Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất huyện Lý Nhân (Hà Nam) gồm: công nghiệp, giao thông, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 18/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa cũng như lịch sử. Tại nơi đây đã phát hiện được trống đồng cổ, còn nguyên vẹn và có nhiều giá trị nghệ thuật, thuộc văn hóa Đông Sơn – đó là trống đồng Ngọc Lũ. Được phát hiện ở xã Như Trác năm 1893-1894 nhưng được đem tặng cho xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục nên có tên là trống đồng Ngọc Lũ, nơi đây cũng là nơi phát hiện cuốn sách đồng cổ nhất Việt Nam, hiện nay nó vẫn đang được lưu giữ ở nơi đã tìm ra nó, thôn Văn An, xã Bắc Lý.

Huyện Lý Nhân nằm ở phía đông của tỉnh Hà Nam, phía hữu ngạn sông Hồng, nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 24 km về phía đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 84 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Hưng Hà và huyện Vũ Thư thuộc tỉnh Thái Bình nằm bên tả ngạn sông Hồng
  • Phía tây giáp thị xã Duy Tiên (với ranh giới tự nhiên là sông Châu Giang)
  • Phía nam giáp huyện Bình Lục và huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (với ranh giới tự nhiên là sông Châu Giang)
  • Phía bắc giáp thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.

Huyện Lý Nhân khu vực giữa huyện cách cuối huyện xã Hòa Hậu đến Phủ Lý là 34 km, từ TT. Vĩnh Trụ đến Phủ Lý là 13 km. Đây là huyện duy nhất của tỉnh Hà Nam không tiếp giáp thành phố Phủ Lý.


Trên địa bàn huyện có hai tôn giáo chính: Phật giáo và Thiên Chúa giáo. 12% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Quy hoạch Huyện Lý Nhân, bao gồm thị trấn Vĩnh Trụ (huyện lỵ) và 20 xã: Bắc Lý, Chân Lý, Chính Lý, Công Lý, Đạo Lý, Đức Lý, Hòa Hậu, Hợp Lý, Nguyên Lý, Nhân Bình, Nhân Chính, Nhân Khang, Nhân Mỹ, Nhân Nghĩa, Nhân Thịnh, Phú Phúc, Tiến Thắng, Trần Hưng Đạo, Văn Lý, Xuân Khê.

Quy hoạch giao thông – Đô thị – Công nghiệp huyện Lý Nhân

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông huyện Lý Nhân được xác định theo Quy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 với các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, được xác định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Lý Nhân.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Hệ thống giao thông đường bộ:

Trên địa bàn huyện Lý Nhân có các tuyến đường tỉnh lộ chạy qua là: DT971, DT972, DT975.

Đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đi qua huyện trên tuyến đường có cầu Hưng Hà bắc qua sông Hồng tại xã Chân Lý sang thành phố Hưng Yên.


Cầu Thái Hà là một cây cầu lớn bắc qua sông Hồng nối huyện với huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ở địa phận xã Chân Lý.

  • Huyện Lý Nhân có tuyến đường nối Cao tốc Cầu Giẽ – NB nối với Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng mới mở trên đường đi có 2 hướng đi cầu lớn là cầu Hưng Hà (đi Hưng Yên) và cầu Thái Hà (đi Thái Bình). Theo quy hoạch của Thủ tướng chính phủ sẽ nâng cấp tuyến đường này lên đường Vành Đai 5 vùng Thủ đô.
  • Huyện Lý Nhân có tuyến đường Quốc lộ 38B đi từ Quốc lộ 38A (cầu Yên Lệnh) chạy qua huyện đi đường Quốc lộ 10 Tp. Nam Định
  • Có 2 tuyến đường tỉnh liên các xã là ĐT971 và ĐT972.

Theo quyết định Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lý Nhân đến 2030 được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 20 tháng 07 năm 2021. Hệ thống quy hoạch giao thông huyện Lý Nhân được xác định quy hoạch cụ thể như sau:

Giao thông đường bộ: Đảm bảo kết nối khu vực nghiên cứu với các khu vực trong tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Bao gồm: đường ĐT.499- Vành đai 5 với quy mô 6-8 làn xe cơ giới vùng lõi và hệ thống đường gom song hành hỗn hợp (với 3 làn xe mỗi bên); cải tạo, nâng cấp QL.38B, ĐT.491, ĐT.492 với quy mô đường cấp 3 đồng bằng 2-4 làn xe cơ giới. Xây dựng mới đường ĐT.495B với quy mô đường 8 làn xe cơ giới vùng lõi và hệ thống đường gom song hành hỗn hợp (với 3 làn xe mỗi bên); Đường kết nối 2 đền Trần- ĐT.M1 với quy mô đường 6-8 làn xe cơ giới và hệ thống đường gom song hành hỗn hợp (với 3 làn xe mỗi bên); Đường kết nối sang Thái Bình –ĐT.M2 với quy mô đường 6-8 làn xe cơ giới và hệ thống đường gom song hành hỗn hợp (với 2 làn xe mỗi bên).

Giao thông đường thủy: Khai thác tuyến giao thông đường thủy trên sông Hồng và sông Châu với các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trên cơ sở khai thác các công trình bến, cảng trên tuyến.

Hệ thống đường huyện: Cải tạo, nâng cấp 12 tuyến đường huyện hiện có với quy mô từ 2 + 4 làn xe cơ giới; hình thành 11 tuyến đường huyện mới (D1, D2, D3, D4, D5, N1, N2, N3, N4, N5, N6) với quy mô từ 4 – 8 làn xe cơ giới.

Bến, bãi đỗ xe: Xây dựng 4 bến xe cấp huyện tại các đô thị, thị trấn (Vĩnh Trụ 1, Vĩnh Trụ 2, Thái Hà, Hòa Hậu) với quy mô từ 3 – 5ha; Xây dựng hệ thống bãi đỗ xe tập trung tại các khu du lịch, khu vực công cộng, trong khu đô thị, khu nhà ở, khu chức năng đảm bảo nhu cầu đỗ xe trong tương lai, với quy mô từ 0,1 – 0,5ha.

Nút giao thông và hầm, cầu qua đường: Xây dựng các nút giao thông khác mức, cầu vượt trực thông và hệ thống hầm qua đường tại các nút giao giữa đường cao tốc ĐT.499 – Vành đai 5 với các tuyến đường khác. Tại khu vực các nút giao này bố trí dành quỹ đất dự trữ xung quanh nút đảm bảo cho việc hình thành các nút giao khác mức khi có điều kiện; xây dựng lộ trình giải phóng mặt bằng trong phạm vi bố trí nút giao, trước mắt quỹ đất này sử dụng để trồng cây xanh.

Hệ thống cầu qua sông: Hình thành 15 cầu qua sông Hồng và sông Châu nằm trên các tuyến đường chính. Hệ thống cầu qua sông đảm bảo kết nối giao thông giữa huyện Lý Nhân với thị xã Duy Tiên, huyện Bình Lục và các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên.

Cảng thủy nội địa dọc theo sông Hồng: Quy hoạch 03 cảng hàng hóa (Cảng Đạo Lý, Cụm Cảng Thái Hà, cảng Hòa Hậu) và 01 cảng ICD tại xã Nguyên Lý (khu vực Âu Tắc Giang) và nâng cấp bến Như Trác thành cảng Như Trác. Ngoài ra, bố trí các bến thuyền du lịch trên sông Hồng, sông Châu.

Về quy hoạch đô thị:

Theo quyết định Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lý Nhân đến 2030 được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 20 tháng 07 năm 2021. Hệ thống đô thị được quy hoạch với 04 đô thị, bao gồm:

Thị trấn Vĩnh Trụ: đô thị loại V định hướng phát triển lên đô thị loại IV trước năm 2025 (diện tích sau mở rộng khoảng 796ha; quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 18.000 người, đến năm 2035 khoảng 35.000 người).

Hướng phát triển không gian chủ yếu của thị trấn Vĩnh Trụ là bám theo các trục QL.38B, ĐT.491, đường D1, N2, trục chính đô thị qua trung tâm hành chính mới của huyện.

Đô thị Thái Hà: Là thị trấn, đô thị loại V (diện tích khoảng 2.025ha; quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 23.500 người, đến năm 2035 khoảng 39.075 người).

Hướng phát triển không gian chủ yếu của đô thị Thái Hà là bám theo các trục đường ĐT.499 – đường vành đai 5 và ĐT.495B, phát triển tập trung tại khu vực nút giao về công nghiệp, dịch vụ thương mại và nhà ở (trong đó ưu tiên bố trí một số khu nhà ở xã hội tập trung).

Đô thị Nhân Mỹ: Là thị trấn, đô thị loại V (diện tích khoảng 776ha, diện tích sau khi mở rộng khoảng 1.303ha; quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 28.500 người, đến năm 2035 khoảng 50.000 người).

Hướng phát triển không gian chủ yếu của đô thị Nhân Mỹ mở rộng được định hướng bám theo các trục đường chính nối 2 đền Trần, đường N3, N4. Phát triển tập trung ở khu vực trung tâm hiện hữu, mở rộng các khu chức năng đô thị và các khu ở mới sang khu vực phía Tây xã Nhân Thịnh và phía Đông Nam xã Trần Hưng Đạo.

Đô thị Hòa Hậu: Là thị trấn, đô thị loại V (diện tích khoảng 880ha; quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 16.925 người, đến năm 2035 khoảng 19.000 người).

Hướng phát triển không gian chủ yếu của đô thị Hòa Hậu là bám theo các trục đường QL.38B, đường nối 2 đền Trần. Phát triển toàn bộ đô thị trở thành một không gian du lịch văn hóa lịch sử làng quê truyền thống đồng bằng Bắc Bộ gắn kết giữa không gian sinh thái nông nghiệp, cảnh quan mặt nước với những giá trị văn hóa – di tích độc đáo và thưởng thức đặc sản nông nghiệp nổi tiếng của khu vực.

Vê quy hoạch phát triển công nghiệp:

Theo quyết định Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lý Nhân đến 2030 được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 20 tháng 07 năm 2021. Định hướng Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Lý Nhân nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2050.

The đó, huyện Lý Nhân xác định phát triển Phát triển Công nghiệp – công nghệ cao làm trọng tâm, là động lực mang tính đột phá thúc đẩy phát triển thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển theo.

– Điều chỉnh diện tích đất dự trữ phát triển công nghiệp khoảng 730 ha và đất cụm công nghiệp Nhân Mỹ khoảng 50ha thành đất khu công nghệ cao và đất phát triển đô thị; không hình thành cụm công nghiệp Đức Lý để định hướng hình thành khu công nghiệp nhằm thuận lợi trong quản lý và đảm bảo môi trường; Bổ sung diện tích đất công nghiệp khoảng 713ha (tại xã Bắc Lý, Nhân Khang, Nhân Chính, Nhân Nghĩa,…) để bù lại phần diện tích đất công nghiệp đã chuyển sang đất khu công nghệ cao và đất phát triển đô thị. Tổng diện tích quy hoạch đất công nghiệp, công nghệ cao trên địa bàn huyện khoảng 2.300ha. Dự kiến thành lập mới 4 khu công nghiệp, 01 khu công nghệ cao trong giai đoạn 2021-2026 trên địa bàn huyện. Bố trí quỹ đất nhà ở công nhân và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ người lao động tại khu vực kề cận khu công nghiệp với quy mô khoảng 10-15ha nằm gần các khu vực dân cư hiện hữu.

– Ngoài ra, hình thành một số cụm công nghiệp tại các vị trí thuận lợi: Cụm công nghiệp Tiến Thắng (quy mô khoảng 50ha); Cụm công nghiệp Nhân Khang, Nhân Chính (diện tích khoảng 56ha). Duy trì cụm công nghiệp Hòa Hậu (diện tích khoảng 9ha).

– Các làng nghề truyền thống: Duy trì phát huy các làng nghề truyền thống, như: nghề dệt và nghề làm bánh đa nem làng Chều, sản xuất đồ gỗ Nhân Khang; Làng nghề làm mành mành xã Đồng Lý; làng nghề đan Cót xã Đạo Lý,… theo hướng quy hoạch thành điểm công nghiệp làng nghề tập trung đảm bảo nâng cao sản xuất và thuận lợi trong công tác quản lý vệ sinh môi trường.

Bản đồ quy hoạch đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất, huyện Lý Nhân

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 30 tháng 9 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có ban hành Quyết định số 1723/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Lý Nhân.

Theo quyết đinh, diện tích và cơ cấu các loại đất được đưa vào quy hoạch đến 2030 của huyện Lý Nhân với tổng diện tích đất tự nhiên là 16.884,30 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 11.518,25 ha; Đất phi nông nghiệp: 5.282,25 ha; Đất chưa sử dụng: 83,80 ha

Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời kỳ 2021-2030, huyện Lý Nhân bao gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 4.838,16 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 509,66 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 36,98 ha

Vị trí, diện tích các khu đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất đầu năm của huyện Lý Nhân.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Lý Nhân đến 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Lý Nhân đến 2030

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cũng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Vĩnh Trụ đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Lý Nhân được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Về kế hoạch sử dụng đất 2022:

Ngày 06/07/2022, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 1335/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Lý Nhân.

Theo quyết định, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2022 của huyện Lý Nhân, bao gồm: Đất nông nghiệp: 10.886,43 ha; Đất phi nông nghiệp: 5.914,23 ha; Đất chưa sử dụng: 83,68 ha

Kế hoạch thu hồi đất năm 2022: Đất nông nghiệp: 490,57 ha; Đất phi nông nghiệp: 78,65 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 525,31 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 10,13 ha.

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022: Đất nông nghiệp: 0,14 ha

Vị trí và diện tích các khu đất, công trình dự án đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch được thực hiện theo quyết định nói trên. Được thể hiện trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất 2022, huyện Lý Nhân.

Ngày 25 tháng 10 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có ban hành Quyết định số 1976/QĐ-UBND về việc cập nhật công trình dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam.

Theo quyết định, UBND tỉnh Hà Nam thực hiện bổ sung 06 công trình, dự án vào kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Lý Nhân, bao gồm:

Ảnh chụm màn hình
Ảnh chụm màn hình

Trước đó, Ngày 31 tháng 3 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có ban hành Quyết định số 535/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Lý Nhân.

Theo quyết định, kế hoạch phân bổ diện tích các loại đất trong năm 2021, huyện Lý Nhân với tổng diện tích là 16.884,30 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 11.118,62 ha; Đất phi nông nghiệp: 5.681,99 ha; Đất chưa sử dụng: 83,70 ha

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 30/01/2023, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 175/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Lý Nhân.

Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của huyện Lý Nhân với diện tích đất nông nghiệp là 10.786,44 ha; đất phi nông nghiệp là 6.015,44 ha; Đất chưa sử dụng: 82,46 ha.

Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 huyện Lý Nhân với tổng diện tích đất nông nghiệp là 622,48 ha; đất phi nông nghiệp là 78,43 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 huyện Lý Nhân gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 619,83 ha; Chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 2,65 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở 13,94 ha;

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Lý Nhân.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Liêm (Hà Nam) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây