Trang chủ QH giao thông Quy hoạch giao thông tỉnh Tuyên Quang đến 2030 – 2050

Quy hoạch giao thông tỉnh Tuyên Quang đến 2030 – 2050

323
0

Quy hoạch giao thông tỉnh Tuyên Quang đến 2030 gồm: thực trạng và phương án phát triển đường bộ với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện và đường đô thị.

Ngày 30 tháng 03 năm 2023, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 325/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang đến 2030, tầm nhìn đến 2050.


Theo quyết định này, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Tuyên Quang được định hướng quy hoạch với các loại hình giao thông như: Đường bộ, gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường đô thị và hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

Thực trạng hạ tầng giao thông tỉnh Tuyên Quang

Thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ 

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 07 tuyến quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 564 km (QL.2, QL.2C, QL.2D, QL.3B, QL.37, QL279 và QL.280); 04 tuyến đường tỉnh78 dài 451km (ĐT.185, 186, 188, 189); 304 km đường đô thị, 2.740 km đường huyện, đường xã tạo thành mạng lưới giao thông chính với tổng chiều dài 4.058 km, tạo thành mạng lưới liên hoàn, thông suốt, kết nối giữa Tuyên Quang với các các tỉnh trong vùng và cả nước; kết nối giữa các huyện, thành phố trong tỉnh. Các tuyến quốc lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp III (MN), bao gồm QL.2, QL.37, các quốc lộ khác đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, V (MN). Trong đó quốc lộ 563,77 km (9,18%). đường tỉnh 451,43 km (7,35%), đường đô thị 303,88 km (4,95%), đường huyện 1.141,14 km (18,59%), đường xã, trục thôn 3.678,06 km (59,92%).

– Kết cấu mặt đường: Mặt đường bê tông nhựa 431,51km (7,03%), mặt đường bê tông xi măng 2.007,80 km (32,71%), mặt đường đá nhựa 1.224,97 km (19,96%), mặt đường cấp phối, đất 2.474,0 km (40,3%). Số km đường có mặt cấp phối và đường đất chủ yếu là đường xã, trục thôn xóm.


– Mật độ đường:

Mật độ đường chính toàn tỉnh ở mức cao hơn trung bình toàn vùng trung du và miền núi phía Bắc và cả nước, tính riêng quốc lộ và đường tỉnh đạt 17,3 km/100 km và 1,3 km/1000 dân.

Về phân bố không gian của mạng lưới đường bộ, có thể thấy rõ mật độ đường cao hơn ở các khu vực có địa hình phẳng hơn là thành phố Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên, còn lại các huyện miền núi cao hơn gồm các huyện: Yên Sơn, Chiêm Hoá, Na Hang, Lâm Bình có mật độ đường thấp hơn.


a) Hệ thống đường quốc lộ

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 7 đoạn, tuyến quốc lộ là: QL.2, QL.2C, QL.2D, QL.3B, QL.37, QL.29, và QL.280 với tổng chiều dài 564 km, chiếm tỷ lệ 9,18% tổng chiều dài đường toàn tỉnh. Toàn bộ 100% chiều dài quốc lộ đã được trải bê tông nhựa và láng nhựa, trong đó có 303,99 km có mặt đường bê tông nhựa (53,92%), 259,78 km có mặt đường đá dăm láng nhựa (46,08%); 130 km đã đạt quy mô đường cấp III.MN theo quy hoạch. Ngoài ra còn có đường Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn xây dựng, đã hoàn thành đoạn 12,95 km trên địa phận tỉnh.

* Quốc Lộ 2:

– Tuyến kết nối tỉnh Tuyên Quang với các tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang) đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ (Hà Giang). 


– Tuyến QL.2 đoạn tránh thành phố Tuyên Quang có dài 8,22km, điểm đầu tại (Km127+501) giao QL.2, tại xã Lưỡng Vượng thành phố Tuyên Quang, điểm cuối tại (Km 139+771) giao với QL.2, phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang. 

* Quốc lộ 2C: Là tuyến kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với tỉnh Tuyên Quang, đoạn tuyến đi qua tỉnh có chiều dài 205 km, điểm đầu tại (Km49+750) xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, điểm cuối tại (Km250+990) thị trấn Na Hang, huyện Na Hang. Được đầu tư xây dựng cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.mn, một số đoạn đi trùng đường Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn đường cấp III, có đoạn chỉ đạt tiêu chuẩn đường cấp V.mn (Chiêm Hoá); Kết cấu mặt đường bê tông nhựa và láng nhựa; Trên tuyến có 33 cầu với tổng chiều dài 1.510,97m, tình trạng khai thác tốt, bình thường.

* Quốc lộ 2D: Là tuyến kết nối thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với tỉnh Tuyên Quang, đoạn qua tỉnh có chiều dài 23,0 km, từ điểm giao QL.37, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn (lý trình km129+510) đến điểm giao QL.2 phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang (lý trình km152+510), quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp V.mn, kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa. Trên tuyến có 01 cầu dài 20,3m, tình trạng khai thác bình thường.

* Quốc lộ 3B: Là tuyến quốc lộ kết nối tỉnh Tuyên Quang với thành phố Bắc Kạn, đoạn qua tỉnh có chiều dài 55,65 km, điểm đầu tại xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa (lý trình Km211+00, giáp với huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), điểm cuối tại giao với QL.2 (tại Km31 đường Tuyên Quang – Hà Giang), xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên (lý trình Km280+200). Được đầu tư (nâng cấp từ các tuyến đường tỉnh ĐT.190 và ĐT.187) đạt tiêu chuẩn đường cấp III-IV mn, kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa và bê tông nhựa. Trên tuyến có 8 cầu với tổng chiều dài 818,90m, tình trạng khai thác bình thường.

* Quốc lộ 37: Tuyến QL.37 đi qua tỉnh có chiều dài 64,5km, điểm đầu tại đỉnh Đèo Khế xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương (lý trình km172+800), điểm cuối tại cầu Bỗng, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn (lý trình Km238+152). Chất lượng tuyến đường cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp III-IV mn, một số đoạn đạt cấp II/đường đô thị (thành phố Tuyên Quang, thị trấn Sơn Dương), kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Trên tuyến có 13 cầu với tổng chiều dài 1020,63m, tình trạng khai thác tốt, bình thường.

* Quốc lộ 279: Là tuyến vành đai 2 của các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, là tuyến quốc lộ kết nối tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang và tỉnh Bắc Kạn, đoạn tuyến đi qua tỉnh có chiều dài 94,38km, điểm đầu thôn Nà Đông, xã Đà Vị, huyện Na Hang (lý trình Km63+00), điểm cuối tại xã Hồng Quang, huyện Chiêm Hoá (lý trình Km157+380). Chất lượng tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV-V.mn. Trên tuyến có 17 cầu, tình trạng khai thác tốt, bình thường.

* Quốc lộ 280: Là tuyến kết nối tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang, đoạn tuyến qua tỉnh có chiều dài 36,0km, điểm đầu tại xã Thượng Giáp, huyện Na Hang (lý trình Km29+00), điểm cuối tại điểm giao QL.279, xã Đà Vị, huyện Na Hang (lý trình Km65+00), quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp V.mn, kết cấu mặt đường láng nhựa.

* Đường Hồ Chí Minh: đã hoàn thành đoạn từ điểm giao QL.2, xã Thái Long, thành phố Tuyên Quang đến điểm giao QL.2C, xã Phú Thịnh, H. Yên Sơn, dài 12,95 km, quy mô cấp III, 2 làn xe, chưa thông đoạn Trung Sơn – Chợ Chu (tỉnh Thái Nguyên).

Bản đồ Hiện trạng giao thông tỉnh Tuyên Quang
Bản đồ Hiện trạng giao thông tỉnh Tuyên Quang

b) Hệ thống đường tỉnh

Hiện trên địa bàn tỉnh có 04 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 451,43km. Hệ thống đường tỉnh đều bố trí theo trục dọc tỉnh, liên kết ngang tỉnh còn thiếu do sông chia cắt, chủ yếu là các đường huyện. Kết cấu mặt đường phần lớn là đường láng nhựa, tuy nhiên còn khoảng 12,36% đường cấp phối và đất (các tuyến hầu hết chưa đạt quy mô đường cấp IV theo quy hoạch, trừ một số đoạn cục bộ đạt hoặc vượt cấp quy hoạch).

Gồm 4 tuyến đường tỉnh (ĐT.185, ĐT.186, ĐT.188, ĐT.189) với tổng chiều dài là 451,43km. (chiếm 7,35%). Kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa, bê tông xi măng, bê tông nhựa, một số đoạn tuyến chưa được đầu tư có kết cấu đất và cấp phối. Các tuyến đường tạo thành trục giao thông chính của tỉnh, giúp kết nối từ các trung tâm huyện, các khu dân cư, các khu công nghiệp trong tỉnh đến các tuyến quốc lộ và các tỉnh lân cận, cụ thể:

Các tuyến đường tỉnh tạo thành trục giao thông chính của tỉnh, giúp kết nối từ các trung tâm huyện, các khu dân cư, các khu công nghiệp trong tỉnh đến các tuyến quốc lộ và các tỉnh lân cận.

* Đường tỉnh ĐT.185: Chiều dài 199,64km, điểm đầu Km0+00, xã Ninh Lai (giáp xã Đạo Trù, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc); điểm cuối thôn Khau Cau, xã Phúc Yên (tiếp giáp với xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang). Là tuyến đường tỉnh kết nối các huyện như: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và kết nối tỉnh Tuyên Quang với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Giang; tuyến đã đạt tiêu chuẩn đường cấp V.mn, kết cấu mặt đường láng nhựa.

* Đường tỉnh ĐT.186: Chiều dài 65,79km, điểm đầu giao với QL.2C tại km55+00, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, điểm cuối tại giao QL.2 xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Là trục kết nối thành phố Tuyên Quang với huyện Sơn Dương về phía Nam tỉnh và kết nối với các tuyến QL.2C, QL 37 và QL 2. Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V.mn, kết cấu mặt đường láng nhựa; trên tuyến có tổng số 05 cầu, tổng chiều dài 654,2m, tình trạng khai thác bình thường.

* Đường tỉnh ĐT.186: Chiều dài 65,79km, điểm đầu giao với QL.2C tại km55+00, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, điểm cuối tại giao QL.2 xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Là trục kết nối thành phố Tuyên Quang với huyện Sơn Dương về phía Nam tỉnh và kết nối với các tuyến QL.2C, QL37 và QL.2. Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp Vmn, kết cấu mặt đường láng nhựa; trên tuyến có tổng số 05 cầu, tổng chiều dài 654,2m, tình trạng khai thác bình thường.

* Đường tỉnh ĐT.188: Chiều dài 129km, điểm đầu tại km151 + 660, QL.2, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, điểm cuối tại xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình. Là trục dọc kết nối thành phố Tuyên Quang với các huyện Yên Sơn, Chiếm Hóa, Lâm Binh và kết nối QL2 với QL.3B, QL 279; là tuyến đường kết nối tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang; đạt tiêu chuẩn đường cấp V.mn, kết cấu mặt đường láng nhựa; trên tuyến có tổng số 03 cầu, tổng chiều dài 151,1m, tình trạng khai thác bình thường.

* Đường tỉnh ĐT.189: Là trục dọc đi song song với QL.2 về bên phải sông Lô có chiều dài 57,0km, kết nối thành phố Tuyên Quang với các huyện: Yên Sơn, Hàm Yên với huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang; điểm đầu giao với QL.3B, xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, điểm cuối tại xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên; đạt tiêu chuẩn đường cấp V.mn, kết cấu mặt đường láng nhựa. Trên tuyến có tổng số 02 cầu, tổng chiều dài 9,66m, tình trạng khai thác trung bình và xấu.

c) Hiện trạng đường đô thị

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 197 tuyến đường đô thị với tổng chiều dài 303,88 km, chiếm tỷ lệ 4,95% tổng chiều dài đường trên địa bàn tỉnh. Tổng chiều dài 303,8km, cơ bản đều đã được láng nhựa, bê tông nhựa, bê tông xi măng (viết tắt là BTN, BTXM) với tỷ lệ bình quân cả tỉnh đạt 98,71%. Một số trục chính đã được mở rộng lên 4-6 làn xe.

Khu vực thành phố Tuyên Quang đã hình thành nên các tuyến đường trục đô thị (đường Tân Trào, đường Quang Trung, đường Lê Lợi) gắn với 05 cầu lớn vượt sông: cầu Nông Tiến (QL.37), cầu Tân Hà, cầu Tinh Húc, cầu Bình Ca (đường Hồ Chí Minh), cầu An Hoà (ĐT.186).

d) Hiện trạng đường huyện và đường giao thông nông thôn (GTNT)

– Đường huyện: Tổng chiều dài 1.141,0 km, trong đó nhựa hoá, bê tông hóa 713,62km (đạt tỷ lệ 62,5%), còn lại 427,52km đường cấp phối và đất (chiếm 37,5%). Quy mô các tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp V- VImn và một số tuyến chưa vào cấp kỹ thuật.

– Đường xã: Tổng chiều dài là 1.598,68 km, đường xã chủ yếu đạt cấp B, cấp C giao thông nông thôn. Mật độ đường xã phân bố không đều theo các huyện, lớn nhất là huyện Yên Sơn (468,38 km), thấp nhất là huyện Lâm Bình (58,54 km). Kết cấu mặt đường: Tỷ lệ bê tông hoá, nhựa hóa đường xã là 1.171,61/1.598,68 km đạt 73,3%, còn lại là mặt đường cấp phối, đất 427,07/1.598,68 km chiếm 26,7%.

Tổng chiều dài đường thôn trên địa bàn tỉnh 3.953,8km, trong đó nhựa hoá, bê tông hóa được 2.726,52 km đạt 68,9%, còn lại là đường cấp phối, đất 1.227,28 km chiếm tỷ lệ 31,1%. Quy mô chủ yếu đạt cấp B, C, D đường giao thông nông thôn. Mật độ đường phân bố không đều theo các huyện, lớn nhất là huyện Sơn Dương (1.381,99 km), thấp nhất là huyện Na Hang (144,39 km).

Tổng số đường nội đồng của toàn tỉnh 1.651,84 km, trong đó đã thực hiện cứng hóa theo các chương trình, đề án từ trước đến nay được 606,28km đạt 36,7%, còn lại 1.045,55km đường cấp phối, đất, chiếm 63,3%. Mật độ đường phân bố không đều theo các huyện, lớn nhất là huyện Sơn Dương (438,07km), thấp nhất là huyện Lâm Bình (66,13km).

Trên địa bàn tỉnh có 736 cầu trên đường giao thông nông thôn, trong đó đã xây dựng 155 cầu chiếm 21,1%, số còn lại chưa đầu tư xây dựng là 581 cầu chiếm 78,9%.

đ) Thực trạng bến xe, bãi đỗ, trạm dừng nghi

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 05 bến xe liên tỉnh đạt loại 3 đến loại 6, còn 02 huyện chưa có bến xe là Yến Sơn, Lâm Bình:

– Bến xe khách thành phố Tuyên Quang, quy mô bến xe loại 3, công suất khai thác của bến xe 158 (chuyến xuất bến/ngày).

– Bến xe khách Hàm Yên, huyện Hàm Yên, quy mô bến xe loại 6, công suất khai thác của bến xe 10 (chuyến xuất bến/ngày).

– Bến xe khách Chiêm Hoá, huyện Chiêm Hoa, quy mô bến xe loại 4, công suất khai thác của bến xe 20 (chuyến xuất bến/ngày).

– Bến xe khách Na Hang, huyện Na Hang, quy mô bến xe loại 4, công suất khai thác của bến xe 28 (chuyến xuất bến/ngày).

– Bến xe khách Sơn Dương, huyện Sơn Dương, quy mô bến xe loại 4, công suất khai thác của bến xe 24 (chuyến xuất bển/ngày).

Thực trạng hệ thống bãi đỗ xe: Hiện các đô thị trên địa bàn tỉnh chưa có bãi đỗ xe đạt chuẩn.

Hiện trạng giao thông đường thủy nội địa

a) Hiện trạng tuyến đường thủy

Mạng lưới sông ngòi ở Tuyên Quang tương đối dày với mật độ 0,9 km/kmẻ và phân bố tương đối đồng đều, có 03 sông lớn chảy qua Tuyên Quang có thể khai thác giao thông thuỷ là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Hiện tại đã công bố 02 tuyến đường thuỷ nội địa trên sông Lô, sông Gâm. Ngoài ra, vùng hồ thuỷ điện tại các huyện Na Hang, Yên Sơn cũng mở ra tiềm năng phát triển các cảng bến thuỷ phục vụ du lịch và vận chuyển xung quanh vùng hồ.

– Sông Lô: Đoạn chảy qua Tuyên Quang dài 145km, là đường thuỷ chính nối Tuyên Quang với Hà Giang ở phía Bắc và với Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc ở phía Nam. Sông Lỗ có khả năng vận tải lớn trên đoạn từ thành phố Tuyên Quang về xuôi, các phương tiện vận tải có thể đi lại dễ dàng vào mùa mưa (trọng tải trên 100 tấn) và cả mùa khô (trọng tải khoảng 50 tấn). Đoạn từ thành phố Tuyên Quang trở lên thượng lưu vận tải gặp nhiều khó khăn do lòng sông dốc, có nhiều thác ghềnh. Trên sông Lô đã công bố và khai thác đoạn đường thủy Việt Trì – Tuyên Quang từ cảng Việt Trì đến ngã 3 sông Lô-Gâm, dài 115km, hiện đạt cấp kỹ thuật III, kích thước luồng Bmin 30m, Hmin 1,2m, Rmin 150m, do Trung ương quản lý.

– Sông Gấm: Đoạn chảy qua tỉnh có chiều dài khoảng 110km, đoạn khai thác vận tải được khoảng 70km. Trên sông Gâm đã công bố khai thác đoạn từ ngã 3 Lô-Gâm đến hạ lưu đập thủy điện Tuyên Quang dài 71km, trong đó đoạn đến huyện Chiêm Hóa đạt cấp IV và đoạn đến hạ lưu thủy điện Tuyên Quang đạt cấp V. Đoạn trên sông Gâm bị gián đoạn tại thủy điện ITC Chiêm Hoa (xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hóa) và thủy điện Yên Sơn (xã Quỷ Quân, huyện Yên Sơn).

– Sông Phó Đáy: Đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang, có chiều dài 81km. Lưu lượng dòng chảy không lớn, sông hẹp, nông, ít có khả năng vận tải đường thuỷ.

– Vùng hồ thủy điện Tuyên Quang (huyện Na Hang): Hình thành từ việc ngăn sông tích nước của hai sông đó là sông Gâm, sông Năng, mặt hồ rộng từ 6.000 – 8.000ha. Trên vùng hồ đã công bố tuyến từ đập thủy điện lên thượng lưu dài 45km, đạt cấp III. Hiện tại, phương tiện thủy chủ yếu là hoạt động vận tải khách du lịch.

b) Hiện trạng cảng sông

Cảng thuỷ nội địa. Trên sông Lô có 03 cảng hàng hoá (Cục Đường thủy nội địa công bố, địa phương quản lý), bao gồm:

– Cảng Tuyên Quang (Phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, bờ phải), đạt cấp III, đón được cỡ tàu lớn nhất 200 tấn, lượng hàng thông qua khoảng 250.000 tấn/năm, diện tích 1,5ha;

– Cảng An Hòa (xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, bờ trái): đạt cấp III, đón được cỡ tàu lớn nhất 150 tấn, lượng hàng thông qua khoảng 200.000 tấn/năm, diện tích 1,2ha;

– Cảng Tam Sơn (xã Thái Long, thành phố Tuyên Quang, bờ phải): đạt cấp III, đón được cỡ tàu lớn nhất 200 tấn, lượng hàng thông qua khoảng 450.000 tấn/năm, diện tích 1,3ha; – 01 cảng chuyên dùng Z2;

c) Hiện trạng bến thuỷ nội địa

Bến thuỷ nội địa đã được cấp phép 2 Hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 62 bến trong đó:

– Bến khách ngang sông: 45 bến, bến khách ngang sông trên các tuyến do Trung ương quản lý là 28 bến (trên sông Lô có 18 bến, sông Gâm có 10 bến); Bến khách ngang sông trên các tuyến do địa phương quản lý là 17 bến (trên sông Lô có 15 bến, sông Gâm có 2 bến).

– Bến bốc xếp hàng hoá: 16 bến chủ yếu hoạt động bốc xếp vật liệu xây dựng. (trên sông Lô có 15 bến, sông Gâm có 1 bến).

– Hồ thuỷ điện Tuyên Quang: Có 1 bến chủ yếu phục vụ chở khách.

Các bến thủy nội địa chủ yếu phục vụ hoạt động nội bộ, không có nhiều nhu cầu vận chuyển đi ngoại huyện, ngoại tỉnh.

Phương án quy hoạch giao thông tỉnh Tuyên Quang đến 2030

Phương án quy hoạch giao thông tỉnh Tuyên Quang
Phương án quy hoạch giao thông tỉnh Tuyên Quang

Phương án phát triển mạng lưới giao thông đường bộ

– Thời kỳ 2021-2030: Phát triển hạ tầng giao thông quốc gia theo quy hoạch. Đầu tư xây dựng cảng cạn Tuyên Quang. Năng lực thông qua hàng hóa 20.000 – 35.000 TEU/năm. Đầu tư nâng công suất 03 cảng thuỷ nội địa hiện có; thu hút đầu tư, xây dựng các bến thuỷ nội địa; bến khách ngang sông Lô, sông Gâm và các vùng lòng hồ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh phục vụ nhu cầu vận tải, dân sinh, du lịch.

a) Giao thông đối ngoại

a.1) Đường bộ cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ (CT.02)12. Là thành phần của đường Hồ Chí Minh, điểm đầu giao Quốc lộ 2 tại xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang; điểm cuối kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ; tổng chiều dài 40,2 km. Đoạn qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang dài 11,63 km; qua địa bàn tỉnh Phú Thọ 28,57 km. Quy mô quy hoạch: 04 làn xe.

a.2) Đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (CT.15): Từ điểm giao đường Hồ Chí Minh tại Tuyên Quang đến cửa khẩu Thanh Thủy, tổng chiều dài 165 km. Hướng tuyến đoạn qua tỉnh: Điểm đầu tại nút giao đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ với Quốc lộ 2D, thuộc địa phận xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; điểm cuối tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, đi qua huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang và các huyện Yên Sơn, Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; chiều dài khoảng 80 km. Quy mô quy hoạch: 04 làn xe. Phân kỳ đầu tư theo 02 giai đoạn:

– Giai đoạn 2022-2025: Quy mô đường cấp III đồng bằng, có tính toán đảm bảo các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn đường cao tốc; mặt cắt ngang 2 làn xe.

– Sau năm 2030: nâng cấp toàn tuyến đạt quy mô 04 làn xe.

a.3) Quốc lộ 2: Là trục đường chính kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang và cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, tổng chiều dài 321 km. Hướng tuyến đoạn qua tỉnh: Điểm đầu tại (Km115+00) xã Đội Bình, huyện Yên Sơn; điểm cuối tại (km 205+00) xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên; chiều dài 90,0 km. Quy mô quy hoạch: cấp III, 2 – 6 làn xe.

a.4) Quốc lộ 37 (vành đai 3 phía Bắc): Kết nối tỉnh Tuyên Quang với các tỉnh lân cận như tỉnh Yên Bái, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Thái Nguyên, dài 564 km. Hướng tuyến đoạn qua tỉnh: Điểm đầu tại đèo Khế, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương qua thành phố Tuyên Quang; điểm cuối tại cầu Bỗng xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn; chiều dài 64,5 km. Quy mô quy hoạch: cấp III – IV, 2-4 làn xe.

a.5) Quốc lộ 2C: kết nối tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Vĩnh Phúc, thành Phố Hà Nội, tổng chiều dài 352 km. Hướng tuyến đoạn qua tỉnh: Điểm đầu tại xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương; điểm cuối xã Phúc Yễn, huyện Lâm Bình; đi qua các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá; chiều dài 266,5 km. Quy mô quy hoạch cấp III-IV, 2-4 làn xe.

  • Quốc lộ 2C (đoạn hiện tại): điểm đầu tại xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương đi qua các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá; điểm cuối tại Thị trấn Na Hang, huyện Na Hang; chiều dài 201,24 km.
  • Quốc lộ 2C (đoạn kéo dài sang tỉnh Hà Giang): Từ điểm giao QL.279 thị trấn Na Hang đến xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình (theo ĐT.185) có chiều dài khoảng 65,26 km.

a.6) Quốc lộ 279 (vành đai 2 phía Bắc): Kết nối tỉnh Tuyên Quang với các tỉnh Hà Giang, tỉnh Bắc Kạn. Đoạn qua tỉnh có điểm đầu tại thôn Nà Pin, xã Đà Vị, huyện Na Hang, điểm cuối tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình; chiều dài 94,38 km. Quy mô quy hoạch: cấp III-IV, 2-4 làn xe.

a.7) Quốc lộ 3B: Kết nối ngang 05 tỉnh miền núi phía Bắc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang đến Yên Bái, tổng chiều dài 316 km. Hướng tuyến đoạn qua tỉnh: điểm đầu tại xã Yền Lập, huyện Chiêm Hóa (giáp huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn); điểm cuối tại xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên; chiều dài 71,82 km. Quy mô quy hoạch: cấp III- IV, 2 – 4 làn xe.

  • Quốc lộ 3B (đoạn hiện tại): Điểm đầu Km 211+00 tại xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa giáp ranh huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn; điểm cuối tại Km 280+200 giao QL2 (Km166+350), xã Thái Sơn135, huyện Hàm Yên. Chiều dài 55,65 km.
  • Quốc lộ 3B (đoạn kéo dài sang tỉnh Yên Bái): Từ điểm giao QL.2 xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên; điểm cuối xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên; chiều dài 16,17 km.

a.8) Quốc lộ 2D: Kết nối tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Yên Bái, tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, tổng chiều dài 216 km. Hướng tuyến đoạn qua tỉnh: Điểm đầu tại điểm giao QL.37, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn; điểm cuối xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (giáp tỉnh Vĩnh Phúc); chiều dài 84,9 km. Quy mô quy hoạch: Tối thiểu cấp IV, 2 làn xe.

  • Quốc lộ 2D (đoạn hiện tại): Điểm đầu tại Km129+565 giao QL.37 (Km134+150), xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn; điểm cuối tại Km151+565 giao QL.2 (Km120+250), phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang; chiều dài 22,0 km.
  • Quốc lộ 2D (đoạn kéo dài từ thành phố Tuyên Quang sang tỉnh Vĩnh Phúc)137. Hướng tuyến: Từ điểm giao QL.2, Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, đi qua khu công nghiệp Long Bình An của tỉnh Tuyên Quang, vượt sông Lô theo cầu An Hòa, đi theo hướng đường tỉnh ĐT.186 (Sơn Dương, Tuyên Quang), tiếp tục đi theo ĐT.185 qua địa phận xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương kết nối với đường Vĩnh Ninh – Đạo Trù tỉnh Vĩnh Phúc đến giao với QL.2C tại xã Bắc Binh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; chiều dài 62,9 km.

a.10) Quốc lộ 280: Kết nối tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang, tổng chiều dài 173 km. Hướng tuyến đoạn qua tỉnh: Điểm đầu tại xã Thượng Giáp, huyện Na Hang; điểm cuối tại xã Đà Vị, huyện Na Hang; chiều dài 36,0 km. Quy mô quy hoạch: Tối thiểu cấp IV, 2 làn xe.

a.11) Đường Hồ Chí Minh: Là trục dọc quốc gia phía Tây, từ Pắc Bó (tỉnh Cao Bằng) đến Đất Mũi (tỉnh Cả Mau), dải 1762 km. Hướng tuyến đoạn qua tỉnh: Điểm đầu tại Đèo Muồng, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn; điểm cuối giao với QL.2, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn; đi trùng QL.2C; chiều dài 57 km. Quy mô quy hoạch: Cấp II – III, 2 – 4 làn xe; đoạn Tuyên Quang – Phú Thọ theo tiêu chuẩn cao tốc. 

Quy hoạch các nút giao với đường cao tốc: Đối với các tuyến đường cao tốc theo quy hoạch, quy hoạch các vị trí nút giao với đường cao tốc cụ thể như sau:

– Đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai: Quy hoạch 02 nút giao với đường QL2 tại đầu tuyến và nút giao với QL.2D tại địa phận xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn.

– Đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang: Quy hoạch các vị trí nút giao với đường Tuyên Quang – Hà Giang tại đầu tuyến (nút giao giữa đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai với QL.2D); nút giao với QL.37 địa phận thành phố Tuyên Quang; nút tại trung tâm huyện Yên Sơn; nút giao tại xã Thành Long đi QL.3B tại Km31 đường Tuyên Quang – Hà Giang; nút giao với QL.2 tại Km175 địa phận xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên; nút giao với đường từ Tân Thành đi Phúc Thịnh đến thị trấn Na Hang, thuộc địa phận xã Tân Thành, huyện Hàm Yên; nút giao tại xã Phù Lưu huyện Hàm Yên; nút giao tại xã Bạch Xa đi cầu Km71 qua sông Lô và kết nối với QL.2.

b) Các đường tỉnh kết nối vùng

Đầu tư xây dựng và chuyển đổi một số tuyến đường huyện quan trọng thành các tuyến đường tỉnh kết nối liên tỉnh:

b.1) Tuyến đường Phổ Yên – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái kết nối với cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, cao tốc Nội Bài – Lào Cai: Kết nối trực tiếp Tuyên Quang với các tỉnh Thái Nguyên và Yên Bái, cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ và Nội Bài – Lào Cai. Đoạn thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang qua các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang, chiều dài khoảng 50 km. Quy mô quy hoạch: Tối thiểu cấp III, 2 – 4 làn xe.

b.2) Đường kết nối huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang – huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (đường ĐT.192). Hướng tuyến: Điểm đầu từ Quốc lộ 279 thuộc thôn Phai Khằn, xã Đà Vị (Na Hang), điểm cuối giao với đường 258 thuộc địa phận huyện Ba Bể. Chiều dài tuyến trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khoảng 8,0 km. Quy mô quy hoạch đến năm 2030: Tối thiểu đường cấp V, 2 làn xe.

b.3) Đường từ thành phố Tuyên Quang đi xã Tam Đa, huyện Sơn Dương kết nối với xã Quang Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (ĐT.187): Điểm đầu tại thành phố Tuyên Quang, điểm cuối xã Tam Đa, huyện Sơn Dương (giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) kết nối với nút giao IC6 cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khoảng 30 km. Quy mô quy hoạch đến năm 2030: Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe.

b.4) Đường kết nối xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang – xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc – IC4 cao tốc Nội Bài – Lào Cai (ĐT.185): Điểm đầu tại xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương; điểm cuối tại Xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (giáp xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Chiều dài trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khoảng 5km. Quy mô quy hoạch đến năm 2030: Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 – 4 làn xe.

b.5) Đường liên vùng kết nối Bắc Kạn – Tuyên Quang – Hà Giang: Điểm đầu tại xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa, điểm cuối tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình. Hướng tuyến quy hoạch mở mới kết nối theo hướng từ tỉnh Bắc Kạn, đi theo hướng đường QL.3B, sau đó vượt qua sông Gâm để kết nối với QL 279, tuyến đi theo hướng QL 279 kết nối sang tỉnh Hà Giang để kết nối với QL.2 và đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang, đoạn qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang dài khoảng 50 km. Quy mô quy hoạch. Tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.

b.6) Đường kết nối Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào với Di tích lịch sử ATK Định hoả, Thái Nguyên: Điểm đầu tại Đèo De, ranh giới tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, điểm cuối giao với QL.2C (Km91+570), xã Tân Trào, huyện Sơn Dương. Kết nối tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Thái Nguyên từ QL.2C đến QL.3C. Hướng tuyến: đoạn thuộc tỉnh Tuyên Quang có điểm đầu từ đỉnh đèo De, ranh giới tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang (Km15+500 ĐT.264B), đến điểm cuối giao với QL.2C (Km91+570), xã Tân Trào. Tổng chiều dài tuyến qua địa phận tỉnh Tuyên Quang là 6,3 km. Quy mô quy hoạch đến năm 2030: Tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.

b.7) Tuyến đường kết nối thành phố Tuyên Quang sang tỉnh Yên Bái (ĐT.187). Điểm đầu từ thành phố Tuyên Quang, điểm cuối tại huyện Yên Sơn. Chiều dài trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khoảng 15 km. Quy mô: Cấp III đồng bằng, 2 – 4 làn xe.

b.8) Tuyến đường kết nối từ huyện Hàm Yên (Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang) đến huyện Chiêm Hóa, huyện Na Hang kết nối với tỉnh Bắc Kạn (ĐT.191). Điểm đầu từ huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; điểm cuối huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Chiều dài trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trên 60 km. Quy mô: Cấp III miền núi, 2 – 4 làn xe.

c) Đường tỉnh kết nối nội tỉnh

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh: Xây dựng, nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường kết nối liên vùng với các tỉnh lân cận, quy mô đường cấp III, IV miền núi và 03 tuyến đường tinh hiện tại, quy hoạch 06 tuyển đường tỉnh mới với quy mô đường tối thiểu cấp V. Xây dựng hình thành trục đường vành đai thành phố Tuyên Quang, ưu tiên đầu tư đoạn tuyến kết nối trung tâm huyện Yên Sơn với đường Tuyên Quang – Hà Giang. Hoàn thiện, cải tạo các tuyến đường đô thị, trong đó ưu tiên đầu tư xây mới các trục đường chính tại các đô thị. Xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa các cầu lớn vượt sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy.

* Cải tạo, nâng cấp 04 tuyến đường tỉnh hiện tại, trong đó chuyển 01 tuyến lên quốc

c.1) Đường tỉnh 185: Có vai trò trục dọc phía Đông của tỉnh, đi qua 05 huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá, Na Hang và Lâm Bình. Hướng tuyến: Điểm đầu tại xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (tiếp giáp với xã Đạo Trù, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), điểm cuối tại xã Năng Khả, huyện Na Hang (giao QL 279)13; tổng chiều dài khoảng 200 km240 Quy mô quy hoạch: Cải tạo, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi. Chuyển đoạn từ xã Năng Khả, huyện Na Hang đến xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình thành đường QL.2C sau khi đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

c.2) Đường tỉnh 186: Điểm đầu tại xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, điểm cuối tại phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang (giao QL2); tổng chiều dài khoảng 64 km. Chuyển thành đường QL.2D sau khi đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

c.3) Đường tỉnh 188: Có vai trò tuyến trục dọc trung tâm tỉnh từ thành phố Tuyên Quang kết nối đến 03 huyện Yên Sơn, Chiêm Hoá, Lâm Bình. Hướng tuyến: Điểm đầu tại điểm giao QL.2, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn; điểm cuối tại xã Xuân Lập, huyện Lâm Binh; tổng chiều dài khoảng 129 km. Quy mô quy hoạch: Cải tạo, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.

c.4) Đường tỉnh 189: Có vai trò kết nối huyện Hàm Yên sang tỉnh Hà Giang. Hướng tuyến: đi song song với QL.2 về bên phải sông Lô tử điểm giao cầu Bọ, QL.3B; điểm cuối tại thôn Lục Khang, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên; chiều dài khoảng 57,0 km. Quy mô quy hoạch: Cải tạo, nâng đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.

* Đầu tư xây dựng và chuyển đổi một số tuyến đường địa phương quan trọng thành 06 tuyến đường tỉnh (kết nối nội tỉnh):

c.5) ĐT.187 (Tam Đa – Bình An): Từ xã Tam Đa huyện Sơn Dương – QL.2C xã Vinh Quang huyện Chiêm Hoa – xã Phúc Thịnh, Trung Hà huyện Chiêm Hoá; điểm cuối tại xã Bình An, huyện Lâm Bình, có vai trò trục dọc tỉnh qua 04 huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá và Lâm Bình.

c.6) ĐT.190: Tuyển Bạch Xa – Phù Lưu – Trung Hà – Tân Mỹ: Điểm đầu tại Km71 đường Tuyên Quang – Hà Giang (đầu cầu qua sông Lô Km71 đường Tuyên Quang – Hà Giang đi Bạch Xa, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang), điểm cuối tại xã Yên Lập, huyện Chiêm Hoá.

c.7) ĐT. 191 (Đường Hàm Yên – Chiêm Hóa – Na Hang): Tuyến quy hoạch mở mới, điểm đầu tại nút giao đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang tại huyện Hàm Yên; điểm cuối tại thị trấn Na Hang, huyện Na Hang.

c.8) ĐT.192 (Đà Vị – Hồng Thái – Yên Hoa – Sinh Long): Điểm đầu tuyến tại xã Đà Vị, huyện Na Hang, điểm cuối tuyến tại xã Sinh Long. Điểm đầu xã Đà Vị, điểm cuối xã Sinh Long, huyện Na Hang, đi theo tuyến đường huyện Đà Vị – Hồng Thái (ĐH.04) và tuyến đường Yên Hoa – Bản Va (ĐH.03), đến QL280; đi trùng QL.280 tiếp tục đi theo đường huyện ĐH.02 Yên Hoa – Sinh Long, điểm cuối tuyến tại xã Sinh Long tiếp giáp với huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Chiều dài khoảng 40 km.

c.9) ĐT.193 Nhữ Khê – Đội Bình – Đông Thọ – Hợp Thành: Kết nối ngang 02 huyện Yên Sơn, Sơn Dương và TP. Tuyên Quang. Điểm đầu tuyến tại QL.2D xã Nhữ Khê huyện Yên Sơn; điểm cuối tuyến tại QL 37 xã Hợp Thành.

Điểm đầu tuyến tại đường giao với QL 2D xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn; đi theo tuyến đường huyện ĐH.28 đến QL.2 xã Đội Bình huyện Yên Sơn; Quy hoạch mở mới tuyến đường và cầu bắc qua sông Lô để kết nối xã Đội Bình với xã Đông Thọ Sơn Dương; Đi theo đường ĐH.21 và ĐH.08 của huyện Sơn Dương đến QL.2C thuộc địa phận xã Tân Thanh, huyện Sơn Dương; Quy hoạch mới tuyến đường và cầu qua sông Phó Đáy kết nối QL.2C xã Tân Thanh với đường tỉnh ĐT.185; Sau đó đi theo tuyến đường huyện ĐH.16 Hợp Hoà – Kháng Nhật của huyện Sơn Dương đến điểm cuối giao với QL.37 địa phận xã Hợp Thành. Tổng chiều dài tuyến (không tính các đoạn đi trùng) khoảng 54 km

c.10) ĐT.195 Hùng Đức – Thái Hoà – Chiêu Yên – Binh Nhân – Linh Phủ: Kết nối ngang 03 huyện: Huyện Hàm Yên, Yên Sơn và huyện Chiêm Hoá. Điểm đầu tuyến tại xã Hùng Đức huyện Hàm Yên (giáp ranh với tỉnh Yên Bái), điểm cuối tuyến tại xã Linh Phú huyện Chiêm Hoa (giáp ranh tỉnh Bắc Kạn).

d) Định hướng phát triển đường đô thị

– Quy hoạch hệ thống đường đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt, có dự phòng quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ hệ thống giao thông đô thị như xe buýt, bãi đỗ xe dọc đường, giao thông thông minh, đảm bảo quỹ đất phát triển giao thông đô thị đạt 16% – 23% đất xây dựng đô thị.

– Tại thành phố Tuyên Quang, phát triển thêm một số đường trục đô thị, đường vành đai gắn với các cầu lớn vượt sông Lô, kết nối đường gom cao tốc, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị. Các trục chính đô thị trùng với quốc lộ, cao tốc cần có giải pháp bố trí quỹ đất để quy hoạch đường gom, đường bên hoặc tuyến tránh.

– Hình thành đường vành đai thành phố Tuyên Quang trên cơ sở các trục đường đô thị, đường tỉnh hiện có và các đoạn mở mới. Hướng tuyến từ nút giao giữa cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ và Quốc lộ 2D đến Suối khoáng Mỹ Lâm, tuyến đi tránh thành phố Tuyện Quang qua Trung tâm huyện Yên Sơn, tiếp tục vượt sông Lô tại xã Tân Long, đi theo Quốc lộ 2C, QL.37, theo đường Hồ Chí Minh qua cầu Bình Ca, đến QL.2 và kết thúc tại điểm ban đầu. Bố trí quỹ đất tại các vị trí có giao cắt với đường cao tốc, quốc lộ và trục chính đô thị khác để trung và dài hạn xây dựng nút giao khác mức. Chiều dài khoảng 75 km. Quy mô: Cấp III, IV đồng bằng và đường đô thị.

– Hoàn thiện và cải tạo chỉnh trang các tuyến đường đô thị, tuyến đường vành đai nâng cao năng lực phục vụ giao thông, giảm ách tắc, phát triển giao thông đô thị khang trang, hiện đại. Ưu tiên đầu tư xây mới các trục đường phát triển đô thị tại thành phố Tuyên Quang (đường từ thành phố Tuyên Quang đi trung tâm huyện Yên Sơn tại Km14, QL2 Tuyên Quang – Hà Giang, đường từ trung tâm thành phố đi suối khoáng Mỹ Lâm; đường Lý Thái Tổ; đường từ khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến Quốc lộ 2D kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, …).

– Xây dựng mới tại trung tâm các huyện ít nhất 01 trục đường phát triển đô thị, đường từ trung tâm xã Đà Vị đến trung tâm xã Hồng Thái, huyện Na Hang, đường từ xã Tam Đa, huyện Sơn Dương kết nối với huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và một số tuyến đường quan trọng khác đến các Khu, cụm công nghiệp để đóng vai trò trục xương sống tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, tạo hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho đô thị, …

đ) Định hướng phát triển giao thông nông thôn

Nâng cấp mặt đường các tuyến hiện có; mở mới tăng chiều dài 3% – 5% mỗi năm; mở rộng, nâng cấp kỹ thuật các tuyến liên xã, liên thôn bản. Cụ thể:

– Quy mô kỹ thuật đường huyện cơ bản đạt cấp V miền núi; đường trục xã đạt cấp VI hoặc cấp A giao thông nông thôn (tăng giảm 1 cấp tuỳ điều kiện thuận lợi hay khó khăn về địa hình); các đường khác đạt cấp A, B, C giao thông nông thôn.

– Phấn đấu đến năm 2030, cứng hoá mặt đường 100% chiều dài đường huyện, đường xã, thay thế 100% cầu yếu trên đường huyện.

– Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường huyện đường huyện, trong đó ưu tiên các tuyến đường trục chính kết nối từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã; nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường từ trung tâm các huyện, thành phố đến trung tâm các xã. 

e) Phương án quy hoạch kết cấu hạ tầng khác

e.1) Cầu lớn: Xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa các cầu lớn vượt sông Lô, sông Gâm: Cầu Xuân Vân cầu Tân Long qua sông Gâm, huyện Yên Sơn; cầu Minh Xuân – Tràng Đà, cầu Trưởng Thi, cầu An Khang thành phố Tuyên Quang; quy hoạch xây dựng cầu Bạch Xa (Km71) nối liền các xã hai bờ sông Lỗ phía Bắc huyện Hàm Yên; cải tạo, sửa chữa cầu Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang; cầu vượt sông Phó Đáy: cầu Sơn Dương 2, thị trấn Sơn Dương, cầu Sơn Nam – Ninh Lai và cầu Trắng 2 xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; cầu vượt sông Lô: cầu Đông Trai, cầu Phan Lương, huyện Sơn Dương; cầu qua suối Lũng Giềng, xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình; cầu Bắc Danh, xã Thanh Tương, huyện Na Hang, Nâng cấp cầu sắt hiện tại tại Thị trấn Na Hang thành Cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu.

e.2) Bến xe: Xây dựng hoàn chỉnh và đúng cấp kỹ thuật, đảm bảo mỗi đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh có tối thiểu một bến xe, tối thiểu đạt cấp 4 (ưu tiên bến xe khách phía Nam thành phố Tuyên Quang).

Trạm dừng nghi được quy hoạch gồm:

  • Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ vị trí nút giao cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang – Quốc lộ 37 tại phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang.
  • Trạm dừng nghỉ vị trí nút giao cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang – Quốc lộ 2 tại xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên.

– Đầu tư xây dựng 02 trạm dừng nghỉ: Xây dựng trạm dừng nghỉ trên QL.2, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên. Quy mô xây dụng loại 3 (Quyết định số 2753/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2013 của Bộ Giao thông Vận tải về Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030).

Tầm nhìn đến năm 2050:

a) Đường bộ cao tốc: Hoàn thành tuyến đường cấp cao Phổ Yên – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái kết nối với cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ và Nội Bài – Lào Cai: Kết nối trực tiếp Tuyên Quang với các tỉnh Thái Nguyên và Yên Bái, cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ và Nội Bài – Lào Cai. Đoạn thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang qua các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang, chiều dài khoảng 50 km. Mở rộng lên tối thiểu 4 lần xe.144.

b) Quốc lộ và đường đối ngoại: Hoàn chỉnh hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh theo quy mô đường cấp III-IV.mn theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của Bộ Giao thông Vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một số tuyến quốc lộ quan trọng không có cao tốc song hành như QL.37, QL.279 mở rộng 4 làn xe.

c) Hệ thống đường tỉnh: Đầu tư hoàn thiện các tuyến đường tỉnh có quy mô tối thiểu đạt cấp IVmn trở lên, đường tỉnh chính đạt cấp III-IVmn; nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn vào cấp và đạt chuẩn theo tiêu chuẩn thiết kế đường bộ. 

* Nâng cấp, mở mới các đoạn tạo thành đường tỉnh mới, ưu tiên các hướng tuyến:

+ Đường Tân Mỹ – Yên Lập (dự kiến ĐT.190 kéo dài): Điểm đầu từ vị trí giao với đường tỉnh ĐT.188, xã Tân Mỹ huyện Chiêm Hoa, mở mới tuyến mới kéo dài qua sông Gâm, kết nối với QL.2C và QL.3B xã Yên Lập huyện Chiêm Hoá, chiều dài khoảng 18 km; đầu tư xây dựng tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi.

+ Đường Nhữ Khê – Đội Binh – Đông Thọ – Hợp Thành (dự kiến ĐT.193): Kết nối ngang 02 huyện Yên Sơn, Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. 

Phương án phát triển đường sắt

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm

a) Thời kỳ 2021-2030:  Chưa quy hoạch giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh.

– Xác định các vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt để dành quỹ đất xây dựng các cầu vượt đường sắt đối với các tuyến đường bộ xây mới có quy mô từ cấp III trở lên; cầu vượt đường sắt đối với đường đô thị chính giao cắt với đường sắt trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu của Luật Đường sắt, đảm bảo lưu thông thông suốt và an toàn giao thông.

b) Tầm nhìn đến năm 2050: Nghiên cứu, xây dựng 01 tuyến đường sắt quốc gia: Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái dài khoảng 73,0 km, nối tử tuyến Hà Nội – Thái Nguyên đến tuyến Hà Nội – Lào Cai. Quy mô dự kiến là đường đơn, khổ 1.435 mm. 

Phương án phát triển đường thủy nội địa

Theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050146 xác định:

a) Tuyến đường thủy nội địa quốc gia.

  • Tuyến Việt Trì – Tuyên Quang – Na Hang, gồm 3 đoạn: Việt Trì – Tuyên Quang (trên sông Lỗ, dài 115 km, cấp III); Tuyên Quang – Chiêm Hóa (trên sông Gâm, dài 36 km, cấp IV), không liên tục tại thủy điện Yên Sơn; Chiêm Hóa – hạ lưu đập thủy điện Tuyên Quang (trên sông Gâm, dài 35 km, cấp V), không liên tục tại thủy điện ICT Chiêm Hóa.
  • Tuyến vùng hồ thủy điện Tuyên Quang (huyện Na Hang): Từ đập thủy điện Tuyên Quang lên thượng lưu sông Gâm, dài 45 km, quy mô cấp III.

b) Bến thuỷ nội địa: Ưu tiên đầu tư xây dựng 13 bến thuỷ trên địa bàn các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Lâm Bình, Na Hang, cụ thể như sau:

  • Bến thuỷ hàng hoả tại xã Trưởng Sinh, huyện Sơn Dương.
  • Bến thuỷ hàng hoa tại thôn Hồng Lạc, xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương.
  • Bến thuỷ hàng hoa tại thôn Kim Xuyên, xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương. + Bến thuỷ hàng hoá tại thôn Đồn Hang, xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương. +Bến thuỷ hàng hoá tại thôn Tân Ca, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn. +Bến thuỷ hàng hoa tại thôn Bình Ca, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn. +Bến thuỷ hàng hoa tại thôn 6, Thái Bình, huyện Yên Sơn.
  • Bến thuỷ hàng hoá tại Thôn Chanh 1, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn.
  •  Bến thủy thị trấn Na Hang (hạ lưu nhà máy thủy điện Tuyên Quang), kết nối du lịch thủy điện Chiêm Hóa, huyện Na Hang.
  • Bến thủy Bản Vàng, xã Đà Vị, huyện Na Hang. + Các bến thủy Thượng Lâm tại xã Thượng Lâm. + Bến thủy Phủng xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình. +Bến thủy Nà Năm xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình.

Các bến thủy còn lại, xây dựng khi các địa phương có nhu cầu, thu hút được nhà đầu tư và theo kế hoạch sử dụng đất được duyệt, phù hợp với định hướng phát triển của ngành, vùng trong quy hoạch.

Tài liệu kèm theo:


4.8/5 - (9 bình chọn)
Bài trướcQuy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên đến 2030
Bài tiếp theoQuy hoạch Ngành – Khu – Cụm công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây