Trang chủ Đời sống Thanh Hóa Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Thọ...

Thanh Hóa Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Thọ Xuân đến năm 2030

123
0

Đề án phát triển du lịch huyện Thọ Xuân xác định hình thành 04 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo, gồm: Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái kết hợp du lịch nghỉ dưỡng núi, vùng đồi, hồ gắn với các khu, điểm du lịch; Du lịch nông nghiệp – làng nghề gắn với các khu vực, điểm tài nguyên và các loại hình du lịch khác.

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hằng năm vào ngày 22 tháng 8 Âm lịch tại quần thể khu di tích lịch sử Lam Kinh.
Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hằng năm vào ngày 22 tháng 8 Âm lịch tại quần thể khu di tích lịch sử Lam Kinh.

Ngày 29/9/2022 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3276/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Thọ Xuân đến năm 2030.


Huyện Thọ Xuân xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả kinh doanh và sức hấp dẫn cho du lịch Thọ Xuân; phát triển
mạnh du lịch văn hóa, tâm linh, gắn với du lịch sinh thái, du lịch làng nghề và du lịch trải nghiệm.

Hình thành hệ thống du lịch, đưa huyện Thọ Xuân trở thành trung tâm du lịch vùng trung du miền núi Thanh Hóa, gắn với lịch sử phát tích của hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê, nối với hệ thống du lịch của toàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo đề án, mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Thọ Xuân thông qua du lịch được cụ thể hóa theo từ giai đoạn cụ thể như sau:


Về khách du lịch:

  • Đến năm 2025: Đón khoảng 500.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đạt 15%/năm, trong đó có 10.000 lượt khách quốc tế và 491.000 lượt khách nội địa.
  • Đến năm 2030: Đón khoảng 850.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm, trong đó trên 37.000 lượt khách du lịch quốc tế và 813.000 lượt khách du lịch nội địa.

Về tổng thu từ du lịch:

  • Đến năm 2025: Tổng thu từ khách du lịch đạt 252.150 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm. Trong đó tổng thu từ khách du lịch nội địa là 244.900 triệu đồng, khách quốc tế đạt 7.250 triệu đồng.
  • Đến năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch đạt 651.200 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20%/năm. Trong đó tổng thu từ khách du lịch nội địa là 609.000 triệu đồng, khách quốc tế đạt 42.200 triệu đồng.

Về cơ sở lưu trú du lịch:


  • Đến năm 2025: Có 69 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 760 phòng.
  • Đến năm 2030: Có 93 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng hơn 1020 phòng.

Để đạt được mục tiêu đề ra, du lịch huyện Thọ Xuân tập trung phát triển hình thành 04 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo, gồm:

Du lịch văn hóa: Gắn liền với các di tích, lễ hội liên quan đến hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê như: Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Trò Xuân Phả, di tích Hành cung Vạn Lại…

Du lịch sinh thái kết hợp du lịch nghỉ dưỡng núi, vùng đồi, hồ gắn với các khu, điểm du lịch: Khu nghỉ dưỡng Resort Sao Mai An Giang (xã Thọ Lâm); Khu Công viên Sinh thái Tre luồng Thanh Tam, gồm khu đồi sinh thái và khu Hố Dăm (xã Xuân Phú, xã Thọ Xương, xã Xuân Bái)…


Du lịch nông nghiệp – làng nghề gắn với các khu vực, điểm tài nguyên: Khu du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao, giải trí trải nghiệm; Làng nghề bánh gai Tứ Trụ (xã Thọ Diên); Làng nghề nem chua Xuân Bái (xã Xuân Bái); Bưởi Luận Văn (xã Thọ Xương)…

Du lịch khác: Đô thị quá cảnh gắn với Cảng hàng không Thọ Xuân và các Khu dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng tại thị trấn Sao Vàng.

Ngoài ra, huyện cũng xác định cần hình thành thêm các sản phẩm bổ trợ như: Du lịch cộng đồng gắn với đồng bào dân tộc Mường (xã Xuân Phú); vui chơi giải trí và ẩm thực, thương mại dịch vụ tại khu vực thị trấn Sao Vàng, lan tỏa sang khu vực lân cận.

Các không gian phát triển du lịch trọng điểm được quy hoạch phân vùng cụ thể, bao gồm 4 không gian chính như sau:

Không gian trọng điểm 1 (thị trấn Lam Sơn; xã Xuân Trường; xã Xuân Thiên): Không gian văn hóa, lịch sử, kiến trúc triều đại Hậu Lê kết nối đô thị cổ.

Định hướng phát triển: Phát triển du lịch văn hóa lịch sử, kiến trúc gắn với triều đại Hậu Lê; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch văn hóa lễ hội; du lịch đô thị cổ, kiến trúc đô thị cổ.

Không gian trọng điểm 2 (thị trấn Sao Vàng; xã Thọ Lâm): Không gian du lịch đô thị quá cảnh hiện đại kết nối các khu du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ cao cấp.

Định hướng phát triển: Trở thành thành đô thị trung chuyển khách; dịch vụ du lịch đô thị gắn với Cảng hàng không Thọ Xuân; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.

Không gian trọng điểm 3 (xã Xuân Lập; xã Thọ Lập; xã Thuận Minh): Không gian văn hóa, lịch sử, kiến trúc triều đại Tiền Lê và thời vua Lê Trung Hưng, kết nối du lịch về nguồn và nghỉ dưỡng sinh thái.

Định hướng phát triển: Phát triển du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh kiến trúc cổ gắn với triều đại Tiền Lê và thời Lê Trung Hưng; du lịch lễ hội; du lịch về nguồn.

Không gian trọng điểm 4 (xã Xuân Phú; xã Thọ Xương; xã Xuân Bái; xã Thọ Diên): Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp, làng nghề truyền thống kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái.

Định hướng phát triển: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng vùng đồi; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch cộng đồng; du lịch trải
nghiệm làng nghề.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 7.759.543 triệu đồng, cụ thể:

  • Quy hoạch, phát triển hệ thống hạ tầng du lịch: 6.470.063 triệu đồng.
  • Phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch là 1.065.850 triệu đồng.
  • Phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phục vụ phát triển du lịch: 216.100 triệu đồng.
  • Tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch: 4.740 triệu đồng.
  • Xây dựng, tổ chức chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: 2.790 triệu đồng.

Nguồn kinh phí thực hiện: Giai đoạn 2022 – 2025: 11.547.686 triệu đồng, trong đó:

  • Ngân sách Trung ương : 240.000 triệu đồng.
  • Ngân sách tỉnh : 533.165 triệu đồng.
  • Ngân sách huyện, xã : 201.315 triệu đồng.
  • Xã hội hóa : 573.206 triệu đồng.

Giai đoạn 2026-2030 :6.046.607 triệu đồng.

UBND huyện Thọ Xuân xây dựng kế hoạch triển khai thực Đề án phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; chủ động tham mưu cho Huyện ủy, HĐND huyện ban hành các văn bản cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án nhằm phát triển du lịch.

Xem chi tiết Đề án phát triển du lịch huyện Thọ Xuân tại đây!


Rate this post
Bài trướcHoa Hậu Oanh Lê tố bị công an phường 6, quận 4 đánh chảy máu đầu tại trụ sở công an phường
Bài tiếp theoĐề xuất đầu tư hơn 17 nghìn tỷ làm cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc nối Đồng Nai và Lâm Đồng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây