Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất thành phố Phủ Lý (Hà Nam) gồm: xây dựng, công nghiệp, giao thông, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 20/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Thành phố Phủ Lý nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Bình Lục
  • Phía tây giáp huyện Kim Bảng
  • Phía nam giáp huyện Thanh Liêm
  • Phía bắc giáp thị xã Duy Tiên.

Thành phố Phủ Lý có diện tích là 87,64 km², dân số năm 2019 là 158.212 người, mật độ dân số đạt 1.805 người/km².

Thành phố Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1, bên 2 bờ sông Đáy. Phủ Lý cách Thủ đô Hà Nội 60 km về phía Nam, cách thành phố Nam Định 30 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc. Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1 có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của ba con sông: Sông Đáy, Sông Châu Giang và Sông Nhuệ tiện lợi về giao thông thủy bộ.


Ngày 9 tháng 6 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 72/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Phủ Lý.

Ngày 4 tháng 12 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1678/QĐ-TTg công nhận thành phố Phủ Lý là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam.

Quy hoạch Thành phố Phủ Lý, bao gồm 11 phường: Châu Sơn, Hai Bà Trưng, Lam Hạ, Lê Hồng Phong, Liêm Chính, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Quang Trung, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Trần Hưng Đạo và 10 xã: Đinh Xá, Kim Bình, Liêm Chung, Liêm Tiết, Liêm Tuyền, Phù Vân, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Tiên Tân, Trịnh Xá.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp thành phố Phủ Lý

Về quy hoạch đô thị:

Nghị quyết 08 ngày 10/9/2021 của Ban thường vụ tỉnh ủy Hà Nam đề ra mục tiêu xây dựng đô thị Phủ Lý phát triển đồng bộ theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh và bền vững; kinh tế- xã hội phát triển toàn diện, trong đó phát triển đột phá lĩnh vực thương mại và dịch vụ; phấn đấu đến năm 2030, thành phố Phủ Lý đạt tiêu chí đô thị loại I và trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội.

Hiện nay, Thành phố đang tập trung hoàn thành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực chưa có quy hoạch. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ số vào quản lý quy hoạch, quản lý đô thị …

Trên địa bàn thành phố có tổng số 122 dự án, công trình đã và đang được đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 2.046,8 tỷ đồng. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới như:


  • Khu đô thị mới Nam Lê Chân (diện tích 68,7 ha, quy mô dân số 8.000 người);
  • Khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo (diện tích 21,3 ha, quy mô dân số 5.000 người);
  • Khu đô thị Đông sông Đáy (từ cầu Hồng Phú đến cầu Đọ Xá, diện tích 75 ha);
  • Khu đô thị Liêm Chung dọc hai bên đường 21A diện tích 100 ha;
  • Khu đô thị Bắc Thanh Châu (diện tích 19,8 ha, quy mô dân số 3.500 người);
  • Khu đô thị Liêm Chính (diện tích 89,7 ha);
  • Khu đô thị Bắc Châu Giang Lam Hạ, diện tích 652 ha;
  • Khu đô thị Quang Trung – Lam Hạ diện tích 252 ha;
  • Khu đô thị Châu Sơn diện tích 41 ha;
  • Khu đô thị River Silk City Lam Hạ diện tích 126 ha.

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông Thành phố Phủ Lý được xác định theo Quy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, được xác định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Phủ Lý.

Toàn thành phố có 119,7 km đường giao thông, trong đó 83,5% được kiên cố bê tông hoặc trải nhựa, toàn Thành phố không còn đường đất. Khu vực nội thị có 31 tuyến đường trục chính, các trục đường chính đô thị dài 70,1 km.

Đặc biệt, Thành phố sẽ đầu tư xây dựng trục đường Đông Tây, Bắc Nam, đường vành đai 1, đường nối cầu Ba Đa với đường cao tốc, cầu vượt sông Châu nối khu đô thị trung tâm với khu đô thị Lam Hạ, 2 cầu vượt sông Đáy, trên cơ sở hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các khu đô thị, các khu công nghiệp với Quốc lộ 1, 21A và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.

Đường Quốc lộ qua:

  • Quốc lộ 1 đi Hà Nội hoặc Ninh Bình, đã được nâng cấp từ năm 2009 với 4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ, có giải phân cách giữa.
  • Quốc lộ 21B xuôi đi Nam Định với 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ.
  • Quốc lộ 21A đi Hòa Bình và nối với đường mòn Hồ Chí Minh, với 4 làn xe ô tô.
  • Quốc lộ 21B ngược lên các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, đi chùa Hương, 2 làn xe ô tô.

Đường Quốc lộ đang thi công: Quốc lộ 1 mới với 6 làn xe ôtô phía đông thành phố.

Đường Quốc lộ dự kiến:

  • Đường nối Hà Nam – Thái Bình dự kiến 6 làn xe ở phía đông thành phố.
  • Đường nối Quốc lộ 1 mới với Quốc lộ 5, dự kiến 6 làn xe, tại phía đông thành phố.
  • Đường nối từ chùa Bái Đính qua tỉnh lộ 477B đi thị trấn Ba Sao, chùa Hương tới đại lộ Thăng Long.
  • Đường nội đô thuận tiện với nhiều đường lớn (đường nhựa từ 2 tới 4 làn xe ôtô) kết nối tới tất cả các thị trấn của tỉnh Hà Nam.
  • Đường sắt Bắc-Nam và dự án đường sắt cao tốc qua phía đông thành phố.

Đường thuỷ: trên sông Đáy, sông Châu, đang cải tạo Âu thuyền nối giữa sông Châu và sông Đáy. Khi dự án này hoàn thành giao thông đường Thủy thuận tiện hơn do tàu thuyền có thể từ sông Đáy qua Âu thuyền này dọc sông Châu, qua cống Liên Mạc và đi vào sông Hồng một cách thuận tiện. Đường hàng không: Không có sân bay cũng như không có dự án. Sân bay quốc tế gần nhất là Nội Bài 100 km.

Dự kiến, trong giai đoạn 2020 – 2025, Thành phố tập trung đầu tư chỉnh trang, nâng cấp đô thị hiện có; nâng cấp, cải tạo đô thị có hệ thống hạ tầng đồng bộ, tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; phấn đấu 100% tuyến đường trục chính áp dụng công nghệ hiện đại, thông minh trong hệ thống đèn chiếu sáng công cộng; thay thế, lắp đặt một số cụm đèn báo tín hiệu giao thông cảm ứng thông minh, trong đó hệ thống đèn tín hiệu hoạt động dựa trên mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường, bảo đảm điều chỉnh cho phù hợp, chống được ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Về quy hoạch phát triển công nghiệp:

Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Phủ Lý nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2050.

Hiện nay, thành phố có 2 cụm công nghiệp bắc Thanh Châu và Châu Sơn. Nên sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. Cơ sở hạ tầng của Thành phố Phủ Lý được xây dựng đồng bộ và ngày càng hoàn chỉnh nhất là về giao thông đô thị.

Bên cạnh đó, Thành phố đi sâu vào khai thác thế mạnh dịch vụ thương mại, phát triển sản xuất công nghiệp sạch, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, bảo đảm các điều kiện sống tốt nhất để thu hút lao động có trình độ kỹ thuật cao, đội ngũ trí thức về sinh sống, làm việc. Thành phố Phủ Lý cũng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Bản đồ quy hoạch đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất, thành phố Phủ Lý

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 30 tháng 9 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có ban hành Quyết định số 1724/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất thành phố Phủ Lý.

Theo quyết đinh, diện tích và cơ cấu các loại đất được đưa vào quy hoạch đến 2030 của thành phố Phủ Lý với tổng diện tích đất tự nhiên là 8.763,86 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 734,63 ha; Đất phi nông nghiệp: 7.989,19 ha; Đất chưa sử dụng: 40,04 ha

Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời kỳ 2021-2030, thành phố Phủ Lý bao gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 3.434,30 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 9,48 ha

Vị trí, diện tích các khu đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất đầu năm của thành phố Phủ Lý.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP. Phủ Lý đến 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP. Phủ Lý đến 2030

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cũng có một phần diện tích được quy hoạch các phường Châu Sơn, Hai Bà Trưng, Lam Hạ, Lê Hồng Phong, Liêm Chính, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Quang Trung, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Trần Hưng Đạo đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

Hiện nay, kế hoạch sử dụng đất năm 2022, thành phố Phủ Lý đang được tỉnh Hà Nam tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn thành phố, Phương án kế hoạch sử dụng đất 2022 được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử TP. Phủ Lý và tỉnh Hà Nam.

Trước đó, Ngày 06 tháng 4 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có ban hành Quyết định số 573/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Phủ Lý.

Theo quyết định, kế hoạch phân bổ diện tích các loại đất trong năm 2021 của thành phố Phủ Lý với tổng diện tích được xác định là 8.763,86 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 3.963,22 ha; Đất phi nông nghiệp: 4.759,76 ha; Đất chưa sử dụng: 40,88 ha

Vị trí và diện tích các khu vực đưa đất vào sủ dụng trong năm kế hoạch 2021 được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2021 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, thành phố Phủ Lý.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 30/01/2023, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 172/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thành phố Phủ Lý.

Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của thành phố Phủ Lý với diện tích đất nông nghiệp là 3.087,89 ha; đất phi nông nghiệp là 5.639,00 ha; Đất chưa sử dụng: 36,97 ha.

Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 thành phố Phủ Lý với tổng diện tích đất nông nghiệp là 988,12 ha; đất phi nông nghiệp là 42,29 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 thành phố Phủ Lý gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 1.001,60 ha; Chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 0,36 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở 61,70 ha;

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Phủ Lý.

Tài liệu kèm theo:


4.8/5 - (10 bình chọn)
Bài trướcDự án KDL Nghỉ dưỡng Sinh thái Hải An (Nghi Sơn) trách nhiệm của Công ty Hải An với khách hàng
Bài tiếp theoQuy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây