Trang chủ Quy hoạch Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh...

Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đến năm 2030

643
0

Quy hoạch thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định được thực hiện trên diện tích 475,82 ha. Không gian đô thị được chia thành 5 khu vực phát triển.

Ngày 3/3/2022, UBND tỉnh Nam Định ban hành quyết định số 444/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đến năm 2030 (tỷ lệ 1/5000).


Theo quyết định, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đến năm 2030 nhằm mục tiêu xây dựng thị trấn Gôi với những vị thế và xu hướng phát triển mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Quy hoạch, Xây dựng, phát triển thị trấn Gôi xứng đáng với vị thế là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện. Xây dựng phát triển thị trấn Gôi văn minh, thân thiện, với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại gắn với tiềm năng về phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch.


Phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch

Phạm vi và ranh giới nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên của thị trấn. Giới hạn:

  • Phía Tây và phía Nam giáp xã Tam Thanh;
  • Phía Đông giáp xã Liên Minh;
  • Phía Bắc giáp xã Kim Thái.

Quy mô:

  • Quy mô diện tích: 475,82 ha.
  • Quy mô dân số: Dân số hiện trạng năm 2020 (theo niên giám thống kê huyện Vụ Bản năm 2020): 7.341 người; Dự báo quy mô dân số đến năm 2030: 12.200 người.

Quy hoạch tổ chức không gian đô thị thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản

Theo đồ án, quy hoạch định hướng phát triển thị trấn Gôi chia làm 5 khu vực phát triển, mỗi khu vực có một tính chất riêng và được phân cách bởi các trục giao thông chính, gồm:


  • Khu vực 1: Khu vực phía Tây trục QL37B và phía Bắc trục QL10 (khu vực phát triển đô thị, thương mại, công nghiệp) với quy mô 72,6 ha. Được xác định là khu vực phát triển cảnh quan gắn kết với công nghiệp và đô thị.
  • Khu vực 2: Khu vực giới hạn bởi 3 trục đường phía Bắc QL10, phía Đông QL37Bvà phía Tây trục đường Song Hào (Khu vực trung tâm hành chính, công cộng, dịch vụ thương mại cấp huyện) với quy mô 81,4 ha. Được xác định là khu vực cảnh quan khu công viên cây xanh trung tâm, khu dịch vụ thương mại, khu đô thị trong tổng thể hình thành và phát triển khu vực trung tâm mới của đô thị.
  • Khu vực 3: Khu vực phía Đông đường Song Hào và phía Bắc QL10 (Khu vực phát triển đô thị và nông nghiệp) với quy mô 91,7 ha. Được xác định là khu vực phát triển cảnh quan gắn kết với khu vực phát triển đô thị và nông nghiệp.
  • Khu vực 4: Khu vực phía Tây trục QL37B và phía Nam (Khu vực quốc phòng và nông nghiệp) với quy mô 88,9 ha. Được xác định là khu vực phát triển cảnh quan gắn kết với khu vực quốc phòng, phát triển đô thị và nông nghiệp.
  • Khu vực 5: Khu vực phía Đông trục QL37B và phía Nam QL10 (Khu vực phát triển dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và nông nghiệp) với quy mô 141,2 ha. Được xác định là khu vực phát triển cảnh quan gắn kết với khu vực phát triển dịch vụ thương mại, đô thị và nông nghiệp.

Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản

Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Gôi được xác định theo bảng chỉ tiêu sử dụng đất đến 2030 dưới đây:

Bảng chi tiêu sử dụng đất thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản
Bảng chi tiêu sử dụng đất thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản

Quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông thị trấn Gôi

Giao thông đối ngoại:

  • Quốc lộ 10: Chạy qua thị trấn theo hướng Đông – Tây với chiều dài khoảng 3,2km, giữ nguyên quy mô mặt cắt đường như hiện trạng, Bnền = 21m (5+15+1) – 25m (5+15+5).
  • Quốc lộ 37B: Chạy qua phía thị trấn theo hướng Bắc – Nam với chiều dài khoảng 2,7 km; Quy hoạch mở rộng đảm bảo phù hợp với quy hoạch giao thông của tỉnh Bnền = 17m (3+11+3), cũng như quy hoạch phân khu Phủ Dầy, Bnền = 30m (6+7,5+3+7,5+6).

Giao thông đối nội: Đường giao thông đối nội tiếp tục được tổ chức theo hệ thống liên hoàn với cấu trúc dạng ô cờ gồm đường trục chính và đường khu vực. Về tiêu chuẩn, chủ yếu các tuyến đường trong khu quy hoạch được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, ngoài ra  toàn bộ các tuyến giao thông hiện trạng được nghiên cứu mở rộng các đoạn tuyến có điều kiện trên nguyên tắc tăng cường năng lực giao thông và hạn chế tối đa giải phóng mặt bằng.


Các công trình đầu mối giao thông: Nâng cấp, cải tạo hệ thống cầu dân sinh trên địa bàn thị trấn, đảm bảo tiêu chuẩn và nhu cầu sử dụng.

Giao thông công cộng, giao thông tĩnh:

  • Quy hoạch bến xe ở khu vực phía Tây tổ dân phố Trần Huy Liệu với quy mô bến xe loại IV, diện tích 0,7 ha.
  • Quy hoạch bãi đỗ xe phía Bắc đội quản lý điện với quy mô diện tích 0,6ha.

Mạng lưới xe bus, phương tiện công cộng:

  • Tiếp tục duy trì các tuyến bus hiện tại chạy qua khu vực.
  • Phát triển phương tiện giao thông công cộng với các loại hình xe khách, xe taxi nhưng đảm bảo tính hệ thống, có sự quản lý chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh an toàn.

Giao thông đường sắt: Cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam qua thị trấn, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá và hành khách, xây dựng và hiện đại hoá ga Gôi, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:


Rate this post
Bài trướcExploring the Relationship Between Meghan Trainor and Harry Styles: Are They Related? Friends or Family? Unraveling the Truth About Their Relationship
Bài tiếp theoKhu công nghiệp Bình Xuyên II (giai đoạn 2) huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây