Trang chủ Tin tức TOP: Những tiến sỹ trẻ và tài giỏi nhất Việt Nam

TOP: Những tiến sỹ trẻ và tài giỏi nhất Việt Nam

9701
0

Tiếp nối truyền thống hiếu học của dân tộc, những năm gần đây liên tiếp xuất hiện những tiến sỹ trẻ tuổi, họ là thế hệ tài giỏi nhất Việt Nam với những công trình nghiên cứu được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Tiến sĩ Lê Thanh Hà

Tiến sĩ Lê Thanh Hà, sinh năm 1990, quê Hải Dương là một trong hai gương trẻ tuổi nhất đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2023.


TS Lê Thanh Hà (Ảnh: Viện phát triển bền vững).
TS Lê Thanh Hà (Ảnh: Viện phát triển bền vững).

Ông Lê Thanh Hà, sinh năm 1990, quê ở xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Hiện là giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Ông Lê Thanh Hà nhận bằng đại học vào năm 2011 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đến năm 2015, ông Hà nhận bằng thạc sĩ ngành chính sách công và năm 2018 nhận bằng tiến sĩ ngành kinh tế quốc tế đều của Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản.

Các hướng nghiên cứu của TS Lê Thanh Hà gồm kinh tế học về các vấn đề năng lượng và môi trường; kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế; tính toán mức độ chuyển đổi số và đánh giá tác động mà chuyển đổi số gây ra; nghiên cứu về hệ thống tài chính tiền tệ và các chính sách vĩ mô.


Đến nay, TS Lê Thanh Hà đã công bố 65 bài báo khoa học, trong đó 55 bài trên tạp chí quốc tế uy tín; xuất bản 5 cuốn sách tại các nhà xuất bản uy tín (tác giả tham gia biên soạn một giáo trình môn học, tham gia biên soạn 2 sách hướng dẫn cho môn học, chủ biên 2 cuốn sách tham khảo cho môn học).

PGS.TS Đặng Hoàng Minh

PGS.TS Đặng Hoàng Minh, sinh ngày 25/8/1979 (44 tuổi), quê ở Triệu Phong, Quảng Trị là gương mặt nữ trẻ nhất đạt chuẩn chức danh giáo sư năm2023.

Bà Đặng Hoàng Minh được cấp bằng đại học ngành tâm lý học của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) vào năm 2001.


PGS.TS Đặng Hoàng Minh đang là Giám đốc Quỹ tài năng trẻ tâm lý - giáo dục, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam (Ảnh: Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam).
PGS.TS Đặng Hoàng Minh đang là Giám đốc Quỹ tài năng trẻ tâm lý – giáo dục, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam (Ảnh: Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam).

Đến năm 2002, bà Minh nhận bằng thạc sĩ và năm 2007 nhận bằng tiến sĩ ngành tâm lý học đều của Trường Đại học Toulouse II-Le Mirail, Pháp.

Từ tháng 1/2007 đến tháng 1/2009, bà Minh thực tập sau tiến sĩ tại Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ.

Năm 2012, bà Minh được công nhận chức danh Phó giáo sư.


Quá trình công tác, từ tháng 7/2006 đến nay, bà Đặng Hoàng Minh là giảng viên Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2017 là điều phối viên chương trình thạc sĩ và tiến sĩ tâm lý học lâm sàng, Trường Đại học Giáo dục.

PGS.TS Đặng Hoàng Minh đang là trưởng nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội về tâm lý học lâm sàng; chủ nhiệm bộ môn giáo dục và trị liệu, Khoa các khoa giáo dục, Trường Đại học Giáo dục; Viện trưởng Viện nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục, Trường Đại học Giáo dục.

Nữ giảng viên 44 tuổi cũng đang giữ vai trò Giám đốc Quỹ tài năng trẻ tâm lý – giáo dục, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam.

Quá trình nghiên cứu, đến nay, PGS.TS Đặng Hoàng Minh đã công bố 90 bài báo khoa học, trong đó 23 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín; xuất bản 18 cuốn sách, trong đó có 16 cuốn thuộc nhà xuất bản có uy tín.

Từ tháng 12/2009 đến tháng 10/2022 bà là Giám đốc Trung tâm thông tin Hướng nghiệp và Nghiên cứu, Ứng dụng tâm lý, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bà Đặng Hoàng Minh đã hoàn thành 10 đề tài nghiên cứu khoa học gồm chủ nhiệm 2 đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, 3 đề tài cấp nhà nước (chủ nhiệm 2 đề tài Nafosted, thư kí một đề tài cấp nhà nước); 5 đề tài quốc tế (đồng chủ nhiệm hoặc thư ký).

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hiệp

Ông Nguyễn Thanh Hiệp, sinh ngày 02 tháng 11 năm 1976. Quê quán: phường Bình An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Hiện cư trú tại: 4/38 khu phố 2, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Hiệp
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Hiệp

Quá trình công tác và chức vụ

– Từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 12 năm 2006: Giảng viên bộ môn Dịch tễ học lâm sàng, bác sĩ điều trị khoa Thận niệu – Bệnh viện Nhân dân 115, Phó Bí thư Chi đoàn viên chức.

– Từ tháng 01 năm 2007 đến nay:

  • Công tác tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch lần lượt giữ các chức vụ Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo (01/2007 – 01/2008);
  • Bí thư Chi đoàn viên chức;
  • Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học – Đối ngoại (02/2008 – 10/2011);
  • Phó Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế (11/2011 – 5/2018); Trưởng bộ môn Y học Gia đình (5/2013 – 02/2020);
  • Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế (02/2015 – 02/2020);
  • Trưởng bộ môn Y học Gia đình;
  • Trưởng phòng khám Bác sĩ Gia đình (6/2016 – 6/2018);
  • Trưởng phòng khám đa khoa (6/2018 – 4/2021);
  • Trưởng khoa Y tế công cộng (9/2017 – 4/2021);
  • Phó Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng phụ trách quản lý, điều hành (12/2015 đến nay);
  • Phó Chủ tịch Hội đồng Trường (3/2021 đến nay);
  • Bí thư Chi bộ Phòng khám đa khoa (6/2019 đến nay);
  • Phó Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (5/2020 đến nay);
  • Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố Hồ Chí Minh (9/2020 đến nay).

Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13 tháng 12 năm 2007. Hiện nay, là Đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021 – 2026)

Ngày 19/7, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã ký quyết định số 1560 /QĐ-UBND về việc công nhận ông Nguyễn Thanh Hiệp trở thành Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Giải thưởng:

  • Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú (năm 2020),
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2019),
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế (các năm 2016, 2018, 2019),
  • Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu lần thứ VIII (năm 2018).

Giáo sư Lê Anh Vinh – tiến sĩ Đại học Harvard

GS.TS Lê Anh Vinh sinh năm 1983, là cựu học sinh chuyên toán trường THPT chuyên Đại học Khoa học Tự nhiên, giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế năm 2001; tốt nghiệp thủ khoa Toán – Tin học tại Đại học New South Wales (Australia); lấy bằng tiến sĩ toán học tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ).

Tiến sĩ Đại học Harvard trở thành GS trẻ nhất năm 2020
Tiến sĩ Đại học Harvard trở thành GS trẻ nhất năm 2020

Ông Lê Anh Vinh từng được bổ nhiệm phó giáo sư năm 30 tuổi. Ông là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu thủ đô năm 2013 do Thành đoàn Hà Nội công bố.

Lê Anh Vinh công tác tại Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, được bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục, Hiệu trưởng trường THPT Khoa học Giáo dục. Năm 2017, ông Vinh được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và năm 2020 ông được giao phụ trách Viện.

Bộ GD-ĐT ngày 27-12 cho biết Hội đồng Giáo sư nhà nước (HĐGSNN) đã ký Quyết định số 66/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đối với 339 nhà giáo. Theo đó, năm 2020 có 39 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS) và 300 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư (PGS).

GS Lê Anh Vinh, phụ trách Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, tiến sĩ Đại học Harvard, trở thành GS trẻ nhất năm 2020.

Phó giáo sư Phạm Chiến Thắng

Phó giáo sư Phạm Chiến Thắng (sinh năm 1987) học sinh trường THCS Marie Curie (Hà Nội). Học khối chuyên Hóa, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội).

PGS trẻ nhất năm 2020 - Phạm Chiến Thắng
PGS trẻ nhất năm 2020 – Phạm Chiến Thắng

Tốt nghiệp bậc THPT, anh thi vào khoa Hóa học, hệ cử nhân tài năng của Đại học Khoa học Tự nhiên. Năm 2009, tốt nghiệp đại học, anh Thắng được trường giữ lại làm việc và nghiên cứu tại khoa Hóa học. Sau đó 3 năm, khi hoàn thành bậc thạc sĩ loại giỏi, anh tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại Đại học Freie (Đức).

Năm 2016, trở về nước với tấm bằng tiến sĩ, anh Thắng tiếp tục công việc giảng dạy, nghiên cứu tại khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên. Đến nay, vị phó giáo sư trẻ sở hữu 42 bài báo khoa học được công bố trong và ngoài nước, trong đó 16 đề tài, bài báo khoa học anh là tác giả chính.

Phó giáo sư, tiến sỹ Võ Hoàng Hưng

PGS Võ Hoàng Hưng được biết tới ngay từ nhỏ với khả năng học toán đặc biệt, học toán lớp 3 những có thể giải toán lớp 5. Khi học lớp 10, Hưng đạt huy chương vàng kỳ thi Olympic 30/4 dù trước ngày thi bị tai nạn gãy tay. Tiếp tục năm lớp 11, Hưng tham dự kỳ thi học sinh giỏi ĐBSCL – kỳ thi dành cho học sinh lớp 12 nhưng cậu học trò lớp 11 này vẫn được hạng nhất. Năm lớp 12 cậu học trò Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ) tiếp tục giành được giải 3 kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn toán.

PGS Võ Hoàng Hưng
PGS Võ Hoàng Hưng

Với giải toán quốc gia đạt được, Hưng đã đăng ký và được tuyển thẳng vào ngành toán-tin của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Cùng năm ấy, Hưng cũng đã dự thi đại học và trúng tuyến ngành xây dựng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.

Anh tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và được giữ lại công tác tại trường làm trợ giảng và tiếp tục hoàn thành chương trình thạc sĩ tài năng Việt-Pháp của ĐH Quốc gia TP.HCM chuyên ngành toán giải tích.

Năm 2011, thạc sĩ Võ Hoàng Hưng quyết định dừng công việc hiện tại để tập trung cho việc học cao hơn ở nước ngoài. Với hồ sơ có nhiều điểm vượt trội của mình, anh đã nhận được 3 học bổng cùng lúc để học lên tiến sĩ. Cuối cùng, anh chọn chương trình học bổng Marie Curie của ĐH Paris VI (Pháp) để theo học đúng chuyên ngành yêu thích của mình là toán giải tích và phương trình đạo hàm riêng. Với học bổng toàn phần này, anh được trả mức lương nghiên cứu sinh lên tới 2.500 euro/ tháng (tương đương trên 60 triệu đồng).

Tài sản nghiên cứu khoa học của PGS Hưng đến thời điểm này là 14 công bố được đăng trên tạp chí quốc tế. Đáng chú ý trong số này có trên 10 bài thuộc danh mục tạp chí ISI uy tín của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Minh Triết

TS Lê M​inh Triết, 33 tuổi, giảng viên Khoa Toán – Ứng dụng, Đại học Sài Gòn, trở thành Phó giáo sư sau 10 năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Anh Lê Minh Triết, ngụ TP HCM, là một trong bốn người sinh năm 1987 được công nhận Phó giáo sư năm 2020. Anh vừa đón sinh nhật 33 hồi giữa tháng 12, nhận quyết định bổ nhiệm Phó giáo sư tại trường Đại học Sài Gòn hôm 30/12/2020.

PGS Lê Minh Triết, người trẻ nhất được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 2020.
PGS Lê Minh Triết, người trẻ nhất được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 2020.

PGS Triết nghiên cứu chuyên ngành Toán giải tích, chuyên ngành hẹp là phương trình đạo hàm riêng, bài toán ngược.

Được biết, Lê Minh Triết là người đam mê môn toán từ nhỏ, với tài năng của mình anh không tham gia các lớp học thêm nào mà tự học ở nhà.

Giữ niềm say mê Toán, Lê Minh Triết thi vào ngành Toán, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM). Thành quả sau 4 năm là tấm bằng cử nhân loại giỏi, một bài báo khoa học được đăng tạp chí quốc tế, một bài đăng tạp chí trong nước.

Năm 2010, ít tháng sau khi tốt nghiệp, anh thi đậu nghiên cứu sinh Đại học Khoa học Tự nhiên và bắt đầu công tác tại Đại học Sài Gòn với vị trí giảng viên. Trong 5 năm học và làm luận án tiến sĩ, anh có thêm 4 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế, trong đó 2 bài đăng trên tạp chí Q1 (tạp chí chiếm vị trí cao nhất về chỉ số trích dẫn IF).

Tốt nghiệp tiến sĩ, anh được bổ nhiệm Trưởng bộ môn Toán giải tích rồi sau đó kiêm nhiệm Phó trưởng khoa Toán – Ứng dụng, Đại học Sài Gòn. Từ đó đến nay, TS Triết có thêm 9 bài báo trên tạp chí quốc tế, phần lớn anh là tác giả chính; biên soạn một số giáo trình và tham gia vào nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Ngày 6/11/2020, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 39 ứng viên giáo sư và 300 ứng viên phó giáo sư đạt đủ phiếu tín nhiệm.

Tiến sỹ Dương Tiến Anh

Dương Tiến Anh (sinh năm 1994) bắt đầu trở thành nghiên cứu sinh chuyên ngành Hóa dược của Trường ĐH Dược Hà Nội kể từ năm 2018. Bảo vệ tiến sĩ trước kỳ hạn 1 năm, Tiến Anh nói, đây là thuận lợi giúp bản thân có thêm nhiều thời gian để tiếp tục hướng nghiên cứu mà mình đang theo đuổi. Tiến Anh từng là cái tên “đình đám” trong các kỳ thi học sinh giỏi Hóa của tỉnh Thanh Hóa.

Dương Tiến Anh trong lễ bảo vệ luận án tiến sỹ
Dương Tiến Anh trong lễ bảo vệ luận án tiến sỹ

Đạt 28,2 điểm khối A trong kỳ thi đại học năm 2012, cậu học trò xứ Thanh nằm trong top 100 thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất cả nước và đỗ vào ngành Dược học của Trường ĐH Dược Hà Nội.

Dương Tiến Anh và các công sự đã cho đăng bài báo đầu tiên về các dẫn chất N-hydroxybenzamid, N-hydroxypropenamid có tác dụng kháng ung thư hướng ức chế enzym histon deacetylase.

Với kết quả tốt nghiệp loại giỏi cùng những thành tích nghiên cứu khoa học ở bậc đại học, Tiến Anh được trường xét tuyển thẳng làm nghiên cứu sinh mà không cần phải qua bậc cao học.

Trong suốt khoảng thời gian 3 năm học tiến sĩ, Tiến Anh đã làm dày thêm “gia tài” của mình với 14 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế uy tín (5 bài trên tạp chí Q1, 7 bài trên tạp chí Q2, 2 bài trên tạp chí Q3). Trong đó, có 4 bài mà Tiến Anh là tác giả chính và 4 bằng phát minh sáng chế được đăng ký tại Hàn Quốc.

Với năng suất nghiên cứu liên tục, Dương Tiến Anh đã rút ngắn thời gian làm tiến sĩ của mình sớm 1 năm trước kỳ hạn. Bảo vệ xuất sắc luận án tiến sỹ vào đầu tháng 11 vừa qua, Tiến Anh nhận vô số lời khen từ các giáo sư và bạn bè.

Theo T/H


4.6/5 - (14 bình chọn)
Bài trướcVì Sao Ông Lưu Bình Nhưỡng Bị Bắt Tạm Giam?
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây