Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Nam Định đến 2030, tầm...

Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Nam Định đến 2030, tầm nhìn 2050

235
0

Hệ thống đô thị tỉnh Nam Định hiện trạng đang tồn tại những bất cập do lịch sử để lại, theo phương án quy hoạch đến 2030 tạo mối liên kết đô thị – nông thôn; nâng cao chất lượng đô thị. Trong đó có thành phố Nam Định; Thị trấn Thịnh Long; Thị trấn Mỹ Lộc, Thị trấn Yên Định, Thị trấn Cồn, Thị trấn Rạng Đông, Thị trấn Quỹ Nhất, Thị trấn Liễu Đề, Thị trấn Quất Lâm, Thị trấn Ngô Đồng, Thị trấn Cổ Lễ, Thị trấn Cát Thành, Thị trấn Ninh Cường, Thị trấn Xuân Trường, Thị trấn Lâm, Thị trấn Gôi, Thị trấn Nam Giang. Các đô thị này có vai trò thúc đẩy sự đô thị hóa và phát triển các vùng phụ cận cũng như toàn Tỉnh.

Hiện trạng đô thị tỉnh Nam Định

Hiện trạng mạng lưới và phân cấp đô thị

Số lượng và phân loại cấp đô thị:

Tính đến năm 2020 toàn Tỉnh đã có 17 đô thị, trong đó 01 đô thị loại I là thành phố Nam Định; 01 đô thị loại IV là Thị trấn Thịnh Long; 15 đô thị loại V là Thị trấn Mỹ Lộc, Thị trấn Yên Định, Thị trấn Cồn, Thị trấn Rạng Đông, Thị trấn Quỹ Nhất, Thị trấn Liễu Đề, Thị trấn Quất Lâm, Thị trấn Ngô Đồng, Thị trấn Cổ Lễ, Thị trấn Cát Thành, Thị trấn Ninh Cường, Thị trấn Xuân Trường, Thị trấn Lâm, Thị trấn Gôi, Thị trấn Nam Giang. Các đô thị này có vai trò thúc đẩy sự đô thị hóa và phát triển các vùng phụ cận cũng như toàn Tỉnh.


Hệ thống và phân cấp đô thị
Hệ thống và phân cấp đô thị tỉnh Nam Định
Đặc điểm phân bố đô thị:

Các đô thị trên địa bàn Tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu được phân bố dải đều, phát triển còn mang tính tự phát từ các cụm điểm dân cư nông thôn, bám theo các trục quốc lộ, Đường tỉnh vàđường huyện; Mật độ phân bố 10,2 đô thị/1000km2 (mật độ này là khá dày; trung bình mỗi huyện là từ 2-3 đô thị /huyện); phân bố với cự ly trung bình khoảng 20km/đô thị; đặc biệt ở khu vực các huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Trực Ninh các đô thị (thị trấn) chỉ cách nhau khoảng từ 5-7 km. Cấu trúc các đô thị phần lớn theo hướng phát triển hướng tâm với 1 trung tâm lớn và các trung tâm này thường là giao lộ giao thông liên vùng nên khi phát triển quy mô sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng đô thị (sinh thái, dịch vụ, di chuyển). Phần lớn các đô thị trong Tỉnh được hình thành và phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở chức năng hành chính và mức độ tập trung dân cư trên địa bàn mà nên; trong đó ít có sự nghiên cứu sâu về tính chất tiền đề và động lực hình thành chuyên ngành (như CN, Du lịch và Dịch vụ) làm nền tảng hình thành và phát triển; điều này cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn thấp nên sức hút của đô thị chưa cao; ảnh hưởng tới tốc độ đô thị hoá và quy mô phát triển đô thị.

Hiện tại ngoài thành phố Nam Định có quy mô dân số tương khá lớn (hơn 50 vạn dân), được quy hoạch bài bản và xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ khá tốt, tiêu biểu cho diện mạo về đô thị của Tỉnh; còn lại các thị trấn phần lớn là quy mô nhỏ, sức phát triển kém, hệ thống giao thông giản đơn, chất lượng thấp, diện mạo kiến trúc còn nghèo nàn, một số bộ phận dân cư đô thị còn sinh hoạt theo kiểu làng xã nông thôn, chưa có nhiều dịch vụ chất lượng cao.

Tỷ lệ đô thị hóa và chất lượng đô thị:

Về tỷ lệ đô thị hóa: Theo thống kê năm 2020, dân số toàn Tỉnh Nam Định là 1.780.333 người, dân số đô thị là 360.866 người, Tỷ lệ đô thị hóa đạt 20,3%, thấp hơn so với tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc (33,6%).


Tỷ lệ đô thị hóa đến thời điểm hiện nay đạt khoảng 20,3%; chất thải rắn sinh hoạt được thu gom ở đô thị  đạt 95%; tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch trung bình đạt 99%, cây xanh công cộng 8-10%; chiếu sáng các tuyến đường chính 90%.

Về chất lượng đô thị: Giai đoạn 2011-2015: Việc đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội cho đô thị luôn được Tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, giai đoạn này là giai đoạn khó khăn do vừa chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thắt chặt đầu tư công…nên nhìn chung diện mạo các đô thị chưa có chuyển biến rõ rệt, kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội chưa đồng bộ.

Về công tác quản lý quy hoạch

Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn Tỉnh luôn được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, các ngành chức năng tập trung thực hiện, tạo cơ sở thu hút đầu tư phát triển, xây dựng đô thị. Ngày 31/12/2019, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 3023/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Tỉnh Nam Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


Hiện trạng phát triển các đô thị

(1). Thành phố Nam Định: Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của Tỉnh Nam Định, là đô thị Tỉnh lỵ và là trung tâm của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng và có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 90km về phía Tây Bắc.

Quy mô: Diện tích tự nhiên: 46,41 km²; Dân số (2020) là: 236.407 người (trong đó dân số nội thị 212.266 người, dân số ngoại thị 24.141 người) dân số lao động trong khu vực nội thị khoảng 160.973 người (76% dân số nội thị).

Tính chất đô thị: Là đô thị Tỉnh lỵ, trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo của Tỉnh Nam Định; được định hướng phát triển trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, đào tạo, y tế dịch vụ du lịch của vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Là đô thị có các giá trị văn hóa, lịch sử nổi trội; có vị trí quan trọng về an ninh – quốc phòng.


(2). Thị trấn Thịnh Long: Thị trấn Thịnh Long nằm ở ven biển phía Nam huyện Hải Hậu, cạnh cửa sông Ninh Cơ, cuối QL21, được thành lập năm 1997 theo Nghị định 19-CP ngày 26/2/1997, tháng 12/2014 được công nhận là đô thị loại IV.

Quy mô: Diện tích 15,27 km2; Dân số: 13.074 người, mật độ dân số là 856 người/km2; số lao động khoảng 23.820 người (56% dân số).

Tính chất đô thị: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, dịch vụ du lịch, đầu mối giao thông, giao lưu của khu vực phía Nam Tỉnh Nam Định; Là đô thị du lịch biển với đặc trung thiên nhiên phong phú; Là đô thị có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, bảo vệ bờ biển.

Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Nam Định
Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Nam Định

3). Thị trấn Yên Định: Thị trấn Yên Định là trung tâm huyện lỵ của huyện Hải Hậu. Được thành lập theo quyết định số 34/QH-HĐBT ngày 01/04/1986. Trung tâm thị trấn cách thành phố Nam Định khoảng 35km, cách thị trấn Cồn 9km, cách thị trấn Thịnh Long 23km theo dọc QL21, QL21 và QL37B là những con đường huyết mạch chạy qua địa bàn thị trấn.

Tính chất: Là trung tâm huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện; Là đô thị đầu mối giao thông quan trọng nối liền thị trấn với các xã thuộc huyện, là điểm trung chuyển giao thông đường bộ trên tuyến QL37B, QL21.

Quy mô: Diện tích 1,8 Km2; dân số: 5.488 người, mật độ dân số là 3.049 người/km2; số lao động khoảng 3.438 người (60% dân số). 

(4). Thị trấn Cồn: Thị trấn Cồn nằm ở phía Nam huyện Hải Hậu, đô thị loại V là thị trấn đầu tiên của Tỉnh Nam Định, được thành lập vào năm 1958, trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số các xã Hải Tiến, Hải Tân và Hải Lý. Có các tuyến đường giao thông QL21 và ĐT.488C chạy qua khu vực thị trấn.

Tính chất: Là trung tâm kinh tế – văn hoá xã hội của huyện; Là khu vực đô thị văn minh, hiện đại dựa trên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; Là đô thị phát triển mạnh về dịch vụ thương mại.

Quy mô: Diện tích: 2,2 Km²; Dân số là: 6.701 người; số lao động khoảng 5.175 người (56% dân số).

(5). Thị trấn Mỹ Lộc: Thị trấn Mỹ Lộc nằm ở nằm ở phía Đông Nam huyện Mỹ lộc. Đây là đô thị loại V, có tuyến QL21 đi qua địa bàn, được thành lập vào ngày 14/11/2003  trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Mỹ Hưng, Mỹ Thịnh, Mỹ Thành.

Tính chất: Thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, thương mại, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, kinh tế – xã hội của huyện; Là đầu mối giao thông quan trọng của huyện.

Quy mô: Diện tích: 5,25 km2; Dân số: 5.059 người số lao động khoảng 3.572 người (70% dân số).

(6). Thị trấn Rạng Đông: Thị trấn Rạng Đông nằm ở khu vực trung tâm các xã miền biển của huyện Nghĩa Hưng, thị trấn được hình thành dọc theo trục cuối Tỉnh lộ 490C. Được thành lập ngày 13/2/1987 trên cơ sở thị trấn nông trường Rạng Đông.. Đây là đô thị loại V, nằm trong khu vực có điều kiện khai thác và phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp lớn do nằm trong vùng quy hoạch kinh tế Ninh Cơ.

Tính chất: Là đô thị công nghiệp, dịch vụ gắn với kinh tế và sinh thái biển, có hệ thống hạ tầng đồng bộ; Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực phía Nam vùng Đồng Bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc Bộ; Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.

Quy mô: Diện tích: 13,3 km2; Dân số là: 8.402 người; số lao động khoảng 9.370 người (55% dân số).

(7). Thị trấn Liễu Đề: Thị trấn Liễu Đề là đô thị loại V, thị trấn huyện lỵ của huyện Nghĩa Hưng. Được thành lập ngày 13/2/1987 trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của xã Nghĩa Hiệp.

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện; Là đô thị nằm trong hành lang kinh tế Tây Nam của Tỉnh, đầu mối giao thông liên vùng; Là khu vực đô thị văn minh, hiện đại dựa trên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; Là đô thị dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Quy mô: Diện tích: 4,32 km²; Dân số là: 7.123 người; số lao động khoảng 3.346 người (51,3% dân số).

(8). Thị trấn Quỹ Nhất: Thị trấn Quỹ Nhất nằm ở phía Đông Nam của huyện Nghĩa Hưng, gần khu vực sông Đáy. Là đô thị loại V, thị trấn Quỹ Nhất được thành lập ngày 17/01/2007, trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số xã Nghĩa Hòa.

Tính chất: Là trung tâm kinh tế – văn hoá của huyện; Là đầu mối giao thông quan trọng liên kết với các vùng trong huyện; kết nối với các Tỉnh duyên hải Bắc bộ.

Quy mô: Diện tích: 5,54 km2; Dân số: khoảng 6.225 người, số lao động khoảng 3.850 người (55% dân số).

(9). Thị trấn Quất Lâm: Thị trấn Quất Lâm nằm ở phía Nam huyện Giao Thủy, là đô thị giáp với biển Đông. Là đô thị loại V của huyện Giao Thủy, được thành lập năm 2003 trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của xã Giao Lâm. Với lợi thế về vị trí và địa hình, Quất Lâm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch.

Tính chất: Là đô thị trung tâm kinh tế – văn hóa – du lịch biển; Là đầu mối giao thông quan trọng kết nối các huyện và kết nối với các Tỉnh duyên hải Bắc bộ.

Quy mô: Diện tích: 7,913 km²; Dân số là: 10.680 người; số lao động khoảng 6.660 người (56% dân số).

(10). Thị trấn Ngô Đồng:  Thị trấn Ngô Đồng nằm tại cửa ngõ phía Bắc huyện Giao Thủy, là đô thị loại V của huyện. Được thành lập ngày 01/04/1986 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Bình Hòa, xã Hoành Sơn, xã Xuân Phú. Có các trục giao thông quan trọng như QL37B, ĐT.489 chạy qua.

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính – chính trị – kinh tế – văn hóa của huyện; Là là đô thị có giao thông quan trọng trong tam giác phát triển Quất Lâm – Giao An – Ngô Đồng.

Quy mô: Diện tích: 2,784 ha; Dân số là: 6.583 người; số lao động khoảng 3.576 người (54% dân số).

(11). Thị trấn Cổ Lễ: Thị trấn Cổ Lễ nằm ở phía Bắc huyện Trực Ninh, là đô thị loại V. Được thành lập ngày 10/1/1984 trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của xã Trực Nghĩa. Thị trấn Cổ Lễ có thể liên kết với các khu vực kinh tế quan trọng trong khu vực như TP. Nam Định, TT Xuân Trường, TT Yên Định,…. qua tuyến QL21.

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, tổng hợp về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện; Là nơi cung cấp các sản phẩm hàng hóa, tiêu dùng lớn, trung tâm phân phối hàng hóa cho các cơ sở nhỏ trong toàn huyện và các vùng lân cận;  Là cửa ngõ giao thông đầu tiên từ các huyện phía Đông Nam lên TP. Nam Định.

Quy mô: Diện tích là 4,93 km2; Dân số: là 11.137 người; số lao động khoảng 7.630 người (68,5% dân số).

12). Thị trấn Cát Thành: Thị trấn Cát Thành nằm ở phía Tây Nam huyện Trực Ninh, là đô thị loại V; Được thành lập ngày 31/3/2006 trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của xã Cát Thành. Thị trấn Cát Thành là trung tâm của tiểu vùng phía Nam huyện Trực Ninh và khu phía Bắc của huyện Hải Hậu và huyện Nghĩa Hưng.

Tính chất: Là trung tâm về kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại dịch vụ  của huyện.

Quy mô: Diện tích là 8,3 km2; Dân số: là 13.960 người; số lao động khoảng 9.900 người (71% dân số).

(13). Thị trấn Ninh Cường: Thị trấn Ninh Cường nằm ở phía Nam huyện Trực Ninh, là đô thị loại V. Được thành lập vào năm 2017 trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của xã Trực Phú. Thị trấn Ninh Cường có tuyến QL37B đi qua, đây là tuyến giao thông có ý nghĩa đặc biệt trong liên kết các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản; sông Ninh Cơ là tuyến giao thông đường thủy quan trọng có thể thông thương ra biển. Đây là điều kiện thuận lợi để thị trấn Ninh Cường phát triển vận tải đường bộ và đường thủy, mở rộng giao lưu kinh tế, phát triển thương mại, dịch vụ.

Tính chất: Là trung tâm về kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại dịch vụ của huyện.

Quy mô: Diện tích là 7,41 km2; Dân số: là 7.920 người; số lao động khoảng 5.425 người (68,5% dân số).

14). Thị trấn Xuân Trường: Thị trấn Xuân Trường nằm tại cửa ngõ của huyện Xuân Trường, là đô thị loại V. Được thành lập ngày 14/11/2003 trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Hùng. Thị trấn Xuân Trường có tuyến QL21, ĐT.489, ĐT.489C đi qua, đây là các tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị với các khu vực lân cận.

Tính chất: Là trung tâm huyện lỵ, trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện; Là đô thị văn minh, hiện đại, dựa trên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại.

Quy mô: Diện tích là 6,41 km2; Dân số: là 8.183 người; số lao động khoảng 4.643 người (56,7% dân số).

(15). Thị trấn Lâm: Thị trấn Lâm ở vị trí trung tâm của huyện Ý Yên, là đô thị loại V. Được thành lập ngày 1/4/1986 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Yên Xá, Yên Ninh, Yên Tiến và xã Yên Hồng. Thị trấn Lâm có tuyến QL38B, ĐT.485, đi qua, đây là các tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị với các khu vực lân cận.

Tính chất: Là huyện lỵ, trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện.

Quy mô: Diện tích 6,86 km2; Dân số: là 14.580 người; số lao động khoảng 7.310 người (50,1% dân số).

(16). Thị trấn Gôi: Thị trấn Gôi nằm ở phía Tây Nam của huyện Vụ Bản, là đô thị loại V, được thành lập vào năm 1986. Thị trấn Gôi có tuyến QL37B, QL10, đường sắt Bắc – Nam đi qua, đây là các tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị với các địa phương khác trong huyện cũng như các huyện lân cận.

Tính chất: Là huyện lỵ, trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện.

Quy mô: Diện tích 4,75 km2; Dân số: là 7.341 người; số lao động khoảng 4.346 người (59,2% dân số).

(17). Thị trấn Nam Giang: Thị trấn Nam Giang nằm trung tâm của huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định khoảng 10km về phía Nam, là đô thị loại V. Được thành lập vào ngày 14/11/2003 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Nam Giang. Trên địa bàn thị trấn có tuyến ĐT.490C đi qua, đây là một lợi thế lớn để thị trấn giao lưu kinh tế – xã hội với các khu vực lân cận.

Tính chất: Là trung tâm huyện lỵ, trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện; Là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định, có điều kiện phát triển về công nghiệp, công nghiệp làng nghề (đặc biệt là ngành nghề cơ khí); Là đô thị phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch lễ hội.

Quy mô: Diện tích 7,02 km2; Dân số: là 17.935 người; số lao động khoảng 10.357 người (57,7% dân số).

Phương án quy hoạch hệ thống Đô thị; Đô thị Tỉnh lỵ, Thị xã, Thị trấn

Phương án phát triển hệ thống đô thị:

a). Định hướng đến năm 2025:

Toàn Tỉnh Nam Định được quy hoạch với 22 đô thị, Tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2025 đạt khoảng 30% với dân số khoảng 591.200 người (tổng dân số toàn Tỉnh 1.971.169 người). Tập trung nguồn lực phát triển 6 vùng đô thị lớn: (1) Vùng TP Nam Định & TT Mỹ Lộc; (2) Vùng đô thị Cao Bồ; (3) Vùng đô thị Liễu Đề; (4) Vùng đô thị Rạng Đông; (5) Vùng đô thị 7 thị trấn; (6) Vùng đô thị Giao Thủy. Bao gồm:

  1. Một (01) đô thị loại I: TP. Nam Định; Là đô thị Tỉnh lỵ của Tỉnh Nam Định.
  2. Bốn (04) đô thị loại IV là: Thị trấn Thịnh Long và Yên Định, huyện Hải Hậu; thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng; thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy; Là các đô thị huyện lỵ của các huyện tương ứng.
  3. Mười bảy (17) đô thị loại V:

+ 12 đô thị hiện có: Thị trấn Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc; thị trấn Lâm, huyện Ý Yên; thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng; thị trấn Ninh Cường, huyện Trực Ninh; thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng; thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh; thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh; thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường; thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy; thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu; thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản; thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực.

+ 05 đô thị thành lập mới gồm: Đô thị mới khu vực 4 xã, huyện Ý Yên; đô thị Xuân Ninh, huyện Xuân Trường; đô thị Đại Đồng, huyện Giao Thủy; Đô thị Trung Thành, huyện Vụ Bản; Đô thị Đồng Sơn, huyện Nam Trực.

b). Giai đoạn 2026-2030: Hệ thống đô thị tỉnh Nam Định sẽ được quy hoạch nâng cấp phát triển theo chiều sâu. Toàn Tỉnh có 26 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa toàn Tỉnh đạt khoảng 38,48%, dân số đô thị khoảng 807.500 người (dân số toàn Tỉnh khoảng 2.098.271 người). Bao gồm:

  1. Một (01) đô thị loại I: TP. Nam Định (sáp nhập toàn bộ địa giới huyện Mỹ Lộc vào TP. Nam Định)
  2. Một (01) đô thị loại III: Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng ghép với Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu.
  3. Sáu (6) Đô thị loại IV: Đô thị mới khu vực 4 xã, huyện Ý Yên; thị trấn Lâm, huyện Ý Yên; thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh; thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường; thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy; thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu;
  4. Mười tám (18) Đô thị loại V: Bo Yên Chính, huyện Ý Yên; Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng; thị trấn Ninh Cường, huyện Trực Ninh; thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh; Xuân Ninh, huyện Xuân Trường; Xuân Hồng, huyện Xuân Trường; Đại Đồng, huyện Giao Thủy; thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy; thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu; Đô thị Trung Thành, huyện Vụ Bản; thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực; thị trấn Gôi huyện Vụ Bản; thị trấn Liễu Đề huyện Nghĩa Hưng; thị trấn Quỹ Nhất, huyện Giao Thủy; Hải Phú, huyện Hải Hậu; Hải Đông, huyện Hải Hậu; Trực Nội, huyện Trực Ninh; Đồng Sơn, huyện Nam Trực.

c). Giai đoạn 2030-2050: Đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa toàn Tỉnh đạt khoảng 70%, trong đó có 1 thành phố trực thuộc Tỉnh và 16 thị trấn, cụ thể như sau:

  1. Một (01) đô thị loại I: TP. Nam Định.
  2. Một (01) đô thị loại II: Thị trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu ghép với thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng.
  3. Chín (09) đô thị loại IV: Thị trấn Yên Định huyện Hải Hậu; thị trấn Quỹ Nhất; thị trấn Liễu Đề huyện Nghĩa Hưng; thị trấn Quất Lâm huyện Giao Thủy; Thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh; thị trấn Xuân Trường huyện Xuân Trường; thị trấn Lâm, Đô thị mới khu vực 4 xã thuộc huyện Ý Yên; thị trấn Gôi huyện Vụ Bản; thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực.
  4. Mười bốn (14) đô thị loại V: Thị trấn Cồn, đô thị Hải Phú, đô thị Hải Đông, huyện Hải Hậu; thị trấn Nghĩa Minh huyện Nghĩa Hưng; thị trấn Ngô Đồng, đô thị Đại Đồng, huyện Giao Thủy; thị trấn Cát Thành, thị trấn Ninh Cường, đô thị Trực Nội, huyện Trực Ninh; Đô thị Xuân Ninh, Đô thị Xuân Hồng huyện Xuân Trường; Đô thị Bo Yên Chính, huyện Ý Yên; Đô thị Trung Thành huyện Vụ Bản; Đồng Sơn, huyện Nam Trực.
Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Nam Định đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Nam Định đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Phương án phát triển các Đô thị:

1. Thành phố Nam Định (Đô thị Tỉnh lỵ):Xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục, chính trị, khoa học kỹ thuật và vùng kinh tế động lực của Tỉnh. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị, phát triển thương mại – dịch vụ giữ vai trò chủ đạo, công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch, hàm lượng khoa học kỹ thuật cao và có nền nông nghiệp ven đô thị phát triển. Kế thừa văn hóa lịch sử đặc thù của đô thị, phát triển hài hòa và bền vững giữa các yếu tố hiện đại và truyền thống. Chú trọng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, không gian truyền thống, các di sản, di tích.

Định hướng phát triển: Đến giai đoạn 2030 mở rộng diện tích nội thị trên cơ sở sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính huyện Mỹ Lộc vào Thành phố Nam Định để hướng tới xây dựng thành phố Nam Định thành “thành phố thông minh đáng sống của vùng đồng bằng sông Hồng. Một đô thị có truyền thống lịch sử được bảo tồn phát huy gắn với các không gian mới hiện đại, tiện nghi hấp dẫn thân thiện môi trường” .

2. Đô thị Thịnh Long- Rạng Đông: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo của 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Đồng thời là đô thị động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng.

Đô thị Thịnh Long – Rạng Đông là đô thị trọng điểm (đồng thời là cực đối trọng) trong chiến lược đột phá phát triển KTXH Tỉnh đến 2030 và 2050 gắn với vùng kinh tế động lực chủ đạo của Tỉnh, cùng với thành phố Nam Định tạo sức lan tỏa và thúc đẩy phát triển các vùng, địa phương khác trong chuỗi giá trị cung ứng với các vùng kinh tế động lực khác.

Giai đoạn 2021-2025: Xây dựng đô thị Thịnh Long đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV gắn với thế mạnh là ngành công nghiệp tàu thủy, nhiệt điện, khối lượng vận chuyển lớn, gắn kết với hệ thống cảng. Phát triển công nghiệp gắn với tuyến đê sông Ninh Cơ, kéo dài ra cảng nước sâu Thịnh Long, cách bờ hơn 3km vào năm 2025. Quy mô dân số : 23.000 người.

Giai đoạn 2026-2030: Ghép 02 thị trấn Rạng Đông, thị trấn Thịnh Long và tiến đến đạt đô thị loại III; trở thành một trong những trung tâm kinh tế khu vực duyên hải Bắc Bộ về thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp đóng tàu gắn với KKT Ninh Cơ và là trung tâm phía Tây Nam của Tỉnh. Tổng quy mô dân số 56.200 người.

3. Thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu: Đô Thị Yên Định là thị trấn huyện lỵ, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Hải Hậu, đồng thời là trung tâm dịch vụ du lịch, tham quan di tích lịch sử và nhân văn của huyện, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của huyện Hải Hậu và khu vực.

Định hướng đến năm 2030, mở rộng khu vực trung tâm văn hóa- thể thao tại vị trí công ty thủy nông và công ty xây dựng Hải Hậu. Khu vực phía Đông Bắc và Đông Nam: Bố trí tại khu vực trung tâm và dọc các trục giao thông chính.

Giai đoạn 2021 – 2025: Phấn đấu xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV trước năm 2022. Sau đó tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn còn yếu, còn thiếu của đô thị loại IV. Quy mô dân số đến năm 2025: 20.000 người.

Giai đoạn 2026 – 2030: hướng tới nâng cao chất lượng đô thị và chất lượng sống cho người dân, quy mô dân số: 23.200 người.

4. Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu: Là thị trấn trung tâm tiểu vùng của huyện Hải Hậu. Phát triển đảm bảo vai trò và vị trí là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại, dịch vụ của huyện. Đây là vùng phát triển về dịch vụ thương mại và công nghiệp hỗ trợ khu kinh tế Ninh Cơ, kết hợp với phát triển nông nghiệp.

Giai đoạn 2021 – 2025: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn còn yếu, còn thiếu của đô thị loại V. Quy mô dân số đến năm 2025: 8.500 người.

Giai đoạn 2026 – 2030: hướng tới nâng cao chất lượng đô thị và chất lượng sống cho người dân, quy mô dân số: 10.000 người.

5. Đô thị Hải Phú – Huyện Hải Hậu: Là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội phía Nam của huyện. Hải Phú có hệ thống giao thông thuận lợi (trong đó có ĐT.488C và hệ thống các trụcđường huyện chạy qua địa bàn), giáp đô thị Thịnh Long và thị trấn Cồn. Lấy đô thị Hải Phú làm hạt nhân phát triển ra xung quanh dọc theo các trục đường chính ĐT.488C và các đường trục xã.

Giai đoạn 2026 – 2030: Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn để hoàn thành các chỉ tiêu để đưa xã Hải Phú trở thành đô thị loại V, quy mô dân số đến năm 2030: 11.000 người.

6. Đô thị Hải Đông – Huyện Hải Hậu: Là đô thị du lịch thuộc huyện, dự kiến sẽ thay thế đô thị du lịch Thịnh Long trong tương lai khi Thịnh Long và Rạng Đông thành đô thị loại II. Tại khu vực xây dựng đô thị du lịch Hải Đông hình thái phát triển các khu dân cư đã mang dáng dấp đô thị, đã hình thành hệ thống dịch vụ thương mại phục vụ du lịch nghỉ dưỡng biển.

Giai đoạn 2026 – 2030: Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn để hoàn thành các chỉ tiêu để đưa xã Hải Đông trở thành đô thị loại V, quy mô dân số đến năm 2030: 9.000 người.

7. Thị trấn Quỹ Nhất – Huyện Nghĩa Hưng: Định hướng phát triển khu đô thị tại phía Bắc củađường huyện chợ Gạo, hình thành khu dân cư công viên cây xanh và một số cơ quan hành chính gắn liền với bến xe Quỹ Nhất để tạo một khu đô thị hoàn chỉnh. Phát triển cụm công nghiệp Quỹ Nhất diện tích 19ha nằm trong danh mục quy hoạch của Tỉnh với các ngành nghề sản xuất như đồ gỗ, cơ khí,…

Giai đoạn 2021-2025: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn còn yếu, còn thiếu của đô thị loại V, quy mô dân số: 6.000 người.

Giai đoạn 2026-2030: hướng tới nâng cao chất lượng đô thị và chất lượng sống cho người dân, quy mô dân số đến năm 2030: 8.000 người.

8. Thị trấn Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng: Khai thác tối đa tiềm năng và phát triển dọc theo các tuyến QL37B, đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển Tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, ĐT.487 chạy qua địa bàn.

Giai đoạn 2026-2030: Phấn đấu trở thành đô thị đạt tiêu chuẩn loại V vào năm 2030. có quy mô dân số đến năm 2030: 6.500 người.

9. Thị trấn Liễu Đề – Huyện Nghĩa HưngLà thị trấn huyện lỵ của huyện Nghĩa Hưng, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện. Thị trấn nằm trên 2 trục hành lang đó là hành lang cao tốc Bắc Nam nối dài (Hà Nội – Cao Bồ – Rạng Đông) và hành lang cao tốc Ninh Bình – Thái Bình – Quảng Ninh tạo nên sự kết nối 3 cực tăng trưởng quan trọng (Cao Bồ – Liễu Đề – Rạng Đông); đây cũng là các hành lang động lực chủ đạo giúp thị trấn ngày càng được phát triển về kinh tế và thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương trong và ngoài Tỉnh.

Giai đoạn 2021 – 2025: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn còn yếu, còn thiếu của đô thị loại V. Quy mô dân số đến năm 2025: 8.000 người.

Giai đoạn 2026-2030: hướng tới nâng cao chất lượng đô thị và chất lượng sống cho người dân và tiếp tục xác định thị trấn Liễu Đề là đô thị loại V, dân số đến năm 2030: 9.200 người.

10. Thị trấn Quất Lâm – Huyện Giao Thủy: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Giao Thủy và là đô thị hạt nhân – trung tâm du lịch, dịch vụ vùng phía Đông Tỉnh Nam Định trong thời kỳ mới. Nằm trên 2 đường vành đai lớn của Tỉnh đó là vành đai kinh tế ven biển và vành đai QL21 tạo vị thế quan trọng, có ảnh hưởng và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh; được xác định là hành lang phát triển động lực thứ cấp đến 2030 và chủ đạo đến năm 2050.

Giai đoạn 2020-2025: Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn để hoàn thành các chỉ tiêu để đưa Quất Lâm trở thành đô thị loại IV. Quy mô dân số đến năm 2025 là 20.000 người.

Giao đoạn 2020-2030: Tiếp tục tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng, thu hút dân cư về để tham gia phục vụ các hoạt động kinh tế để Quất Lâm trở thành một đô thị lớn mạnh, khang trang, có vai trò quan trọng không chỉ ở trong huyện mà còn cả ngoài Tỉnh Nam Định; Quy mô dân số đến năm 2030 đạt khoảng 23.000 người.

11. Thị trấn Ngô Đồng – Huyện Giao Thủy: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Giao Thủy trong thời kỳ mới, là đô thị văn minh, hiện đại nằm trong tam giác phát triển Quất Lâm – Ngô Đồng – Đại Đồng phát triển dịch vụ – du lịch – sinh thái gắn với phát triển dịch vụ thương mại phục vụ du lịch, du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng và du lịch sinh thái, trung tâm nghiên cứu, hội nghị, hội thảo.

Giai đoạn 2021-2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, công nghiêp, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu với tiêu chí đô thị loại V để đầu tư và phát triển; Quy mô dân số năm đến 2025 đạt 6.500 người

Giai đoạn 2026-2030: hướng tới nâng cao chất lượng đô thị và chất lượng sống cho người dân, quy mô dân số 9.000 người.

12. Đô thị Đại Đồng – Huyện Giao Thủy: Là một trong những trung tâm kinh tế, dịch vụ của huyện, là khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi (giáp trục ĐT.489, đường bộ ven biển); thuộc khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy, có nền tảng phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, trung tâm nghiên cứu phục vụ khách tham quan nghiên cứu khu dự trữ sinh quyển tại Vườn quốc gia. Định hướng phát triển không gian: tận dụng lợi thế của trục đường bộ ven biển để phát triển không gian cho đô thị.

Giai đoạn 2021-2025: Định hướng thành lập mới đô thị Đại Đồng (trên cơ sở xã Hồng Thuận) là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, phát triển về Dịch vụ – Du lịch- Sinh thái. Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn xã để trở thành đô thị loại V. Quy mô dân số năm đến 2025 đạt 7.000 người

Giai đoạn 2026-2030: tiếp tục đầu tư, nâng cấp, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội trên địa bàn đô thị theo hướng nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại V phát triển đô thị văn minh, hiện đại để trở thành thị trấn Đại Đồng. Quy mô dân số năm đến 2030 đạt 9.000 người.

13. Thị trấn Cổ Lễ – huyện Trực Ninh: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Trực Ninh trong thời kỳ mới và nằm ở vị trí trung tâm trong đường trục phát triển, là trung tâm CN- TTCN, cơ khí của Tỉnh Nam Định. Hướng phát triển từ Bắc xuống Nam, tập trung phát triển phía Đông đường QL21 và xây dựng các công trình phụ trợ sang Trung Đông, Liêm Hải, tạo ra đô thị phát triển đồng bộ. Lấy trung tâm hành chính, chính trị huyện làm trọng tâm phát triển, mở rộng các khu chức năng khác trong thị trấn.

. Giai đoạn 2021 – 2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu với tiêu chí đô thị loại V để đầu tư và phát triển; Quy mô dân số năm đến 2025 đạt 20.000 người

Giai đoạn 2026-2030: Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn để hoàn thành các chỉ tiêu để đưa thị trấn Cổ Lễ trở thành đô thị loại IV. Quy mô dân số đến năm 2030: 23.000 người.

14. Thị trấn Cát Thành – huyện Trực Ninh: Đô thị phát triển theo mô hình đa cực, trong đó lấy trung tâm hành chính – chính trị huyện làm trung tâm đô thị, điểm trọng tâm để phát triển xung quang và tuyến QL488B là trục giao thông chính để phát triển đô thị theo định hướng phát triển từ đông sang Tây.

Giai đoạn 2021-2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu với tiêu chí đô thị loại V để đầu tư và phát triển; Quy mô dân số đến năm 2025 đạt 18.000 người

Giai đoạn 2026-2030: hướng tới nâng cao chất lượng đô thị và chất lượng sống cho người dân, quy mô dân số đến năm 2030 đạt 20.000 người.

15. Thị trấn Ninh Cường – huyện Trực Ninh: Đô thị phát triển theo hình mạng trong chuỗi, bám theo các trục đường giao thông chính đô thị. Tổ chức không gian đô thị hiện đại, hài hòa với văn hóa nông thôn, bố trí cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật liên kết chặt chẽ không gian sống và các khu vực phát triển thương mại dịch vụ nhằm nâng cao đời sống nhân dân.

Giai đoạn 2021-2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu với tiêu chí đô thị loại V để đầu tư và phát triển; Quy mô dân số đến năm 2025 đạt 8.700 người

Giai đoạn 2026-2030: hướng tới nâng cao chất lượng đô thị và chất lượng sống cho người dân, quy mô dân số đến năm 2030: 10.500 người.

16. Đô thị Trực Nội – huyện Trực Ninh: Lấy đô thị Trực Nội làm hạt nhân phát triển ra xung quanh dọc theo các trục đường chính QL21B, ĐT.488C và các đường trục xã.

Giai đoạn 2026 – 2030: Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn để hoàn thành các chỉ tiêu để đưa Trực Nội trở thành đô thị loại V, quy mô dân số đến năm 2030: 7.000 người.

17. Thị trấn Xuân Trường – huyện Xuân Trường: Hướng phát triển đô thị nhằm vào khu vực phía Bắc thị trấn, các quỹ đất nằm xen giữa trục ĐT.489 cũ (nay làđường huyện Dốc Xuân Bảng – ngã tư Hải Hậu). Trục phát triển dọc theo tuyến đường 32m; đây là trục phát triển chính của đô thị. Định hướng phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp, dân cư đô thị, trung tâm hành chính và chính trị, công cộng cấp huyện. Cải tạo và chỉnh trang theo hướng văn minh, hiện đại, định hướng phát triển dịch vụ, thương mại khu vực dọc theo tuyến ĐT.489.

Giai đoạn 2021 – 2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu với tiêu chí đô thị loại V để đầu tư và phát triển; Quy mô dân số năm đến 2025 đạt 10.000 người

Giai đoạn 2026-2030: Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn để hoàn thành các chỉ tiêu để đưa thị trấn Xuân Trường trở thành đô thị loại IV, quy mô dân số đến năm 2030: 22.000 người.

18. Thị trấn Xuân Ninh – huyện Xuân Trường: Lấy Đô thị Xuân Ninh làm hạt nhân phát triển ra xung quanh dọc theo các trục đường chính trục QL21, trục hành lang Xuân Bảng – ngã tư Hải Hậu và các đường trục xã. Khu vực chân cầu Lạc Quần trên trục ĐT.489B cũ đã hình thành khu trung tâm (đô thị nhỏ), khu hộ dân tập trung cần chỉnh trang thành khu đô thị văn minh và hiện đại.

Giai đoạn 2021-2025: Phấn đấu trở thành đô thị đạt tiêu chuẩn loại V vào năm 2025. có quy mô dân số đến năm 2025: 14.000 người.

Giai đoạn 2026-2030: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu với tiêu chí đô thị loại V để đầu tư và phát triển; dân số đến năm 2030: 17.500 người.

19. Đô thị Xuân Hồng – huyện Xuân Trường: Lấy đô thị Xuân Hồng làm hạt nhân phát triển ra xung quanh dọc theo các trục đường chính ĐT.489, trục ĐH.50 và các đường trục xã.

Giai đoạn 2026-2030: Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn để hoàn thành các chỉ tiêu để đưa xã Xuân Hồng trở thành đô thị loại V, quy mô dân số đến năm 2030: 15.600 người.

20. Thị trấn Lâm – huyện Ý Yên: Lấy thị trấn Lâm làm hạt nhân phát triển, lan tỏa xung quanh thông qua các trục đường chính (trục Cao tốc Bắc – Nam, trục QL38B, QL10, ĐT.490B và các trụcđường huyện). Đây là khu vực phát triển mạnh về không gian sản xuất công nghiệp và thương – mại dịch vụ, các CCN, các làng nghề và cụm đô thị kết hợp với hệ thống các trung tâm thương mại, cửa hàng dịch vụ gắn với các trục giao thông lớn. Bám dọc trục ĐT.485 bố trí các công trình trung tâm hành chính, hệ thống công trình công cộng tập trung ở trung tâm thị trấn. Các khu vực phát triển đô thị mở rộng như các khu dân cư mới, khu thương mại dịch vụ định hướng bám dọc thoe trục hành lang QL10.

Giai đoạn 2021 – 2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu với tiêu chí đô thị loại V để đầu tư và phát triển; Quy mô dân số năm đến 2025 đạt 16.000 người

Giai đoạn 2026-2030: Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn để hoàn thành các chỉ tiêu để đưa thị trấn Lâm trở thành đô thị loại IV, quy mô dân số đến năm 2030: 21.000 người.

21. Đô thị mới khu vực 4 xã – Huyện Ý Yên: Đô thị nằm trên 2 trục hành lang chính của Tỉnh đó là hành lang QL10 và cao tốc Bắc Nam đây là đầu mối giao thông phía Tây của Tỉnh Nam Định, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc Bộ.

Kết hợp cùng TT. Lâm làm hạt nhân phát triển, lan tỏa ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục Cao tốc Bắc – Nam, trục QL38B, QL10, ĐT.490B và các trục đường huyện). Đây là khu vực phát triển mạnh về không gian sản xuất công nghiệp và thương mại – dịch vụ với khu công nghiệp Hồng Tiến, CCN, các làng nghề và cụm đô thị kết hợp với hệ thống các trung tâm thương mại, cửa hàng dịch vụ gắn với các trục giao thông lớn.

Giai đoạn 2021 – 2025: Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn để đưa Khu đô thị mới 4 xã trở thành đô thị loại V. Quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 35.000 người

Giai đoạn 2026-2030: Phấn đấu đưa khu đô thị mới 4 xã trở thành đô thị loại IV, quy mô dân số đến năm 2030: 43.500 người.

Đô thị mới khu vực 4 xã - Huyện Ý Yên
Đô thị mới khu vực 4 xã – Huyện Ý Yên

22. Đô thị mới Bo Yên Chính – Huyện Ý Yên: Định hướng phát triển đô thị theo hướng phát triển dịch vụ, thương mại dọc theo hai bên cao tốc Bắc –  Nam. Phát triển công nghiệp cơ khí và ngành nghề chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ truyền thống trên toàn đô thị.

Giai đoạn 2026-2030: Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn để hoàn thành các chỉ tiêu để đưa Khu đô thị mới Bo Yên Chính trở thành đô thị loại V, quy mô dân số đến năm 2030: 6.000 người.

23. Thị trấn Gôi – huyện Vụ Bản: Đô thị phát triển tự do, hình thái phát triển theo hướng điểm, dải chuỗi theo trục giao thông và phân tán. Trung tâm đô thị là khu vực trung tâm hành chính công cộng, điểm trọng tâm để phát triển xung quanh và tuyến QL37B, QL10 là trục giao thông chính để phát triển đô thị.

Giai đoạn 2021 – 2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu với tiêu chí đô thị loại V để đầu tư và phát triển; Quy mô dân số năm đến 2025 đạt 10.300 người

Giai đoạn 2026-2030: Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, hướng tới nâng cao chất lượng đô thị và chất lượng sống cho người dân, quy mô dân số đến năm 2030: 21.000 người.

24. Đô thị Trung Thành – huyện Vụ Bản: Đô thị phát triển theo hướng dọc theo tuyến đường trục chính đô thị Trung Thành. Xây dựng các công trình hạ tầng giao thông thiết yếu. Phát triển hệ thống các công trình công cộng và nhà ở dân cư để phát triển xung quanh để phát triển đô thị.

Giai đoạn 2021 – 2025: Xây dựng và nâng cấp xã Trung Thành lên đô thị loại V. Quy mô dân số năm đến 2025 đạt 6.500 người

Giai đoạn 2026-2030: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu với tiêu chí đô thị loại V để đầu tư và phát triển; Quy mô dân số năm đến 2025 đạt 8.000 người.

25. Đô thị Nam Giang – huyện Nam Trực: Phát triển về phía Bắc, đặc biệt là phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển theo tuyến ĐT.490C và ĐT.485B.Thực hiện quy hoạch khép kín đất xây dựng đô thị và từng bước đô thị hóa các làng xóm xung quanh để tạo lập không gian đô thị tương đối hoàn chỉnh cả về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Giai đoạn 2021 – 2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu với tiêu chí đô thị loại V để đầu tư và phát triển; Quy mô dân số năm đến 2025 đạt 20.000 người

Giai đoạn 2026-2030: Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị, tiếp tục xác định đô thị Giang nam là đô thị loại V. Quy mô dân số năm đến 2030 đạt 23.500 người.

26. Đô thị Đồng Sơn – huyện Nam Trực: Lấy đô thị Trực Nội làm hạt nhân phát triển ra xung quanh, Phát triển đô thị theo chiếu sâu, hình thành các khu dân cư tập trung văn minh, khu công viên cây xanh. Xây dựng mới khu dân cư tập trung tại vị trí khu vực công ty Việt Pan-Pacific giáp ĐT.487 và các đường trục xã.

Giai đoạn 2021-2025: Định hướng thành lập mới đô thị Đồng Sơn là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế trên địa bàn xã để trở thành đô thị loại V. Quy mô dân số năm đến 2025 đạt 11.500 người.

Giai đoạn 2026-2030: tiếp tục đầu tư, nâng cấp, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội trên địa bàn đô thị theo hướng nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại V phát triển đô thị văn minh, hiện đại. Quy mô dân số năm đến 2030 đạt 13.500 người.

Trên đây là tổng hợp quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Nam Định đến 2030, tầm nhìn đến 2050 được Vuongphat.com.vn tổng hợp.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcChỉ số NASDAQ là gì? Những ưu điểm vượt trội của sàn NASDAQ
Bài tiếp theoQuy hoạch Giao thông tỉnh Nam Định đến 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây