Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đến...

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đến 2035

260
0

Quy hoạch vùng huyện Thạch Hà đến 2035 nhằm xác định phát triển không gian vùng đô thị, công nghiệp, kinh tế – xã hội, hạ tầng giao thông.

Quy hoạch vùng huyện Thạch Hà được thực hiện theo Quyết định số 1579/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2020. Theo đó, Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Thạch Hà (bao gồm thị trấn Thạch Hà (huyện lỵ) và 21 xã: Đỉnh Bàn, Lưu Vĩnh Sơn, Nam Điền, Ngọc Sơn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Kênh, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Liên, Thạch Long, Thạch Ngọc, Thạch Sơn, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Xuân, Tượng Sơn, Việt Tiến).


Tổng diện tích tự nhiên là 353,91 km2. Phía bắc giáp huyện Can Lộ và huyện Lộc Hà; phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên và TP Hà Tĩnh; phía tây giáp huyện Can Lộchuyện Hương Khê; phía đông giáp biển Đông.

Quy hoạch xác định tính chất vùng của huyện Thạch Hà là vùng kinh tế tổng hợp, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; là vùng có tiềm năng phát triển du lịch, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, giàu bản sắc văn hóa lịch sử. Huyện là trung tâm thương mại, dịch vụ phía bắc của TP Hà Tĩnh; đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh.

Tầm nhìn đến 2050: Khai thác thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ làm chủ đạo kết hợp với phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao, tận dụng tối đa cơ sở và bản sắc văn hóa, tiềm năng kinh tế địa phương, tạo cơ chế thuận lợi thu hút đầu tư, đón đầu các xu thế phát triển chung của tỉnh, quốc gia và quốc tế để làm cơ sở và động lực phát triển vùng.


Bản vẽ định hướng phát triển không gian vùng huyện Thạch Hà
Bản vẽ định hướng phát triển không gian vùng huyện Thạch Hà

Các dự báo phát triển vùng huyện Thạch Hà

Dự báo đến năm 2035, cơ cấu kinh tế gồm nông, lâm và thủy sản chiếm 20%; công nghiệp – xây dựng chiếm 38%; dịch vụ – thương mại chiếm 45%.

Dự báo đến năm 2035 tổng dân số khoảng 175.348 người, trong đó dân số đô thị đạt 29.179 người.

Dự báo đất đai đến năm 2035, diện tích đất phát triển đô thị tăng thêm 450 – 510 ha; đất phát triển các điểm dân cư nông thôn tăng thêm 330 – 390 ha; đất dịch vụ, công cộng tăng thêm 120 – 180 ha; đất du lịch tăng thêm 180 – 210 ha; đất công nghiệp tăng thêm 30 – 60 ha; đất sản xuất nông nghiệp giảm 1200 – 1500 ha.


Định hướng quy hoạch phát triển không gian vùng huyện Thạch Hà đến 2035

Định hướng quan điểm phát triển không gian vùng

Phát triển không gian vùng huyện Thạch Hà đa dạng, phù hợp đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý của từng vùng: Vùng Trà Sơn, vùng đồng bằng và vùng ven biển; Phát triển đô thị Thạch Hà trở thành đô thị loại IV và là một trong những đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Hà Tĩnh; Lựa chọn mô hình phát triển không gian vùng: Vùng đô thị và vùng kinh tế ven đô: Phát triển đô thị và dịch vụ đô thị. Bao gồm:

  • Vùng Trà Sơn: Phát triển kinh tế vườn đồi, kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch cộng đồng.
  • Vùng đồng bằng, trung du: Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, sản lượng cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ.
  • Vùng biển ngang: Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch tâm linh, du lịch sinh thái; sản xuất nông nghiệp trên cát, đánh bắt thủy hải sản.

Phân vùng phát triển đô thị


Thị trấn Thạch Hà: 

  • Quy mô diện tích: Trên cơ sở diện tích hiện nay (sau khi sát nhập xã Thạch Thanh cũ vào thị trấn Thạch Hà) diện tích là 14,93 km2.
  • Dự báo dân số nội thị đến năm 2035: Khoảng 17.519 người; đến năm 2050: Khoảng 21.910 người.
  • Loại đô thị: Định hướng phát triển thành đô thị loại IV.
  • Tính chất đô thị: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện. Tập trung thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, phát triển thương mại dịch vụ đô thị, làm động lực cho các vùng kinh tế lân cận. Xây dựng đô thị Thạch Hà là trung tâm cho các vùng phát triển trong huyện, là đầu mối cho các nhà đầu tư và du khách thập phương.

Đô thị Việt Tiến:

  • Quy mô diện tích: Trên cơ sở diện tích hiện nay của xã Việt Tiến (được sát nhập từ 03 xã cũ là Thạch Tiến, Việt Xuyên và Phù Việt), diện tích 20,01 km2.
  • Dự báo dân số nội thị đến năm 2035: Khoảng 11.650 người; đến năm 2050: Khoảng 14.570 người,
  • Loại đô thị: Định hướng phát triển thành đô thị loại V..
  • Tính chất đô thị: Là trung tâm kinh tế động lực cho các vùng Bắc Thạch Hà; kết nối đô thị Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh và khu di tích lịch sử Quốc gia Ngã Ba Đồng Lộc. Phát triển dịch vụ đô thị, du lịch văn hóa tâm linh, cùng với đô thị Thạch Hà, tạo ra cực động lực phía Bắc cho toàn huyện.

Đô thị du lịch biển Văn Trị:

  • Quy mô diện tích: Trên cơ sở diện tích hiện nay của 02 xã Thạch Văn và Thạch Trị, diện tích 22,76 km2.
  • Dự báo dân số nội thị đến năm 2050 khoảng 15.300 người.
  • Loại đô thị: Định hướng phát triển thành đô thị loại V (giai đoạn sau năm 2035).
  • Tính chất đô thị: Là đô thị du lịch biển, trung tâm kinh tế động lực vùng Biển ngang của huyện.

Phân vùng phát triển công nghiệp:

Ngoài Nhà máy bia Sài Gòn tại xã Tân Lâm Hương, 01 cụm Công nghiệp tập trung đã được quy hoạch xây dựng và đi vào hoạt động (Cụm công nghiệp Phù Việt); quy hoạch thêm Khu công nghiệp phía Tây thành phố với vị trí, quy mô theo “Đề án đầu tư xây dựng đường Hàm Nghi kéo dài; thu hồi đất, bồi thường GPMB tạo quỹ đất sạch hai bên đường để đấu giá đất gắn với quy hoạch Khu công nghiệp phía Tây thành phố Hà Tĩnh” và 01 cụm Công nghiệp mới khoảng 75ha tại xã Lưu Vĩnh Sơn.

Phân vùng phát triển trung tâm kinh tế:

Các trung tâm kinh tế ven đô thị thành phố Hà Tĩnh: Các trung tâm này khai thác lợi thế giáp thành phố Hà Tĩnh, có sông chảy qua và nằm trên các tuyến giao thông chính. Kết hợp với đô thị Thạch Hà tạo ra vành đai kinh tế ven đô hội tụ đủ các yếu tố để phát triển kinh tế với thế mạnh là kinh tế dịch vụ đô thị, hậu cần đô thị, logistic và là khu vực trung gian, liên kết các vùng kinh tế khác với thành phố Hà Tĩnh. Bao gồm:

  • Khu vực thị trấn Thạch Hà.
  • Khu vực xã Lưu Vĩnh Sơn theo trục đường ĐT.550.
  • Khu vực xã Thạch Đài theo hướng đường Hàm Nghi nối dài.
  • Khu vực xã Tân Lâm Hương theo trục Quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh và đường ĐT.553.
  • Khu vực xã Tượng Sơn theo trục đường ĐH.103. +Khu vực xã Thạch Khê theo trục đường ĐT.550.
  • Khu vực xã Đỉnh Bàn theo trục đường nối TP Hà Tĩnh và cảng Cửa Sót tại xã Đinh Bàn.
  • Khu vực nút giao Thạch Long.

Các trung tâm kinh tế phía Tây, Tây Nam: Là vùng kinh tế động lực cho các xã phía Tây và Tây Nam của huyện, phát triển kinh tế chính là kinh tế vườn đồi kết hợp với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông huyện Thạch Hà

Đường bộ:

  • Đường cao tốc: Định hướng quy mô và hướng tuyến theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam.
  • Quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 15, Quốc lộ 15B, Quốc lộ 8C: Đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Riêng các đoạn qua các khu vực đô thị tuân thủ theo các quy hoạch được phê duyệt.
  • Đường tỉnh: Đường tỉnh 550, Đường tỉnh 553: Cải tạo, nâng cấp mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Riêng các đoạn qua các khu vực đô thị tuân thủ theo các quy hoạch được phê duyệt.
  • Đường huyện: Đường huyện ĐH.101, ĐH.102, ĐH.103. ĐH.104, ĐH,105, ĐH.106, ĐH.107: Cải tạo, nâng cấp mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng đến cấp III đồng bằng. Riêng các đoạn qua các khu vực đô thị tuân thủ theo các quy hoạch được phê duyệt.
  • Đường liên xã, đường xã: Nâng cấp toàn bộ mạng lưới đường liên xã, đường xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (thực hiện phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn).
  • Giao thông đô thị, cụm công nghiệp, khu du lịch: Được xác định trong quy hoạch xây dựng đô thị, Cụm công nghiệp, khu du lịch,…
  • Bến xe: Giữ nguyên quy mô bến xe (tinh) hiện có tại vị trí điểm giao đường Hàm Nghi và đường tránh thành phố trên địa bàn thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài.
  • Bãi đỗ xe: Tuân thủ quy hoạch bãi đỗ xe đã được xác định trong các đồ án quy hoạch trên địa bàn huyện đã được phê duyệt.

Đường sắt: Quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua các xã Thạch Liên, Việt Tiến, Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Đài và Tân Lâm Hương

Đường thủy:

  • Quy hoạch các tuyến đường sông: Thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Hà Tĩnh.
  • Cảng, Bên thuyên: Quy hoạch, xây dựng 1 cảng sông tại xã Đinh Bàn và 9 bên thuyên dọc 2 bên sông đi qua địa bàn huyện Thạch Hà.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcTử vi tháng 8 năm 2022 tuổi Mùi, không nên cho người khác mượn tiền
Bài tiếp theoPhê duyệt đấu giá 62 lô đất tại khu dân cư xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây