Trang chủ Doanh nghiệp “hệ sinh thái” của Shark Thủy khiến nhiều nhà đầu tư mất...

“hệ sinh thái” của Shark Thủy khiến nhiều nhà đầu tư mất nhà, uống thuốc ngủ suýt chết

296
0

Mặc dù các công ty liên quan “hệ sinh thái” của Shark Thủy có dấu hiệu liên tục huy động vốn nhưng vẫn có doanh nghiệp nợ thuế “đầm đìa”, buộc phải cưỡng chế.

Tình cảnh bi đát của người đàn bà thế chấp nhà đầu tư theo Shark Thuỷ

Bà Phùng Thị Hưởng, 57 tuổi, cùng người nhà nghe lời quảng cáo hùn vốn đưa cho Shark Thủy với kỳ vọng lãi suất khoảng 15%/năm. Với tính toán giản đơn của người lao động chân tay, bà thế chấp nhà cửa vào ngân hàng GP để vay vốn với lãi suất dưới 10%/năm, sau đó đưa cho Shark Thủy để ăn chênh lệch khoảng 5%/năm. Tổng tiền bà Hưởng và người nhà hùn cho Shark Thủy khoảng 5 tỷ, nhưng tới kỳ cả năm không nhận được một đồng lãi, gốc càng không.


Shark Thủy có thể hứa với bà Hưởng, nhưng bà Hưởng không thể hứa với ngân hàng, nên đến lúc ngân hàng đòi nợ, bà đành vay lãi ngày lấy tiền trả lãi ngân hàng. Lãi mẹ đẻ lãi con, bà không còn cách nào phải bán rao bán nhà trả nợ. Thị trường bất động sản trầm lắng rao mãi chưa bán được.

Trung tuần tháng 10/2022, bà Hưởng mất ngủ triền miên, túng quẫn, nên làm “một vốc” thuốc ngủ phải cấp cứu, huyết áp gần 193, suýt không qua khỏi. Nhờ người quen là các nhà báo tác động mãi, bà mới được trả một ít tiền. Shark Thủy “vét” mãi mới được 500 triệu đồng trả bà Hưởng, làm 3-4 mã và hứa, mỗi 10 ngày sẽ trả 500 triệu, đồng thời làm việc với ngân hàng để bà Hưởng không bị xiết nợ; cam kết nếu bà Hưởng bị xiết nợ sẽ đền cho căn khác.

Nhưng đến hẹn lại hứa, 7-10 ngày sau, rồi cố 100 triệu để ngân hàng khỏi xiết nợ cũng không nổi. Vừa xong, bà Hưởng nhận được thông báo của Ngân hàng nếu không trả nợ sẽ khởi kiện ra tòa. Nhà rao mãi chưa bán được, Shark Thủy thì còn cái xác, ngày hàng trăm người ép trả nợ, đơn từ gửi khắp nơi.


Bà Hưởng phải nhập viện cấp cứu
Bà Hưởng phải nhập viện cấp cứu

Hệ sinh thái liên tục huy động vốn

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục đào tạo Egroup (Tập đoàn Egroup, tầng 2, tòa nhà 25T1 Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) của ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) có hàng trăm trung tâm Tiếng Anh Apax English – Apax Leaders, hàng chục trường mầm non STEAMe GARTEN, 11 Viện trị liệu thẩm mỹ Yakson Beauty; 50 cửa hàng Soya Garden trên toàn quốc và 12 trung tâm CMS (chương trình giáo dục sớm cho trẻ thời 4.0) và 1 trung tâm trải nghiệm STEM chuẩn quốc tế.

Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (HOSE: IBC) đang kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, đang sở hữu các chuỗi “thương hiệu” trung tâm dạy tiếng Anh như Apax Holdings, Apax Leaders. Hiện nay, IBC đang có 3 công ty con là Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (Apax English), Công ty cổ phần Phát triển giáo dục Igarden và Công ty cổ phần Trường liên cấp Firbank Australia, cùng 3 công ty liên kết là Công ty cổ phần Tập đoàn hạ tầng giáo dục, Công ty cổ phần Giáo dục tư duy và Sáng tạo CMS, Công ty cổ phần Hạ tầng Trường liên cấp STEAME.

Theo tìm hiểu, Shark Thủy là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc với tỷ suất chiếm hữu 35% vốn điều lệ Egroup. Đồng thời Shark Thủy còn nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị tại các công ty như Công ty cổ phần Đầu tư và phân phối Egame (Công ty Egame), Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings, Công ty cổ phần Apax English.


Theo tìm hiểu, thời gian gần đây, hệ sinh thái liên quan Shark Thủy liên tục “dính” tai tiếng khi bị các nhà đầu tư tố “bất tín”. Cụ thể như giáo viên tố nợ lương, phụ huynh đòi tiền, nhà đầu tư “sống dở chết dở” vì không được thanh toán tiền lãi và gốc đúng hẹn. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư bị ép tái ký thì mới được trả lãi.

Theo giới thiệu, hệ thống Apax Leaders của Công ty cổ phần Anh ngữ Apax có hơn 120 trung tâm trên toàn quốc với thương hiệu Apax Leaders, trải rộng tại hơn 30 tỉnh thành với khoảng hơn 120.000 học viên đang theo học. Tính đến cuối tháng 6/2022, Apax Holdings đang sở hữu 66,36% cổ phần Apax English. Tuy nhiên, thời gian gần đây, báo chí đã liên tục phản ánh về việc hàng loạt trung tâm Anh ngữ Apax Leaders bị giáo viên tố nợ lương và phụ huynh đòi tiền.

Hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup
Hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup

Theo tìm hiểu, Công ty Egame đang bán cổ phần của công ty mẹ là Egroup cho nhiều nhà đầu tư. Đây là hình thức kêu gọi đầu tư có dấu hiệu huy động vốn, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho khách hàng. Thực tế, đã có nhiều người ký hợp đồng đang khổ sở vì chưa thể nào lấy lại được tiền.


Theo tìm hiểu, Việc mua cổ phần Egroup thông qua Công ty cổ phần Đầu tư và Phân phối Egame (Egame) do ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Theo hồ sơ phóng viên có được, các nhà đầu tư sẽ ký “Hợp đồng thỏa thuận hợp tác chiến lược” với Công ty Egame để sở hữu số lượng cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup. Theo đó, khách hàng sẽ phải nắm giữ cổ phần đến thời hạn quy định để được tặng thêm số cổ phần nhất định. Ví dụ, khách hàng đang nắm giữ 55.695 cổ phần (tương đương 2.116.402.000 đồng) thì sau 01 năm sẽ nhận được 1.492 cổ phần.

Tuy nhiên, khi đến thời hạn, công ty vẫn không trả tiền cho khách hàng, thay vào đó là ký tiếp hợp đồng mới với “điệp khúc” tặng thêm một số lượng cổ phần nhất định cho khách hàng.

Theo tìm hiểu, đã nhiều trường hợp ký hợp đồng với Egame đang “sống dở, chết dở” vì khi đến hạn nhưng không thể rút được tiền. Bi đát hơn, có trường hợp đem sổ đỏ thế chấp ngân hàng để đầu tư mua cổ phần Egroup, trong khi lợi nhuận không thấy đâu nhưng vẫn phải “còng lưng” trả lãi ngân hàng. Được biết, có khách hàng uất ức đến mức phải nhập viện sau khi đầu tư vào Egroup.

Egame có dấu hiệu huy động vốn qua "Hợp đồng thỏa thuận hợp tác chiến lược"
Egame có dấu hiệu huy động vốn qua “Hợp đồng thỏa thuận hợp tác chiến lược”

Điều đáng nói, trong những hợp đồng trên có các điều khoản bất thường như: nhà đầu tư buộc phải ủy quyền cho Egame tham dự và phát biểu trong các kỳ đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền (mỗi cổ phần có một phiếu biểu quyết); Đồng thời, ủy quyền cho Egroup thực hiện các quyền và nghĩa vụ cổ đông khác theo quy định tại điều lệ của Egroup và pháp luật có liên quan; Hay Egroup được thay mặt nhận và hưởng cổ tức phát sinh từ cổ phần trên với mức theo quyết định của đại hội đồng cổ đông Egroup.

Dư luận cho rằng, với những điều khoản “cài cắm” này nhà đầu tư bỏ tiền để mua cổ phần tại Egroup nhưng không có quyền trọn vẹn với cổ phần mình nắm giữ mà quyền thực sự lại thuộc về Egame của Shark Thủy.

Trong khi đó, các rủi ro nghiêng về phía nhà đầu tư. Nếu hết chu kỳ, Egame không mua lại cổ phần trên như thỏa thuận thì khách hàng rất khó để đòi quyền lợi. Trong trường hợp Egroup tuyên bố phá sản, hoặc giá trị cổ phần về đúng giá trị thực thì khách hàng có thể mất trắng số tiền đã đầu tư?

Theo tìm hiểu, hiện tại rất nhiều người tới chu kỳ muốn chuyển nhượng lại cổ phần cho Egame để rút tiền, nhưng Egame không mua lại. Nếu tố ra công an thì công an sẽ hướng dẫn ra tòa vì đây là giao dịch dân sự.

Khách hàng tố cáo Công ty Egame ra cơ quan công an thì được công an hướng dẫn gửi đơn đến Tòa án nhân dân vì đây là giao dịch dân sự
Khách hàng tố cáo Công ty Egame ra cơ quan công an thì được công an hướng dẫn gửi đơn đến Tòa án nhân dân vì đây là giao dịch dân sự

Bên cạnh chiêu thức bán cổ phần, các nhà đầu tư cũng từng “dậy sóng” khi Egroup đã tung ra một chiêu gọi vốn mới là sử dụng pháp nhân khác để phát hành trái phiếu lãi suất cao, kèm tặng vàng để “dụ dỗ” nhà đầu tư “xuống tiền”.

Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục là đơn vị thành viên trong hệ thống của Apax Holdings
Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục là đơn vị thành viên trong hệ thống của Apax Holdings

Cụ thể, Tập đoàn Phát triển Hạ tầng Giáo dục Việt Nam (đơn vị thành viên của Apax Holdings) đã thông báo phát hành trái phiếu mệnh giá 1.000.000đ/trái phiếu với tổng số vốn huy động lên tới 630 tỷ đồng, kỳ hạn trái phiếu là 5 năm. Trái phiếu do tập đoàn này phát hành là loại trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ. Lãi suất cố định 12%/năm cho 6 kỳ tính lãi đầu tiên và lãi suất cố định 12,9%/năm cho các kỳ tính lãi tiếp theo.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá việc quảng cáo và việc phát hành trái phiếu kiểu “bán bia kèm lạc” ẩn chứa đầy rủi ro.

Chiêu trò kêu gọi huy động vốn của Apax Holdings
Chiêu trò kêu gọi huy động vốn của Apax Holdings

Theo tìm hiểu, tập đoàn này đã chào bán thành công lô trái phiếu trị giá hơn 1.340 tỷ đồng. Cụ thể, lô trái phiếu có mã EIGCH2227002 kỳ hạn 5 năm, trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước. Khối lượng phát hành là 1.340.895 trái phiếu có giá 1.000.000 đồng/trái phiếu. Lô trái phiếu này được chào bán vào ngày 4/4/2022 và hoàn tất ngày 29/6/2022. Cập nhật đến tháng 7/2022, tổng khối lượng trái phiếu của doanh nghiệp này đã phát hành từ đầu năm đã lên gần 2.000 tỷ đồng.

Tập đoàn Egroup huy động thêm 2.000 tỷ chỉ trong nửa đầu 2022
Tập đoàn Egroup huy động thêm 2.000 tỷ chỉ trong nửa đầu 2022

Về vấn đề mua lại và hoán đổi, tập đoàn này đã tổ chức phát hành có quyền mua lại trái phiếu trước hạn tại thời điểm trong 24 tháng kể từ ngày phát hành với giá mua lại tương ứng với lãi suất nhà đầu tư nhận được trong thời gian nắm giữ trái phiếu như sau: Từ đủ 24 tháng đến dưới 36 tháng, giá mua lại tương ứng với lãi suất nhà đầu tư nhận được trong thời gian nắm giữ trái phiếu là 12%/năm; từ đủ 36 tháng đến dưới 48 tháng là 12,5%/năm; từ đủ 48 tháng đến dưới 60 tháng là 13%/năm.

Apax Holdings bị cưỡng chế thuế

Mặc dù hệ sinh thái liên quan đến Shark Thủy liên tục huy động vốn nhưng một trong những công ty được coi là hoạt động hiệu quả nhất lại đang nợ thuế và buộc phải bị cưỡng chế.

Cụ thể, ngày 23/11, Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (mã chứng khoán: IBC) công bố về việc nhận được quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp phong toả tài khoản công ty của Cục Thuế TP. Hà Nội.

Theo đó, ngày 16/11, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra 17 quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp này tại 9 ngân hàng VPBank, MB, BIDV, Vietcombank, TPB, SHB, NCB, SeABank, Vietinbank và các chi nhánh.

Apax Holdings công bố về việc nhận được quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp phong toả tài khoản của Cục Thuế Hà Nội
Apax Holdings công bố về việc nhận được quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp phong toả tài khoản của Cục Thuế Hà Nội

Tổng số tiền mà Apax Holdings bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế là hơn 5,6 tỷ đồng. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân là hơn 1,6 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp là gần 3,4 tỷ đồng; tiền chậm nộp các loại thuế là gần 559 triệu đồng.

Nguyên nhân khiến Apax Holdings bị cưỡng chế thuế là do người nộp thuế có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.

Apax Holding có vốn chủ sở hữu là hơn 1.600 tỷ đồng nhưng nợ phải trả hơn 3.122 tỷ đồng
Apax Holding có vốn chủ sở hữu là hơn 1.600 tỷ đồng nhưng nợ phải trả hơn 3.122 tỷ đồng

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho chu kỳ kế toán từ 1/1-30/6/2022, Apax Holding có vốn chủ sở hữu là hơn 1.600 tỷ đồng nhưng nợ phải trả hơn 3.122 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ.

Cập nhật tình hình kinh doanh, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022, Apax Holdings ghi nhận doanh thu đạt gần 374 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2,6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu hợp nhất của Apax Holdings đạt gần 1.043 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt gần 23,7 tỷ đồng. Tới cuối quý III/2022, Apax Holdings ghi nhận nợ phải trả là 3.190 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 23/11, thị giá IBC giảm sàn về mức 13.450 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm sàn thứ 5 của mã cổ phiếu này trong hai tuần gần nhất. Như vậy, cổ phiếu IBC đã mất hơn 30% giá trị so với đầu năm.

Theo link gốc bài viết


Rate this post
Bài trướcSoi kèo, tỷ lệ cược trận Argetina vs Mexico 02h bảng C ngày 27/11 – World Cup 2022
Bài tiếp theoVinFast xuất khẩu 999 ôtô điện đầu tiên đi Mỹ – Dân mạng Trung Quốc và Đông Nam Á phát cuồng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây