Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh đến 04/2024

1663
0

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 18/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Thành phố cách Vịnh Bắc Bộ 5 km về phía đông, cách thủ đô Hà Nội 351 km về phía Nam, cách thành phố Đồng Hới 152 km về phía Bắc, cách thị xã Hồng Lĩnh 36 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1362 km về phía Bắc, cách thành phố Vinh 50 km về phía Nam và cách thành phố Huế 317 km về phía Bắc.

Thành phố Hà Tĩnh nằm ở trung tâm miền đông Hà Tĩnh, trên vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh. Địa giới hành chính của thành phố:

  • Phía đông và phía tây giáp huyện Thạch Hà
  • Phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên
  • Phía bắc giáp huyện Lộc Hà.

Quốc lộ 1 đi qua địa bàn thành phố theo hướng tây bắc – đông nam. Hà Tĩnh là thành phố tỉnh lỵ duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ không có đường sắt Bắc Nam đi qua, do tuyến đường sắt đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu chạy dọc theo quốc lộ 15 qua các địa phương miền núi của tỉnh.


Quy hoạch Thành phố Hà Tĩnh gồm 10 phường: Bắc Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, Nam Hà, Nguyễn Du, Tân Giang, Thạch Linh, Thạch Quý, Trần Phú, Văn Yên và 5 xã: Đồng Môn, Thạch Bình, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Trung.

Quy hoạch đô thị – công nghiệp – giao thông thành phố Hà Tĩnh

Về quy hoạch đô thị:

Theo Đồ án Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Định hướng đến năm 2030, toàn vùng có tổng số 33 đô thị và được phân bổ trong vùng như sau:


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


  • Phát triển 14 đô thị hiện có (Lộc Hà sẽ phát triển là đô thị mới): Tây Sơn, Phố Châu, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, Xuân An, Nghi Xuân, Nghèn, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Thiên Cầm, Vũ Quang, Hương Khê, và Kỳ Anh
  • Định hướng xây dựng mới 19 đô thị, bao gồm 12 đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm có: Nước Sốt, Nầm, Đức Đồng, Lạc Thiện, Tam Đồng, Xuân Thành, Cương Gián, Kỳ Trung, Kỳ Ninh, Kỳ Lâm, Kỳ Phong, Kỳ Đồng và 07 đô thị định hướng xây dựng mới, gồm có: Lộc Hà, Phù Việt, Đồng Lộc, Phúc Đồng, Hương Trà, La Khê, Kỳ Xuân.

Về quy hoạch phát triển công nghiệp:

Tổng quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp toàn vùng dự kiến đến năm 2030 khoảng 34.500 ha bao gồm đất công nghiệp thuộc Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu kinh tế Vũng Áng, các khu – cụm công nghiệp tại các huyện trong vùng. Tập trung chủ yếu ở các trung tâm phát triển công nghiệp sau:

  • Trung tâm công nghiệp Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Khu công nghiệp Hà Tân, Đại Kim): Công nghiệp đa ngành, công nghiệp chế biến nông sản, điện tử lắp ráp và dịch vụ cửa khẩu, logistic.
  • Trung tâm công nghiệp Vũng Áng: Công nghiệp đa ngành, công nghiệp nặng, nhiệt điện, sản xuất thép, lọc hoá dầu, cảng và dịch vụ hậu cảng.
  • Các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp Gia Lách; Nam Hồng; Cổng Khánh; Hạ Vàng: Dệt may, vật liệu xây dựng, điện tử, chế biến nông sản, thủy hải sản, logistic.
  • Trung tâm công nghiệp mỏ quặng sắt tại Thạch Khê gần thành phố Hà Tĩnh.
  • Ngoài ra còn có khoảng 27 cụm công nghiệp theo quy hoạch đến năm 2025 (theo Quyết định số 3774/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025).

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông thành phố Hà Tĩnh nằm trong Quy hoạch giao thông tỉnh Hà Tĩnh đến 2030, tầm nhìn đến 2050 với các tuyến giao thông huyết mạch chạy địa bàn. Cụ thể:

  • Quốc lộ 1: Hoàn thành nâng cấp, mở rộng tuyến hiện có đạt quy mô 4 làn xe cơ giới, các tuyến tránh qua các đô thị và khu kinh tế xây dựng theo các quy hoạch xây dựng các đô thị và khu kinh tế được phê duyệt.
  • Tuyến Tùng Ảnh – Khe Gạo: Định hướng đến năm 2030 sẽ trở thành một phần tuyến đường cao tốc Bắc – Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.
  • Đường Hồ Chí Minh: Hướng tuyến và quy mô mặt cắt ngang thực hiện theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/20112 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh.
  • Đường bộ cao tốc Bắc Nam: Hướng tuyến và quy mô mặt cắt ngang thực hiện theo quyết định số 140/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết đường cao tốc Bắc Nam phía Đông.
  • Đường tuần tra biên giới: Định hướng sau năm 2030 tiến hành nâng cấp toàn tuyến thành đường cấp IV miền núi.
  • Tuyến Cửa Nhượng – Mốc N9: Định hướng đến năm 2030 nâng cấp đoạn từ Thiên Cầm – Cẩm Xuyên đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe, đoạn từ thị trấn Cẩm Xuyên – Ngã ba Thành Thình đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Đoạn từ Thành Thình – Mốc N9 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Giai đoạn sau năm 2030 đề nghị nâng cấp thành Quốc lộ nối sang Lào.
  • Tuyến Quốc lộ 15, 15B: Hướng tuyến và quy mô tuân thủ theo Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030.
  • Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu đi qua khu vực nghiên cứu. Nâng cấp ga Yên Trung, Hương Phố thành ga hỗn hợp. Cải thiện điều kiện bốc dỡ hàng hoá, hệ thống kho bãi và giao thông trung chuyển.
  • Nghiên cứu lập quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua vùng. Xây dựng mới tuyến đường sắt Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Gịa, tuyến  đường sắt Thạch Khê – Vũng Áng.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 27/8/2022, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định Số: 1777/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, thành phố Hà Tĩnh.


Theo quyết định, diện tích, cơ cấu các loại đất thành phố Hà Tĩnh được quy hoạch trong kỳ với tổng diện tích tự nhiên: 5.654,98 ha. Trong đó: Nhóm đất nông nghiệp: 1.658,98 ha; Nhóm đất phi nông nghiệp: 3.981,38 ha; Nhóm đất chưa sử dụng: 14,62 ha.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 1.109,85 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 15,30 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 23,23 ha

Diện tích đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích: Đất nông nghiệp: 17,50 ha; Đất phi nông nghiệp: 137,40 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000; Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Hà Tĩnh.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Hà Tĩnh
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Hà Tĩnh

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 03/07/2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 1540/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023,  thành phố Hà Tĩnh.

Theo quyết định số 725/QĐ kế hoạch sử đất trong năm kế hoạch 2023 của thành phố với tổng diện tích đất tự nhiên là 5.654,98 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 2.203,19 ha; Đất phi nông nghiệp: 3.314,68 ha; Đất chưa sử dụng: 137,11 ha.

Vị trí và diện tích các khu đất, công trình dự án đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thành phố Hà Tĩnh; Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2023 và các bảng biểu mẫu kèm theo quyết định này.

Thông tin quy hoạch tại thành phố Hà Tĩnh

Về quy hoạch, thành phố Hà Tĩnh được quy hoạch theo quyết định số 3926/QĐ-UBND ngày 09/10/2015. Quyết định nêu rõ, Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/10.000. Do Sở Xây dựng Hà Tĩnh và Liên danh Công ty AREP Ville (Cộng hòa Pháp) và Viện Quy hoạch – Kiến trúc Xây dựng Hà Tĩnh thực hiện.

Bản đồ quy hoạch định hướng không gian thành phố Hà Tĩnh
Bản đồ quy hoạch định hướng không gian thành phố Hà Tĩnh

Quy hoạch TP Hà Tĩnh và 22 xã vùng phụ cận: Thạch Bàn, Thạch Định, Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Văn, Thạch Thắng, Thạch Hội, Tượng Sơn, Thạch Lâm, Thạch Tân, Thạch Điền, Thạch Đài, Thạch Lưu, Thạch Xuân, Thạch Hương, Thạch Vĩnh (huyện Thạch Hà); Hộ Độ (huyện Lộc Hà); Cẩm Vịnh, Cẩm Bình, Cẩm Thạch (huyện Cẩm Xuyên). Định hướng nghiên cứu Thị trấn Thạch Hà và xã Thạch Long (huyện Thạch Hà).

Theo quyết đinh, Thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận tiếp tục kế thừa sự phát triển đô thị theo mô hình “Đô thị dạng tập trung hướng tâm” của Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận đã phê duyệt năm 2007 đồng thời khai thác yếu tố động lực phát triển để hình thành các khu chức năng mới cho thành phố.

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Hà Tĩnh
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Hà Tĩnh
Theo đề án vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt, TP. Hà Tĩnh sẽ mở rộng về các hướng Đông, Tây và Nam.

Ngày 5.5, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Trọng Hải đã ký quyết định số 931 phê duyệt đề án “Xây dựng và phát triển thành phố Hà Tĩnh có quy mô phù hợp, hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030″.

Theo đó, sẽ mở rộng không gian thành phố Hà Tĩnh với định hướng về các hướng Tây, Nam, Đông. Trong đó:

  • Hướng Tây sẽ mở rộng vượt qua đường tránh Quốc lộ 1A, kết nối với khu công nghiệp và đầu mối giao thông cao tốc quốc gia, phát triển những khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ.
  • Hướng Nam mở rộng đô thị kết nối với các khu phát triển hỗn hợp, khai thác cảnh quan hai bên sông Rào Cái, Đại học Hà Tĩnh, khu đào tạo, nghiên cứu và sản xuất.
  • Hướng Đông mở rộng đô thị vượt sông Rào Cái về phía Biển Đông để phát triển kinh tế biển, phát triển đô thị và nông nghiệp công nghệ cao kết nối với chuỗi đô thị ven biển của tỉnh Hà Tĩnh.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng giao các sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức thực hiện. phối hợp với Sở Nội vụ và cơ quan liên quan lập hồ sơ, đề án điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Tĩnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Sở Xây dựng tổ chức việc lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận để làm cơ sở cho việc mở rộng địa giới hành chính trước năm 2023.

Tài liệu kèm theo:

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh (Tỉnh Hà Tĩnh) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050).


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đến 04/2024
Bài tiếp theoLôi Chấn Tử Là Ai? Tiểu Sử – Sự Nghiệp của Diễn viên Lý Gia Thanh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây