Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch chi tiết thành phố Cẩm Phả đến 2030, tầm nhìn...

Quy hoạch chi tiết thành phố Cẩm Phả đến 2030, tầm nhìn 2050, tỉnh Quảng Ninh

1491
0

Thông tin quy hoạch chi tiết thành phố Cẩm Phả đến 2030, tầm nhìn đến 2050 bao gồm: Giới thiệu, định hướng phát triển không gian đô thị, công nghiệp, sử dụng đất, hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố.

Giới thiệu về thành phố Cẩm Phả

Cẩm Phả là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Hiện nay, Cẩm Phả được xếp hạng là đô thị loại II và là đô thị lớn thứ hai của tỉnh Quảng Ninh.


Thành phố Cẩm Phả nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía đông bắc, cách trung tâm thành phố Hạ Long 30 km.

Về vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp huyện đảo Vân Đồn
  • Phía Tây giáp thành phố Hạ Long
  • Phía Nam giáp huyện đảo Vân Đồn và thành phố Hạ Long (ranh giới trên vịnh Bái Tử Long)
  • Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên

Về điều kiện tự nhiên, Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 335,8 km², địa hình chủ yếu đồi núi. Đồi núi chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 °C, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307 mm, mùa đông thường có sương mù.


Về đơn vị hành chính, Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường: Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm Tây, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cửa Ông, Mông Dương, Quang Hanh và 3 xã: Cẩm Hải, Cộng Hòa, Dương Huy.

Về giao thông, Quốc lộ 18 từ thành phố Hạ Long qua đèo Bụt chạy suốt lòng thành phố đến cực đông là cầu Ba Chẽ và đường nội thành kéo dài từ phường Cẩm Thạch tới phường Cẩm Đông là tuyến đường song song trục giao thông chính của Cẩm Phả. Đường 326 thường gọi là đường 18B từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. Tuyến xe buýt 01 chạy xuyên suốt thành phố. Cẩm Phả cũng có đặc thu đường sắt để vận chuyển than rất riêng biệt. Cẩm Phả trước kia có bến phà Vần Đồn nhưng sau khi xây cầu Vân Đồn bến ngừng hoạt động. Cẩm Phả có cảng Cửa Ông phục vụ các tàu lớn chủ yếu là tàu than và các bến tàu nhỏ phục vụ cho du lịch, tham quan vịnh Bái Tử Long. Ngoài ra còn có dự án đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái đi qua hiện đang được đầu tư.

Về kinh tế, Thành phố Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch…


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Về du lịch, Cẩm Phả là thành phố với nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, Đền Cửa Ông hàng năm thường mở hội vào tháng Giêng, thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái. Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Khu đảo Vũng Đục có nhiều hang động thích hợp cho việc tham quan. Ngoài Hòn Hai, đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ ngơi của công nhân mỏ còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn. Cẩm Phả còn có một số di tích và thắng cảnh nổi tiếng như đảo Thẻ Vàng, Hòn Hai, di tích Vũng Đục, động Hang Hanh…

Quy hoạch chi tiết thành phố Cẩm Phả đến 2030

Quy hoạch chi tiết thành phố Cẩm Phả được xác định theo Quyết định số 816/QĐ_UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành ngày 27/3/2015 của UBND tỉnh, và Quyết định số 4331/QĐ_UBND tỉnh ngày 31/12/2015 về việc ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh đến 2030, tầm nhìn đến 2050 và ngoài 2050.

Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Cẩm Phả với quy mô diện tích tự nhiên là 34.322,72 ha. Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 48.645,0 ha.


Tính chất quy hoạch được xác định là trung tâm hạt nhân của tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của thành phố Cẩm Phả gắn kết không gian với vịnh Bái Tử Long. Là trung tâm kinh tế của khu vực và quốc tế.

Bản đồ vị trí và mối liên vùng
Bản đồ vị trí và mối liên vùng

Quy hoạch phát triển toàn đô thị thành phố Cẩm Phả

Định hướng phát triển đô thị được xác định với tiêu chí “Một tâm, hai tuyến đa chiều và hai điểm đột phá”. Theo đó, Hạ Long được xác định là Tâm, hai hướng đa chiều là cánh Tây và cánh Đông, hai điểm đột phát là Vân Đồn và Móng Cái.

Định hướng phát triển không gian đô thị

Phát triển không gian đô thị toàn thành phố theo dạng tuyển từ Quang Hanh đến Cộng Hòa, là các khu chức năng khi đi từ Bắc xuống Nam theo nguyên tắc Công nghiệp – Cây xanh cách ly – Dân cư – Công viên cây xanh, du lịch.

Cụ thể:

  • Khu vực phía Tây phát triển đô thị hướng ra biển
  • Khu vực phía Đông tập trung phát triển sản xuất, kho vận
  • Khu vực phía Bắc, duy trì khai thác than theo quyết định của thành phố
  • Khu vực phía Nam (Vịnh Bái Tử Long) giữ gìn, phát triển loại hình du lịch tương hỗ.

Định hướng phát triển đô thị và công nghiệp

Phát triển đô thị: Quy hoạch phát triển đô thị được định hướng thành các khu nhà ở cụ thể như sau:

  • Khu hạ chế phát triển: Là khu vực trung tâm thành phố gồm các phường Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Tây, Cẩm Đông.
  • Khu vực phát triển mở rộng: Là các khu đô thị mới phía Nam thành phố từ phường Cẩm Thủy đến phường Cẩm Sơn; phát triển khu du lịch, bãi tắm tại phường Quang Hanh; Du lịch nghỉ dưỡng tại phường Cẩm Đông, Cẩm Sơn.
  • Khu dân cư hiện hữu: Được đầu tư xây dựng, chỉnh trang đô thị, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại.

Phát triển công nghiệp: Quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp tại thành phố Cẩm Phả được xác định như sau:

  • Xây dựng khu vực Mông Dương quy mô 400 ha để tận dụng lợi thế của Khu kinh tế Vân Đồn và đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái.
  • Xây dựng Cụm công nghiệp Mông Dương với những ngành nghề như: Đóng tàu, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Xây dựng Cụm công nghiệp tại Dương Huy
  • Xây dựng Cụm công nghiệp khu vực phía Bắc phường Quang Hanh.

Quy hoạch sử dụng đất thành phố Cẩm Phả

Về quy hoạch sử dụng đất, ngày 19/3/2021 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 837/QĐ_UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, thành phố Cẩm Phả.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Theo Quyết định, cơ cấu các loại đất được xác định cụ thể như sau:

  • Đất nông nghiệp hiện trạng sử dụng năm 2020 có 24.317,26 ha; đến năm 2030 có diện tích 21.544,61 ha; giảm 2.772,64 ha so với hiện trạng sử dụng đt năm 2020.
  • Đất phi nông nghiệp hiện trạng sử dụng năm 2020 13.429,92 ha, đến năm 2030 là 18.542,41 ha, tăng 5.112,49 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020.
  • Đất chưa sử dụng hiện trạng sử dụng năm 2020 có 1.046,41 ha; đến năm 2030 là 704,29 ha giảm 342,12 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp đến năm 2030 là 2.919,91 ha.
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp đến năm 2030 là 641,14 ha.
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở đến năm 2030 là 52,48 ha.

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích

  • Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 8,49 ha.
  • Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp là 333,63 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đt thời kỳ 2021 – 2030 tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tng hợp Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Cẩm Phả.

Quy hoạch đô thị thành phố Cẩm Phả

Quy hoạch chi tiết phát triển đô thị thành phố Cẩm Phả được xác định quy hoạch thành 08 khu, gồm:

Khu số 1: Gồm các phường Quang Hanh và Cẩm Thạch, quy mô diện tích là 5.579 ha, dân số 48.330 người. Tính chất: Là khu đô thị hiện hữu, khu công nghiệp và cảng tổng hợp, khu du lịch sinh thái, du lịch suối khoáng nóng và trung tâm xử lý chất thải rắn cấp vùng phục vụ cho 03 địa phương (Cẩm Phả, Hạ Long và Hoành Bồ).

Khu số 2: Gồm các phường Cẩm Thủy, Cẩm Trung và Cẩm Thành, quy mô diện tích là 904 ha, dân số 42.500 người. Tính chất: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí, đô thị hiện hữu và độ thị mới.

Khu số 3: Gồm các phường Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông. Quy mô diện tích là 1346 ha, dân số là 45,210 người. Tính chất là Trung tâm hành chính sự nghiệp, khu đô thị mới, đô thị hiện hữu, dịch vụ thương  mại..

Khu số 4: Gồm phường Cẩm Sơn; Quy mô diện tích là 1.085 ha, dân số 35,280 người. Tính chất là khu đô thị mới, đô thị hiện hữu, khu phát triển công nghiệp ngành than, thể dụng thể thao ven biển.

Khu số 5: Gồm các phường Cẩm Tú, Cẩm Thịnh; Quy mô diện tích là 1.635 ha; dân số 33.430 người. Tính chất là khu công nghiệp tập trung, khu đô thị mới, khu đô thị hiện hữu, khai thác than, phát triển công nghiệp sạch, cảng biển…

Khu số 6: Gồm các phường Cửa Ông và Mông Dương; Quy mô diện tích là 12.545 ha; dân số 37.240 người. Tính chất là Khu công nghiệp tập trung, khu cảng biển, khu di lịch tâm linh cấp Quốc gia.

Khu số 7: Gồm xã Dương Huy; quy mô diện tích 4.677 ha; dân số 3.500 người. Tính chất là khu dân cư nông thông, khu cây xanh cách lý, khu công nghiệp khai thác than, công nghiệp phù trợ.

Khu số 8: Gồm xã Cẩm Hải và xã Cộng Hòa; quy mô diện tích là 6.552 ha; dân số 4.500 người. Tính chất là khu dân cư nông thông, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp.

Quy hoạch hạ tầng giao thông thành phố Cẩm Phả

Giao thông đường bộ:

  • Đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, đoạn Hạ Long – Vân Đồn
  • Quốc lộ 18A: Đoạn từ phường Quang Hanh đến Mông Dương
  • Đoạn phường Cẩm Phú – Cẩm Thịnh
  • Đoạn từ ngã ba đường tránh phường Cửa Ông đến Mông Dương
  • Đường chính đô thị: Cải tạo mở rộng bề rộng mặt đường đảm bảo giao thông đô thị. Cụ thể: rộng 26,5m; 34m; 47m; 28m; 39m; 31m. Chiều dài: 4,15Km, 1,49Km, 7Km, 14,1Km; 8,2Km.
  • Tuyến tỉnh lộ 326 và 329 đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.
  • Xây dựng 2 nút giao thông khác mức dạng hoa thị.
  • Cải tạo mở rộng và chuyển đổi các cảng theo quy hoạch ngành.
  • Các bến xe đầu mối tại khu vực trung tâm và phường Cửa Ông sẽ được tiến hành cải tạo mở rộng và hoàn thiện trong giai đoạn này.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị:

Tiến hành cải tạo mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường chính đô thị, đường liên khu vực, đường chính khu vực, các tuyến đường, khu vực và nội bộ, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác.

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Cẩm Phả
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Cẩm Phả

Giao thông đường sắt:

Đường sắt chuyên dùng: Dỡ bỏ tuyến đường sắt chuyên dùng vận chuyển than từ Tây Khe Sim, phường Quang Hanh đến Ga Cọc Sáu tạo quỹ đất phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các tuyển còn lại giữ nguyên phục vụ sản xuất ngành than.

Đường sắt công cộng: Tuyến đường sắt Quốc gia chạy song song với đường cao tốc, ga đường sắt bố trí tại vị trí kết nối giữa đường cao tốc với hầm tuynel dẫn vào trung tâm đô thị thuộc xã Dương Huy; xây dựng Đường sắt công cộng một ray từ Hạ Long đến Cửa Ông và đi Vân Đồn, tuyến đi song song phía Nam Quốc lộ 18A.

Giao thông đường thuỷ:

Hệ thống cảng theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 (phê duyệt tại Quyết định 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009), Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định 171/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011) và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh được duyệt.


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch tỉnh Lào Cai 2021-2030, tầm nhìn 2050
Bài tiếp theoHậu Giang lập quy hoạch chung đô thị Cây Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây