Trang chủ Bất động sản Quy hoạch thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Quy hoạch thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

212
0

Thông tin và bản đồ quy hoạch thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn định hướng phát triển đến năm 2050.

Thành phố Hà Giang là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang.


I. Quy mô lập quy hoạch thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, nằm ở cực bắc Việt Nam, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng
  • Phía tây giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai
  • Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang
  • Phía bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.

Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách biên giới Việt Nam – Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 320 km.

Vị trí địa lý thành phố Hà Giang:


Thành phố Hà Giang có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Minh Khai, Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trần Phú và 3 xã: Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện.

II. Thông tin và bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang

Định hướng quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Giang được dựa trên tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên, lợi thế của từng tiểu vùng và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2030, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể:

1. Tiểu vùng thấp – vùng động lực của tỉnh


Vùng động lực gắn phát triển công nghiệp với phát triển lương thực. Tiểu vùng này bao gồm thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên chiếm 53% diện tích của tỉnh và 48% dân số.

Định hướng phát triển: Thương mại, dịch vụ, phát triển công nghiệp, kinh tế cửa khẩu (khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy).

  • Phát triển chăn nuôi trâu, lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
  • Phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, điện tử, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ.
  • Phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển nguyên liệu giấy và công nghiệp sản xuất giấy.
Bản đồ quy hoạch hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Giang
Bản đồ quy hoạch hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Giang

2. Tiểu vùng núi đất phía Tây


Tiểu vùng gồm 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần và một số xã thuộc huyện Vị Xuyên, Quang Bình và Bắc Quang. Tiểu vùng này chiếm 17,5% diện tích và 16% dân số của toàn tỉnh.

Định hướng phát triển:

  • Phát triển rừng nguyên liệu, cây công nghiệp như chè, đậu tương gắn với công nghiệp chế biến để có sản phẩm hàng hoá. Chăn nuôi gia súc: Lợn, trâu, dê.
  • Phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch.
Bản đồ quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất tỉnh Hà Giang
Bản đồ quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất tỉnh Hà Giang

III. Thông tin và bản đồ quy hoạch thành phố Hà Giang

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Giang
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Giang

Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Hà Giang:

  • Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Giang – tỉnh Hà Giang, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và sử dụng đất có hiệu quả.
  • Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai để có kế hoạch, phương án đầu tư sử dụng hợp lý các loại đất theo các giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội.
  • Cân đối hợp lý quỹ đất đáp ứng nhu cầu của các dự án, đề án phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng theo yêu cầu mới nhằm sử dụng đất có hiệu quả, bền vững, tiết kiệm.
Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố Hà Giang
Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố Hà Giang

Theo phương án quy hoạch thành phố Hà Giang về sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030, diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Giang được phân bổ như sau:

Bản đồ phát triển hệ thống giao thông TP Hà Giang

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Hà Giang
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Hà Giang

 


Rate this post
Bài trướcThông tin quy hoạch TP Cao Lãnh và TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Bài tiếp theo4 đối tượng người Việt Nam bị Facebook khởi kiện vì gây thiệt hại 36 triệu USD

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây