Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Thủ Đức (TP.HCM) đến 04/2024

2052
0

Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất thành phố Thủ Đức (TP. Thủ Đức) đến 2030, bao gồm: xây dựng, giao thông, đô thị, công nghiệp và các công trình dự án trên địa bàn. Cập nhật đến 27/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Thành phố Thủ Đức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập vào cuối năm 2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Ngày 1 tháng 1 năm 2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực, Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1K. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bàn thành phố cũng đang trong quá trình hoàn thiện.

Hiện nay, thành phố Thủ Đức đang được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng thành một đô thị sáng tạo tương tác cao.


Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai
  • Phía tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn
  • Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn)
  • Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương.

Thành phố có diện tích 211,56 km², dân số năm 2019 là 1.013.795 người, mật độ dân số đạt 4.792 người/km².

Quy hoạch Thành phố Thủ Đức , bao gồm: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Thủ Đức

Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM vừa phối hợp UBND TP. Thủ Đức tổ chức hội thảo góp ý đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức đến năm 2040.

Theo ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM lưu ý TP.HCM gần sân bay Long Thành, có cảng biển lớn, các trường đại học lớn, có Khu công nghệ cao… Đồ án quy hoạch chung phải kế thừa tất cả những gì đã và đang xây dựng và phát triển sâu hơn để TP. Thủ Đức trong tương lai có hạ tầng đồng bộ.

“Quy hoạch phải tạo ra giá trị, chất lượng để mỗi người dân cảm thấy có lợi ích, doanh nghiệp thấy được cơ hội chứ không phải chỉ đẹp cho chính quyền. Do đó, quy hoạch cũng cần nêu ra các cơ chế, chính sách để thực hiện và khai thác có hiệu quả những gì được quy hoạch và phê duyệt”, ông Hoan nhấn mạnh.


Quy hoạch TP. Thủ Đức cũng hướng đến đô thị đa tâm để tạo cơ hội khác nhau cho người dân. Do đó, ngoài trung tâm Thủ Thiêm còn có 2 khu vực khác là Trường Thọ và Long Phước…

Ngoài ra, hệ thống giao thông cũng là điểm quan ngại và cần hoàn thiện mạng đường để mở cơ hội đầu tư, gia tăng kết nối vùng cũng như phát triển giao thông công cộng khối lượng lớn kết nối các trọng điểm phát triển và liên vùng, mục tiêu đáp ứng 40%-60% vào năm 2040.

Báo cáo quy hoạch TP. Thủ Đức, TP.HCM: Giao thông công cộng khối lượng lớn và kết nối liên vùng được chú trọng. - Nguồn: UBND TP Thủ Đức.
Báo cáo quy hoạch TP. Thủ Đức, TP.HCM: Giao thông công cộng khối lượng lớn và kết nối liên vùng được chú trọng. – Nguồn: UBND TP Thủ Đức.

Về quy hoạch chung thành phố Thủ Đức:

Ngày 16/9/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1538/QĐ-CP “Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung của TP. Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040”.

Theo đó, một số định hướng cụ thể phát triển thành phố mới, gồm: Quy mô dân số đến năm 2030 có 1,5 triệu dân, đến sau 2040 có 3 triệu dân; Quy mô đất đai để phát triển đô thị: đến năm 2030 ,sử dụng 18.830ha và đến 2040, sử dụng 19.994ha/21.156ha diện tích đất của toàn thành phố; Tính chất đô thị vùng TP.HCM.

Theo định hướng của TP.HCM, TP. Thủ Đức sẽ phát triển theo hướng đô thị thông minh, sáng tạo với 8 khu trung tâm.

Cụ thể: Trung tâm tài chính gắn với khu đô thị mới Thủ Thiêm; Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Trung tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao; Trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ; Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Việt Nam; Trung tâm công nghệ sinh thái khu vực Tam Đa và đại học Long Phước; Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ và cảng container Cát Lái; Khu đô thị cảng Trường Thọ.

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Theo quy hoạch thành phố phía Đông mới nhất thì thành phố Thủ Đức:

  • đô thị loại I trực thuộc Tp. HCM, phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao; 
  • Là trung tâm phía Đông của Tp. HCM về kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục;
  • Là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ và hợp tác phát triển;
  • Tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, tài chính – thương mại – dịch vụ;
  • Là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số;
  • Là đầu mối kết nối khu trung tâm hiện hữu Tp. HCM với cảng hàng không quốc tế Long Thành cùng các khu đô thị, khu chức năng trọng điểm phía Đông;
  • Từng bước nâng cao chất lượng các khu vực chức năng hiện hữu như khu đô thị mới Thủ Thiêm, Đại học quốc gia Tp. HCM, khu công nghệ cao, cảng Cát Lái,…;
  • Hình thành các trung tâm là động lực phát triển mới của đô thị để đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ, tài chính – thương mại – dịch vụ.

Theo đồ án quy hoạch thành phố Thủ Đức, phường Trường Thọ được định hướng là trung tâm của thành phố Thủ Đức bởi vì vị trí của phường phù hợp để phát triển cả 3 loại hình giao thông gồm đường thủy, đường bộ và metro. Theo quy hoạch, phường Trường Thọ sẽ được xây dựng thành một khu đô thị mới nằm dọc theo tuyến đường Xa lộ Hà Nội và metro Bến Thành – Suối Tiên.

Ngoài phường Trường Thọ là trung tâm đô thị thì để tạo điểm nhấn cho Tp. Thủ Đức, Chủ tịch UBND Tp. HCM cho biết sẽ có thêm 7 khu đô thị gắn trong quy hoạch chung của thành phố, bao gồm:

  • Trung tâm tài chính Thủ Thiêm
  • Khu công nghệ cao
  • Khu đô thị đại học
  • Khu đô thị logistic
  • Khu đô thị sáng tạo
  • Khu đô thị Rạch Chiếc
  • Khu đô thị nông nghiệp công nghệ cao

Về quy hoạch giao thông:

Theo quy hoạch, giao thông thành phố Thủ Đức tiếp tục được hoàn thiện hệ thống giao thông và hạ tầng thông tin truyền thông để gia tăng tính kết nối, tương tác giữa các khu vực chức năng và trung tâm mới, từ đó hình thành mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.

Đồng thời, phát triển đô thị tích hợp kết hợp với hệ thống giao thông công cộng, giao thông khác cao độ, kể cả giao thông ngầm công cộng và không gian đô thị ngầm xung quanh.

Cụ thể, các công trình hạ tầng lớn tại phía Đông sẽ tiếp tục được đầu tư như:

  • Cao tốc Tp. HCM – Long Thành – Dầu Giây (đoạn 4km đầu)
  • Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)
  • Bến xe miền Đông mới
  • Đại lộ Phạm Văn Đồng
  • Hầm chui Mỹ Thủy
  • Hầm Thủ Thiêm
  • Cầu Thủ Thiêm 2
  • Cầu Thủ Thiêm 3
  • Cầu Thủ Thiêm 4
Bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức
Bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

Ngày 11/10/2022 UBND thành phố Hồ CHí Minh ban hành Quyết định số 3422/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, thành phố Thủ Đức.

Theo quyết định, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Thủ Đức được xác định với tổng diện tích đất tự nhiên 21.156,9 ha, bao gồm các loại đất như sau: Đất nông nghiệp: 3.537,72 ha; Đất phi nông nghiệp: 17.619,24 ha.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2022 của thành phố Thủ Đức được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố.

Về kế hoạch sử dụng đất 2023

Ngày 19/6/2023 UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định về việc Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thành phố Thủ Đức.

Theo báo cáo của UBND TP Thủ Đức, năm 2022, kế hoạch sử dụng đất của TP Thủ Đức đã được UBND TPHCM phê duyệt gồm 265 công trình, dự án, với tổng diện tích là 2.014,01ha; hộ gia đình, cá nhân đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất 359,32ha.

Qua tổng hợp, rà soát nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị đăng ký mới trong năm 2023, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của TP Thủ Đức có 277 công trình, dự án đăng ký thực hiện (trong đó, có 110 dự án phải thu hồi đất và 167 dự án thực hiện giao, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và bán đấu giá quyền sử dụng đất); nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trong kế hoạch sử dụng đất năm 2023 là 478,61ha.

Vị trí và diện tích các loại đất được phân bổ đưa vào sử dụng trong năm 2023 của thành phố Thủ Đức được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023; Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Thủ Đức.

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của TP Thủ Đức
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của TP Thủ Đức

Tài liệu kèm theo:

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Thủ Đức (Hồ Chí Minh) năm 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Đồng Văn (Hà Giang) đến 04/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây