Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch xây dựng vùng huyện Gò Công Tây đến 2030, tầm...

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Gò Công Tây đến 2030, tầm nhìn 2045

1332
0

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Gò Công Tây nhằm phát triển trở thành hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Tiền Giang, là huyện có nên nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ phát triển.

Ngày 19/10/2021, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 2728/QĐ-UBND về việc phê duyệt đô án quy hoạch xây dựng vùng huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đến 2030, định hướng đến 2045.


Theo quyết định, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch vùng huyện bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của huyện Gò Công Tây gồm thị trấn Vĩnh Bình và 12 xã: Đồng Sơn, Bình Phú, Đồng Thạnh, Thành Công, Bình Nhì, Yên Luông, Thạnh Trị, Thạnh Nhựt, Long Vĩnh, Bình Tân, Vĩnh Hựu, Long Bình. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 184,4 km2.

Ranh giới và vị trí huyện Gò Công Tây

Huyện Gò Công Tây có tổng diện tích tự nhiên là 184,4 km2. Trung tâm huyện cách thành phố Mỹ Tho 26 km về hướng Tây và thị xã Gò
Công 12,2 km về hướng Đông; cách các thị trấn: Tân Hòa 19,5 km, Chợ Gạo 14,6km, Tân Hiệp 37 km, Mỹ Phước 51 km, TX Cai Lậy 51Km, Cái Bè 71 Km, Ngoài ra, trung tâm huyện cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ vào khoảng 73 km (theo QL.50).

Vị trí huyện Gò Công Tây trong vùng đồng bằng Cửu Long
Vị trí huyện Gò Công Tây trong vùng đồng bằng Cửu Long

Định hướng quy hoạch phát triển không gian vùng

Quy hoạch phát triển không gian kinh tế, xã hội, thương mại – dịch vụ của huyện Gò Công Tây được phân thành 2 vùng. Cụ thể như sau:


Vùng I (vùng Bắc Quốc lộ 50): Gồm 5 xã: Đồng Sơn, Bình Phú, Đồng Thạnh, Thành Công, Bình Nhì. Tổng diện tích đất tự nhiên là 6.569ha. Định hướng phát triển cụ thể như sau:

  • Phát triển nông nghiệp: Giảm dần diện tích lúa, phát triển cây ăn trái như thanh long, phát triển rau màu như cây bắp, dưa hấu; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cặp theo sông Tra.
  • Về phát triển công thương nghiệp: Xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp Đồng Sơn tại xã Đồng Sơn, diện tích quy hoạch là 48 ha. Phát triển thương mại dịch vụ tại trung tâm các xã. Trung tâm chính của vùng là Đồng Sơn, sẽ phát triển thành đô thị Đồng Sơn, ngoài ra sẽ phát triển trung tâm các xã thành các trung tâm dân cư.

Vùng II (vùng Nam Quốc lộ 50): Gồm thị trấn Vĩnh Bình và 7 xã: Yên Luông, Thạnh Trị, Thạnh Nhựt, Long Vĩnh, Bình Tân, Vĩnh
Hựu, Long Bình. Tổng diện tích đất tự nhiên là 11.448,34 ha. Định hướng quy hoạch phát triển cụ thể như sau:

  • Về phát triển nông nghiệp: Ổn định diện tích lúa chất lượng cao, cây công nghiệp như: cây dừa- bưởi, rau màu và nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ cặp theo sông Cửa Tiểu. Chăn nuôi: Xác định vật nuôi là gia cầm, heo, bò và phát triển nuôi bò sữa.
  • Về phát triển công thương nghiệp: Xây dựng cụm công nghiệp Vàm Giồng (Vĩnh Hựu) tại xã Vĩnh Hựu, diện tích quy hoạch là 38 ha; cụm công nghiệp Long Bình tại xã Bình Tân, diện tích quy hoạch là 50 ha. Phát triển thương mại dịch vụ tại trung tâm các xã. Trung tâm chính của vùng là Thị trấn Vĩnh Bình, sẽ phát triển đô thị Long Bình thành trung tâm dân cư lớn của vùng II.
Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Gò Công Tây
Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – xã hội huyện Gò Công Tây

Quy hoạch định hướng phát triển đô thị huyện Gò Công Tây

Hiện nay, huyện Gò Công Tây có 01 đô thị loại V (thị trấn Vĩnh Bình), dự kiến nâng cấp lên đô thị loại IV trong giai đoạn 2026-2030. Lộ trình quy hoạch được xác định như sau:


  • Giai đoạn 2021- 2025 hình thành mới 02 đô thị loại V (đô thị Đồng Sơn, Long Bình).
  • Giai đoạn 2021-2025 hình thành các trung tâm dân cư: Vàm Giồng; Xóm Thủ; Thành Công, Thanh lợi.
  • Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn: Hình thái dân cư nông thôn huyện Gò Công Tây chủ yếu: là hình thái cụm – điểm dân cư tại trung tâm xã; hình thái tuyến dân cư phân bổ dọc đường giao thông lớn như đường tỉnh, huyện, các sống kênh rạch lớn; và dạng hình thái phân bố phân tán trong khu vực chuyên canh lúa, ở đan xen vườn cây ăn trái (gắn kết các hình thái dân cư nầy với mô hình du lịch cộng đồng).
Sơ đồ phân vùng kinh tế, thương mại, công nghiệp, dịch vụ
Sơ đồ phân vùng kinh tế, thương mại, công nghiệp, dịch vụ

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Gò Công Tây

Hệ thống phát triển công nghiệp được xác định cụ thể như sau:

  • Cụm công nghiệp Đông Sơn: Địa điểm đầu tư tại xã Đồng Sơn, với quy mô diện tích dự kiến 48 ha. Ngành nghề đầu tư: Cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, may công nghiệp.
  • Cụm công nghiệp Vĩnh Hựu: Địa điểm đầu tư tại xã Vĩnh Hựu, qui mô diện tích 38 ha. Ngành nghề đầu tư: Chế biến các sản phẩm từ dừa, lương thực, thực phẩm, cơ khí.
  • Cụm công nghiệp Long Bình: Địa điểm đầu tư tại xã Bình Tân, qui mô diện tích 50 ha. Ngành nghề đầu tư: Chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, may gia công, chế biến sơ dừa.
  • Quy hoạch và phát triển cơ sở sản xuất như xưởng may gia công ở TT Vĩnh Bình, Thanh Nhựt, Thạnh Trị và Long Bình, chế biến sơ dừa, đan lát theo các tuyến giao thông, Quốc lộ 50, đường tỉnh.
  • Quy hoạch khu gia công, chế biến hàng nông sản và dịch vụ kho vận tại ấp Ninh Đông, đô thị Đông Sơn (dọc theo phía Tây kênh Chợ Gạo).
  • Bố trí và phát triển các làng nghề sản xuất các sản phẩm mây tre, đan lục bình, chỉ xơ dừa, bó chổi, thủ công mỹ nghệ …
  • Dọc sông của Tiểu, với lợi thế tiếp cận tuyến giao thông dọc sông Tiền và sông lớn để xuất phát triển các khu bến bãi phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng và cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền tại xã Long Vĩnh, đô thị Long Bình.

Quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Gò Công Tây

Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thể hiện chiến lược khai thác sử dụng đất trên toàn Huyện trong thời gian dài, nó mang tính chất khái quát nhưng là cơ sở cho việc hoạch định cụ thể quá trình sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2030 của các địa phương trong huyện. Cụ thể:

Đất nông nghiệp: Dự kiến đến năm 2030 diện tích đất nông nghiệp của toàn Huyện có 14.179,65 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp có 13.729,21 Ha, đất nuôi trồng thuỷ sản có 250 ha.


Đất phi nông nghiệp: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, để nhanh chóng theo kịp tốc độ phát triển của tỉnh và khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam sẽ ưu tiên dành quỹ đất hợp lý cho việc phát triển các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình văn hoá, xã hội… Đến năm 2030 diện tích đất phi nông nghiệp toàn Huyện có khoảng 3.783,6 ha.

Đất chưa sử dụng: Với quan điểm khai thác triệt để đất chưa sử dụng để đưa vào các mục đích dân sinh kinh tế. Về cơ bản đất chưa sử dụng đến năm 2030 sẽ được sử dụng hết cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái và phát triển công nghiệp.

Sơ đồ định hướng sử dụng đất đến 2045
Sơ đồ định hướng sử dụng đất đến 2045

Tham khảo thêm Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Gò Công Tây. TẠI ĐÂY!

Quy hoạch định hướng phát triển hạ tầng giao thông

Hệ thống hạ tầng giao thông huyện Gò Công Tây được định hướng quy hoạch theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

Giao thông đường bộ: (Tỉnh lộ)

Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2025:

  • Quốc lộ 50: Duy tu bảo dưỡng tuyển đạt cấp III đồng bằng.
  • Xây dựng mới tuyến đường ven sông Tiền (Dường tỉnh 864 (đường dọc Sủng Tiên dự kiến)) qua địa bản huyền Giả Cống Tây.
  • Xây dựng mới tuyển ĐT.872B nối dài (nâng cấp tuyến đường N10 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng
  • Đường tỉnh 872: Nhập với Đuông huyện 18, tin tuyển dải 13,66k, nâng cấp Đuờng tỉnh 872 đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng. Đoạn Đường huyện 18 nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.
  • Đường tỉnh 873: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng
  • Đường tỉnh 877: Nâng cấp tin tuyển đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng
  • Đường tỉnh 877C: Xây dựng mới tuyển đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng
  • Đường tỉnh 872B: Giữ cấp III đồng bằng
  • Đường tỉnh 8 79D: Giữ cấp III đồng bằng – Xây dựng tuyên tránh thị trấn Vĩnh Bình đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng

Quy hoạch đến 2030: Nâng cấp các tuyến đường quy hoạch giai đoạn 2025, giữ cấp (I tuyển và duy tu, bảo dưỡng theo quy định.

Quy hoạch đến năm 2045: Nẵng cấp các tuyển dụng quy hoạch giai đoạn 2030 (6 tuyển) và giữ cấp các tuyển cản lại duy tu, bảo dưỡng theo quy định.

Sơ đồ định hướng quy hoạch giao thông đến 2045, huyện Gò Công Tây
Sơ đồ định hướng quy hoạch giao thông đến 2045, huyện Gò Công Tây

Đường huyện:

Giai đoạn 2021 – 2025: Quy hoạch hệ thống đường huyện: gồm 23 tuyến với tổng chiều dài 131,238 km (tuyến ĐH.18 nâng cấp thành đường ĐT,872 nối dài). Trong đó: nâng cấp 12 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 48,793 km; duy tụ giữ cấp 4 tuyến với tổng chiều dài 23,485 km, bằng cấp đông xã thành đương huyền 7 tuyến với tổng chiều dài 58,98 km.

Quy hoạch đến năm 2030:

  • Xây dựng, nâng cấp hệ thống đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp V, tỷ lệ rải mặt đạt 100%, hệ thống các câu trên tuyến cung cấp với đường.
  • Nâng cấp 3 tuyển đường sẽ thành đang huyện; ĐH.DK1, ĐH.DK2, ĐH.DK3, ĐH.DK4, ĐH.DK5, ĐH.DK6, ĐH.DK7 đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng.

Quy hoạch đến năm 2045:

  • Duy trì các cấp đường theo quy hoạch giai đoạn 2030 (23 tuyến)
  • Nâng cấp 3 tuyến đường xã thành đường huyện: ĐH.DK8, ĐH.DK9, ĐH DK 10 đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng.

Giao thông thủy:

  • Đường thủy do Trung ương quản lý: nạo vét sông Tra (tổng chiều dài 31,4 km). Đường thủy cấp địa phương quản lý nạo vét các tuyến huyện quản lý đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp 4. Tổng khối lượng nạo vét khoảng 37.000 m’.
  • Các tuyến đường thủy nội địa do cấp huyện quản lý duy trì ổn định luồng lạch, giữ nguyên cấp kỹ thuật như hiện trạng.

Hệ thống bến bãi – Bến, bãi đỗ xe đường bộ kết hợp các loại hình dịch vụ.

Quy hoạch đến năm 2025:

  • Bến xe khách kết hợp các loại hình dịch vụ: quy hoạch tại xã Bình Nhì, đạt tiêu chuẩn loại 4, diện tích 0,3ha.
  • Bãi đỗ xe kết hợp các loại hình dịch vụ: xây dựng tại xã Đồng Thạnh, xã Bình Tân gân Cụm công nghiệp Long Bình (quy hoạch).

Định hướng đến năm 2030: duy trì bến xe khách huyện Gò Công Tây và các bãi đỗ xe công cộng hiện có, kết hợp các loại hình dịch vụ, áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý, khai thác bến, bãi đỗ xe để đạt hiệu quả hơn.

Định hướng đến năm 2045: duy trì quy mô và vị trí theo định hướng giai đoạn đến năm 2030, Chỉ xây dựng mới hoặc nâng cấp theo yêu cầu phát triển của tỉnh, huyện.

Xem chi tiết quyết định số 2728/QĐ-UBND, Tại đây!

Xem thuyết minh quy hoạch huyện Gò Công Tây, Tại đây!


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến 2030
Bài tiếp theoQuy hoạch chung đô thị Dinh Mười và vùng phụ cận, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây