Trang chủ Công nghiệp Thông tin quy hoạch Khu công nghiệp Đồng Bành tỉnh Lạng Sơn

Thông tin quy hoạch Khu công nghiệp Đồng Bành tỉnh Lạng Sơn

546
0

UBND tỉnh Lạng Sơn đồng ý lập quy hoạch Khu công nghiệp Đồng Bành tỉnh Lạng Sơn với quy mô 162 ha, do Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản TNT làm chủ đầu tư.


Chấp thuận chủ trương đầu tư

UBND tỉnh Lạng Sơn, đồng ý chủ trương lập quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Đồng Bành, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn với quy mô 162 ha theo như đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo trên.

Giao Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn tổ chức lập quy hoạch, trình Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền quy định.

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, Ban Quản lý Khu kinh tế của Khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư hạ tầng KCN Đồng Bành theo quy định; đồng thời hướng dẫn Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản TNT nghiên cứu, lập đề xuất dự án tại Khu công nghiệp Đồng Bành tỉnh Lạng Sơn theo quy định pháp luật hiện hành.


Phê duyệt Quy hoạch phân khu

Ngày 18/01/2023, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 69/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Đồng Bành tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/2.000.

Theo quyết định, phạm vi ranh giới: khu công nghiệp Đồng Bành thuộc địa giới hành 2 chính thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, được giới hạn như sau:

  • Phía Bắc giáp: đường Quốc lộ 1;
  • Phía Nam giáp: đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn;
  • Phía Đông giáp: sông Thương;
  • Phía Tây giáp: khu dân cư và chợ Sông Hóa.

Quy mô lập quy hoạch:


  • Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng: 321,76 ha.
  • Quy mô lập quy hoạch phân khu: 162,13 ha.
Bản vẽ hiện trạng Khu công nghiệp Đồng Bành
Bản vẽ hiện trạng Khu công nghiệp Đồng Bành

Mục tiêu quy hoạch khu công nghiệp Đồng Bành

– Cụ thể hoá Đề án điều chỉnh bổ sung các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Công văn số 90/TTg-CN ngày 22/01/2021, quy hoạch xây dựng quỹ đất có hiệu quả, hợp lý, tạo không gian sản xuất phù hợp sự phát triển cả khu vực, khớp nối với các dự án đã được giao và đang triển khai trong khu vực.

– Hình thành khu vực đồng bộ, hiện đại về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, gắn kết giữa phát triển khu công nghiệp với quá trình đô thị hóa tại các địa phương; góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu lao động và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn.

– Làm cơ sở cho việc triển khai dự án đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt.


Bản vẽ định hướng không gian Khu công nghiệp Đồng Bành
Bản vẽ định hướng không gian Khu công nghiệp Đồng Bành

Quy hoạch với tính chất

– Là khu công nghiệp tập trung đa ngành ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, kỹ thuật tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật có đầy đủ các khu vực chức năng như: nhà máy, kho tàng công nghiệp; điều hành dịch vụ, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe…

– Các loại hình công nghiệp dự kiến: nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng; nhóm ngành nghề lắp ráp cơ khí, chế tạo linh kiện; nhóm ngành công nghiệp sản xuất chi tiết nhựa chất lượng cao; nhóm ngành nghề sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử, mạch điện tử; các ngành dịch vụ công nghiệp khác.

Bản vẽ mặt bằng sử dụng đất KCN Đồng Bành
Bản vẽ mặt bằng sử dụng đất KCN Đồng Bành

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu

a) Dự báo lao động

– Diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp khoảng 110,75 ha.

– Dự kiến khoảng 100 công nhân/ha.

– Dự báo lao động trong khu công nghiệp khoảng: 11.075 công nhân.

b) Dự báo nhu cầu nhà ở công nhân và tái định cư

– Dự báo nhu cầu ở của công nhân khu công nghiệp khoảng 25% lao động trong khu công nghiệp tương ứng với số lao động là: 2.800 người. Quy mô diện tích sàn nhà ở công nhân khoảng 140.000 m2, quy mô mặt bằng công trình nhà ở công nhân, tầng cao sẽ được tính toán cụ thể ở bước sau. Vị trí dự kiến nằm ở phía Nam Khu dân cư Chi Lăng thôn Lân Bông, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng quy mô được xác định cụ thể ở đồ án, dự án thành phần khác.

– Hiện trạng nhà ở trong ranh giới khu vực lập quy hoạch thống kê sơ bộ tạm tính có khoảng gần 100 hộ bị ảnh hưởng. Quy mô khu tái định cư dự kiến khoảng 3 ha, vị trí dự kiến quy hoạch gắn liền với Khu dân cư Chi Lăng thôn Lân Bông, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng quy mô khu tái định cư được xác định cụ thể ở đồ án, dự án thành phần khác.

c) Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu: áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Định hướng phát triển không gian kiến trúc, cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất

a) Định hướng phát triển không gian kiến trúc, cảnh quan

– Phù hợp với quy hoạch chung của thị trấn Chi Lăng và các quy hoạch chuyên ngành khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo khoảng cách ly với các khu dân cư và cảnh quan đô thị xung quanh, tuân thủ các quy định về hành lang an toàn giao thông và hành lang bảo vệ kênh mương.

– Khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; các lô đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp công nghiệp cần được lựa chọn về quy mô hợp lý, có khả năng thay đổi linh hoạt, phù hợp với các nhu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp.

– Tổ chức tốt các không gian cây xanh cảnh quan trong Khu công nghiệp, chú ý tới không gian kiến trúc cho khu vực cổng chính.

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông:

– Đường trục chính khu vực có mặt cắt 1-1, quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ: 36,0 m.

– Đường nội bộ khu công nghiệp gồm các tuyến có mặt cắt 2-2, 3-3, 3A-3A; quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ: từ 18,5 m đến 23,5 m.

– Cao độ tim đường thiết kế tuân thủ quy hoạch và đảm bảo đấu nối chính xác, hợp lý với các dự án đã và đang thực hiện.

– Chỉ giới xây dựng lùi 6m so với chỉ giới đường đỏ.

– Kết cấu mặt đường, vỉa hè: kết cấu mặt đường dùng loại mặt đường cấp cao A1 theo tiêu chuẩn; vỉa hè lát gạch block.

– Giao thông tĩnh: bố trí 01 bãi đỗ xe phía Nam phục vụ nhu cầu đỗ xe trong khu công nghiệp.

b) Chuẩn bị kỹ thuật:

– San nền: tuân thủ theo cao độ nền khống chế của quy hoạch cũ, các dự án lân cận đã thực hiện có liên quan. Lựa chọn cao độ xây dựng thấp nhất +31.6m, cao độ san nền cao nhất là +37.3m. Các khu vực xây mới phải đảm bảo khớp nối đồng bộ với các khu vực xây dựng hiện trạng.

– Thoát nước mưa:

  • Hướng thoát nước: nước mưa được thu gom vào các tuyến cống đặt dọc theo các tuyến đường giao thông sau đó thoát vào sông Thương.
  • Mạng lưới đường ống thoát nước: xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng với thoát nước thải. Mạng lưới thoát nước mưa xây dựng theo kiểu phân tán thành từng lưu vực nhỏ theo địa hình để đảm bảo thoát nước mặt nhanh nhất, không gây ngập úng cho khu vực dự án. Cống thoát nước mưa được bố trí trên vỉa hè, bố trí các giếng thu trực tiếp đặt dọc hai bên hè đường các tuyến giao thông, đảm bảo khả năng thoát nước cho dự án.

c) Thoát nước thải:

– Hướng thoát nước: nước thải sau khi được xử lý sơ bộ sẽ thoát vào các tuyến cống chính được bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông và thoát về trạm xử lý nước thải tập trung của dự án.

– Mạng lưới đường ống thoát nước: xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa. Cống thoát nước thải sử dụng cống tròn BTCT có đường kính từ D300 đến D400. Cống thoát nước thải được bố trí trên vỉa hè, bố trí các giếng thăm đặt dọc hai bên hè đường các tuyến giao thông để thuận tiện trong quá trình vận hành cũng như bảo trì hệ thống.

– Xây dựng 01 Trạm xử lý nước thải công suất 2.000 m3/ng.đ.


4.6/5 - (8 bình chọn)
Bài trướcCụm công nghiệp Bình Nghi, huyện Tây Sơn được điều chỉnh mở rộng lên 73,7 ha
Bài tiếp theoCụm công nghiệp Dị Chế, huyện Tiên Lữ được quy hoạch hơn 20,4 ha

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây