Trang chủ QH giao thông Quy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam đến 2030, tầm nhìn đến...

Quy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2050

165
0

Quy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam được thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới Đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021, gồm: Đường bộ; đường sắt; đường thuỷ nội địa.

Nội dung quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050 có các thông tin chính như sau:


Hạ tầng đường bộ

Theo Quy hoạch mạng lưới Đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 qua địa bàn tỉnh Hà Nam có 03 tuyến cao tốc kết nối với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường liên kết vùng, các tuyến quốc lộ kết nối với hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường huyện và đường địa phương thông qua vị trí kết nối, cụ thể gồm:

  • Cao tốc Bắc – Nam phía Đông (tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình)
  • Cao tốc Phủ Lý – Nam Định
  • Vành Đai 5 Thủ đô Hà Nội

Các tuyến Quốc lộ qua địa bàn huyện gồm : Quốc lộ 1, Quốc lộ 1 tuyến tránh thành phố Phủ Lý, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38, Quốc lộ 38 tuyến tránh thị trấn Hòa Mạc,  Quốc lộ 38B.

Bản đồ phương án quy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ phương án quy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Hạ tầng đường sắt

Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ/TTg ngày 19/10/2021. Trong đó qua địa bàn tỉnh Hà Nam có 02 tuyến đường sắt là: tuyến đường sắt Bắc – Nam và tuyến đường sắt tốc độc cao, kết nối thông qua hạ tầng đường bộ.


Kết nối với tuyến đường sắt Bắc – Nam: kết nối thông qua hệ thống các tuyến đường bộ kết nối vào các ga đường sắt như Quốc lộ 1 kết nối qua ga Đồng Văn, qua ga Phủ Lý, tuyến đường đô thị Đinh Công Tránh – Lý Thướng Kiệt kết nối qua ga Thịnh Châu, tuyến Quốc lộ 21 kết nối qua ga Bình Lục.

Kết nối với tuyến đường sắt tốc độc cao Bắc – Nam, đoạn tuyến Hà Nội – Vinh: đã được quy hoạch mới giai đoạn 2021-2030, đoạn qua tỉnh Hà Nam dài 36,15 km, kết nối thông qua hạ tầng đường bộ kết nối với các ga đường sắt của tuyến được xây dựng mới tại Ga Phủ Lý – xã Liêm Tuyền và Liêm Tiết, TP. Phủ Lý gần nút giao Liêm Tuyền, phía Đông đường bộ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.

Hạ tầng đường thủy nội địa

Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021. Trong đó, có 4 hành lang vận tải thủy khu vực miền Bắc là Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội, Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình, Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình, Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai.


Các tuyến sông do địa phương quản lý gồm Sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Nông Giang và sông Sắt, kết nối với các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, hình thành mạng lưới đường thủy nội địa từ thành phố Phủ Lý, Thị xã Duy Tiên và các huyện kết nối với mạng đường thủy nội địa quốc gia.

Các tuyến vận tải thủy kết nối với hạ tầng đường bộ thông qua các cảng, bến thủy nội địa chủ yếu trên khu vực sông Hồng và sông Đáy.

Hạ tầng giao thông khác

Hiện nay, tỉnh Hà Nam có 05 bến xe khách gồm:


  • Bến xe Phủ Lý do Thành phố Phủ Lý quản lý đạt tiêu chuẩn bến xe loại 3;
  • Bến xe Vĩnh Trụ do huyện Lý Nhân quản lý đạt tiêu chuẩn bến xe loại 4;
  • Bến xe Hòa Mạc do thị xã Duy Tiên quản lý đạt tiêu chuẩn bến xe loại 4;
  • Bến xe Quế do huyện Kim Bảng quản lý đạt tiêu chuẩn bến xe loại 5;
  • Bến xe trung tâm Hà Nam đạt tiêu chuẩn bến xe loại 3.

Trên địa bàn tỉnh có 1 cảng cạn: Tân cảng Hà Nam theo Quyết định 1007/QĐ-BGTVT công bố mở cảng cạn Tân cảng Hà Nam tại Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III, Thị xã Duy Tiên, Hà Nam.

Quy hoạch sử dụng đất phát triển hạ tầng giao thông đến năm 2030

Diện tích giao thông đến năm 2030 của tỉnh Hà Nam là 12.640,73 ha, chiếm 60,76% so với đất phát triển hạ tầng; tăng 4.311,40 ha so với năm 2020;

Các công trình quy hoạch giao thông (nâng cấp, mở rộng, làm mới đường, cầu đường):

Đường giao thông cấp quốc gia

Đường bộ: Mở rộng tuyến tránh QL1A, đường tránh QL1 (đoạn tránh TP Phủ Lý- giai đoạn 2), QL21B, QL37B, tuyến tránh QL37B, QL38B, nắn tuyến QL38B đoạn qua xã Nhân Bình, đường Vành đai 5 (vùng thủ đô Hà Nội), QL50, QL62; xây dựng cầu Châu Giang trên ĐT.496B (huyện Lý Nhân).

Đường sắt: Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; Dự án đường sắt Bắc Nam hướng tuyến mới, ga hàng hóa (nam QL 21A giáp cầu Ghéo, Bình Lục).

Cảng sông: Cảng Yên Lệnh 67 ha, cảng dùng chung sông Hồng – cầu Yên Lệnh 17,15 ha, XD bến cảng dùng chung Việt San (huyện Kim Bảng) 1,30 ha; cảng nhập, xuất và kho Thi Sơn (huyện Kim Bảng) 6,79 ha; cảng đường sông Bắc Hà (huyện Thanh Liêm) 0,66 ha; kho bãi cảng dường sông dùng chung trên sông đáy xã Thanh Tân (huyện Thanh Liêm) 2,04 ha; khu dịch vụ, kho bãi và cảng thủy nội địa Thủy Long tại xã Chân Lý (huyện Bình Lục) 2,4 ha.

Đường giao thông cấp tỉnh

Đường bộ: Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường tinh ĐT493, ĐT495, ĐT495B, ĐT 496, ĐT498B, …

Bến xe: Bến xe trung tâm tỉnh (TP. Phủ Lý) 0,53 ha, Bến xe Tiên Hiệp (TP. Phủ Lý) 7,32 ha, bến xe trung tâm huyện Thanh Liêm 2,6 ha, bến xe Bồ Đề (Bình Lục) 1,4 ha, Bến xe Vĩnh Trụ 2 (Lý Nhân) 5 ha, Bến xe Thái Hà (Lý Nhân) 1 ha.

Hà Nam đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án giao thông trọng điểm

Các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Nam có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Nam và các vùng lân cận. Việc thúc đẩy hoàn thiện quy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam và các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn là rất cần thiết. Do đó, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo cụ thể với từng dự án như sau:

  • Dự án đường nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình địa phận tỉnh Hà Nam – cần chỉ đạo nhà thầu, đơn vị thi công đặc biệt lưu ý về mặt kỹ thuật, bảo đảm về gia tải, độ lún.
  • Dự án tuyến đường ĐT.495B đoạn chạy qua Khu công nghiệp Thái Hà, Bộ Giao thông vận tải nhất trí với đề nghị của tỉnh về vị trí đấu nối nút giao giữa tuyến đường ĐT.495B với đường nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình tại Km31+00.
  • Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ QL1 giao với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình đi qua huyện Bình Lục giao với đường QL21, QL21B.
  • Đường nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và Cầu Giẽ-Ninh Bình;
  • Đường kết nối hai di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương (tỉnh Hà Nam) và khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần (tỉnh Nam Định);
  • Dự án Tuyến đường bộ song hành với QL21 trên địa phận huyện Kim Bảng.

Tài liệu lèm theo:


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất Thành phố Phủ Lý (Hà Nam) đến 04/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Lý Nhân (Hà Nam) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây