị trấn Phúc Sơn): Khu vực phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị tiểu vùng phía Tây Bắc của huyện. Là thị trấn mới, phát triển trên cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của xã Phúc Sơn hiện hữu.
Quy hoạch Phân vùng phát triển:
Huyện Tân Yên được xác định phát triển không gian theo 5 tiểu vùng:
– Tiểu vùng kinh tế động lực (trung tâm):
+ Gồm 1 thị trấn và 2 xã, lấy thị trấn làm khu vực lõi tạo động lực phát triển (Thị trấn Cao Thượng, xã Cao Xá, Liên Sơn). Thị trấn Cao Thượng là hạt nhân đô thị (đến năm 2030 phát triển thành đô thị loại IV);
+ Phát triển trung tâm hành chính – chính trị – văn hóa xã hội của huyện, phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, giáo dục đào tạo, chợ đầu mối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đa ngành nghề, chế biến nông lâm sản.
– Tiểu vùng đô thị, nông nghiệp (phía Bắc):
+ Gồm 1 thị trấn và 04 xã phía Bắc (Thị trấn Nhã Nam, các xã Tân Trung, Quang Tiến, An Dương, Lan Giới). Thị trấn Nhã Nam là hạt nhân đô thị;
+ Phát triển trung tâm kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ, đô thị gắn với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
– Tiểu vùng đô thị, nông nghiệp (phía Nam):
+ Gồm 04 xã (Việt Lập, Ngọc Lý, Ngọc Thiện, Ngọc Châu). Thị trấn Bi (xã Ngọc Thiện), dự kiến thành lập vào năm 2020, đô thị loại V là hạt nhân đô thị;
+ Phát triển trung tâm kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ, đô thị, công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, rau màu và du lịch sinh thái nông nghiệp.
– Tiểu vùng công nghiệp và chuyên canh nông nghiệp (phía Tây):
+ Gồm 6 xã phía Tây: Đại Hóa, Phúc Sơn, Lam Cốt, Việt Ngọc, Song Vân và Ngọc Vân. Xã Phúc Sơn là hạt nhân vùng gắn với phát triển công nghiệp. Thị trấn Phúc Sơn sẽ hình thành vào năm 2035;
+ Phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp chất lượng cao và du lịch sinh thái nông nghiệp, góp phần tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa, thu hút đầu tư công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.
– Tiểu vùng chuyên canh cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái (phía Đông):
+ Gồm 4 xã Phúc Hòa, Hợp Đức, Liên Chung và Quế Nham. Xã Liên Chung là hạt nhân vùng nông lâm nghiệp và du lịch (núi Dành là động lực chính cho phát triển du lịch vùng phía Đông).
+ Ôn định phát triển nông nghiệp. Xây dựng các vùng sinh thái nông nghiệp, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch trải nghiệm, sinh thái.
Định hướng phân bố không gian phát triển kinh tế huyện Tân yên
– Phân bố không gian phát triển công nghiệp:
+ Phát triển công nghiệp huyện với các cụm công nghiệp đa ngành nghề như công nghiệp chế biến nông lâm sản, điện, điện tử, cơ khí chế tạo, may mặc… với quy mô các cụm công nghiệp theo các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 2020 – 2030: Tiếp tục duy trì và nâng cao tốc độ thu hút đầu tư, phát triển và đầu tư xây dựng các hệ thống công nghiệp bao gồm: KCN Ngọc Vân 150ha; KCN Ngọc Thiện 100ha; KCN Đồng Đình 86ha; CCN Đồng Điều 40ha; CCN Kim Tràng 40ha; Lăng Cao 48ha; CCN Việt Ngọc 49ha. Tổng quy mô trong giai đoạn khoảng 513ha.
+ Giai đoạn 2030 – 2040: Tiếp tục phát triển mở rộng các KCN, CCN hiện hữu, cụ thể như sau:
KCN Tiền Sơn 200 ha; KCN Ngọc Thiện 100ha; KCN Đồng Đình 48ha; CCN Quang Tiến 40ha; CCN Đồng Trại 70ha; CCN Ngọc Châu 75ha. Tổng quy mô trong giai đoạn khoảng 533ha;
Hoàn thiện đồng bộ hệ thống HTKT, thu gom xử lý CTR, nước thải công nghiệp, TTCN theo quy định.
Tổng diện tích phát triển công nghiệp đến 2040 khoảng 1.046 ha.
Quy hoạch Định hướng tổ chức không gian đô thị huyện Tân Yên
+ Đến năm 2030: Phát triển đô thị trung tâm huyện là thị trấn Cao Thượng theo tiêu chuẩn đô thị loại IV; Cải tạo, mở rộng và nâng cấp thị trấn Nhã Nam; Thành lập mới thị trấn Việt Lập và thị trấn Bỉ;
+ Đến năm 2035: Thành lập thị trấn Phúc Sơn, Ngọc Vân, huyện Tân Yên có 06 đô thị là thị trấn Cao Thượng, thị trấn Nhã Nam, Việt Lập, Bỉ, Phúc Sơn và Ngọc Vân.
– Khu vực đô thị hóa: Hình thành các đô thị và khu vực đô thị hóa giai đoạn đến năm 2035: Gồm các xã Việt Lập, Bi, Phúc Sơn và Ngọc Vân dự kiến nâng cấp lên đô thị.
Quy hoạch định hướng hạ tầng giao thông huyện Tân Yên
– Đường vành đai V – Hà Nội, quy mô 4 -6 làn xe bề rộng 33m quy hoạch đường gom hai bên.
– Quốc lộ 17, đường tỉnh 295, đường tỉnh 294 đoạn Tân Trung đến xã Phúc Sơn, đường tỉnh Việt Tiến – Song Vân, tuyến đê Sông Thương.
Xem và tải về bản đồ quy hoạch giao thông đô thị huyện Tân Yên TẠI ĐÂY!
Xem và tải về bản đồ quy hoạch kết nối vùng huyện Tân Yên TẠI ĐÂY!