Trang chủ Công nghiệp Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, thương mại, tỉnh Hưng Yên...

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, thương mại, tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn 2050

287
0

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, thương mại tỉnh Hưng Yên với 7 lĩnh vực công nghiệp và xác định phân bố không gian ngành thương mại.

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, Khu công nghiệp

Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp Hưng Yên, giai đoạn 2021- 2030 tỉnh tập trung vào một số ngành công nghiệp, bao gồm:


  • Công nghiệp gắn với công nghệ số (Sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học, công nghiệp phần mềm, công nghiệp tự động hóa, công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng đô thị thông minh, kinh tế số…).
  • Công nghiệp hỗ trợ;
  • Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao;
  • Sản xuất các thiết bị y tế, dược phẩm;
  • Sản xuất thiết bị điện;
  • Công nghiệp sản xuất cơ khí – chế tạo;
  • Sản xuất, lắp ráp ô tô, phương tiện vận tải.

Phương hướng phát triển các ngành lĩnh vực công nghiệp chủ lực

1- Công nghiệp gắn với công nghệ số:

  • Thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện tử chuyên dùng; máy tính và thiết bị ngoại vị, thiết bị văn phòng; thiết bị viễn thông; thiết bị quang học; thiết kế mạch in, chíp điện tử, bo mạch điều khiển và lĩnh vực phần mềm.
  • Tiếp tục kêu gọi các dự án sản xuất linh phụ kiện và thiết bị điện tử cao cấp, phục vụ cho ngành vận tải đường thuỷ, đường bộ, đường không; các thiết bị điện, điện tử trong ngành khai thác dầu khí; hàng điện tử dân dụng…
  • Định hướng đến năm 2050, tập trung thu hút các dự án phát triển các sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, thân thiện với môi trường.

2- Công nghiệp hỗ trợ:

  • Xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những ngành quan trọng, ưu tiên phát triển, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông kết nối cung cầu, nâng c o năng lực cạnh tranh ngành CNHT của tỉnh.
  • Ưu tiên thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực CNHT quan trọng như: cơ khí chế tạo có độ chính xác cao; công nghiệp dệt may; sản xuất linh kiện điện, điện tử; sản xuất lắp ráp ô tô; công nghiệp công nghệ cao.

3- Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao:

  • Đẩy mạnh phát triển theo hướng tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế trong một số ngành công nghiệp chế biến nông sản mũi nhọn, có lợi thế nguồn nguyên liệu tại đị phương, đã có sẵn thị trường tiêu thụ và xuất khẩu như chế biến các loại trái cây (nhãn, cam quýt, vải); chế biến lương thực, thực phẩm (gạo và tinh bột gạo); chế biến thức ăn chăn nuôi…
  • Xây dựng và hình thành các cụm nghiên cứu – đào tạo – sản xuất công nghệ cao theo vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên các dự án chế biến rau, quả, thịt đảm bảo chất lượng quốc tế, hướng đến xuất khẩu.

4- Sản xuất các thiết bị y tế, dược phẩm:

  • Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp trong nước sản xuất thiết bị y tế thiết yếu, thông dụng; các thiết bị phục hồi chức năng; thiết bị tiệt trùng… nhất là các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế công nghệ cao (như CT, cộng hưởng từ, siêu âm chẩn đoán, máy nội soi, máy chụp mạch, hệ thống thiết bị xét nghiệm, vật liệu y tế cấy ghép, thiết bị điều trị cưỡng bức…)
  • Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp dược, chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài trong sản xuất thuốc phát minh còn bản quyền, thuốc chuyên kho đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm tham chiếu, sinh phẩm tương tự… đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
  • Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp FDI liên doanh với các công ty trong nước qua đó đẩy mạnh tiếp thu và chuyển giao công nghệ sản xuất các thiết bị y tế kỹ thuật cao

5- Sản xuất thiết bị điện:

  • Tạo điều kiện cho các DN đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, kéo dài chuỗi giá trị, hướng tới hình thành cụm ngành chuyên sản xuất thiết bị điện vùng Hà Nội.
  • Thu hút các dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời gắn việc xử lý chất thải, BVMT.
  • Tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư sản xuất linh phụ kiện và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh trong các lĩnh vực chế tạo thiết bị điện công nghiệp, đồ điện gia dụng.

6- Công nghiệp sản xuất cơ khí – chế tạo:

  • Ưu tiên thu hút đầu tư công nghiệp cơ khí sản xuất máy móc, thiết bị vận chuyển, xe điện; thiết bị phục vụ sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp, chế biến nông, lâm sản; linh kiện, phụ tùng kim loại công nghệ cao cho các thiết bị đo lường, kiểm tra…
  • Tiếp tục kêu gọi đầu tư sản xuất theo hướng tự động hó ngành cơ khí.
  • Đầu tư sản xuất các chi tiết cơ khí có độ chính xác cao và yêu cầu kỹ thuật đặc biệt, sản xuất thiết bị điều khiển tự động hóa từ xa, các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng tái tạo…

7- Sản xuất, lắp ráp ô tô, phương tiện vận tải:

  • Tập trung phát triển các sản phẩm xe cá nhân, kích thước nhỏ, tiêu thụ năng lượng ít, phù hợp với người Việt cũng như với xu hướng phát triển của thế giới (xe điện, hybrid…)
  • Định hướng đến năm 2050, đẩy mạnh phát triển các xe điện thông minh, có khả năng kết nối số với các hạ tầng giao thông khác.

Phương án phân bố hệ thống khu công nghiệp cụm công nghiệp

Phân bố khu công nghiệp

Đến năm 2030, quy hoạch 29 khu công nghiệp với diện tích 9.240,29 ha, trong đó:

  • 15 Khu công nghiệp đã có trong quy hoạch đến năm 2020 với diện tích 3.887,23 ha.
  • 02 Khu công nghiệp mở rộng với diện tích 307,5 ha.
  • Quy hoạch mới 14 Khu công nghiệp với diện tích 5.045,56 ha.

Không gian phát triển các khu công nghiệp được bố trí trên cơ sở phát huy hiệu quả hệ thống giao thông kết nối trong tỉnh, vùng và cả nước đã được quy hoạch và đầu tư, theo đó:

  • (1) Các khu công nghiệp phát triển dọc theo Trục đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình: Giai đoạn đến năm 2020 đã quy hoạch phát triển 08 KCN với quy mô diện tích 1.609,28 ha. Giai đoạn 2021-2030, tiếp tục quy hoạch phát triển mới và mở rộng thêm 09 KCN với quy mô diện tích 2.609,87 ha.
  • (2) Các KCN phát triển dọc theo Trục đường Quốc lộ 5: Giai đoạn đến năm 2020 đã quy hoạch phát triển 03 KCN với quy mô diện tích 1.036,94 ha. Giai đoạn 2021-2030, tiếp tục quy hoạch phát triển mở rộng 01 KCN với quy mô diện tích 207,5 ha.
  • (3) Các KCN phát triển dọc theo Trục đường nối Quốc lộ 5 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Giai đoạn đến năm 2020 đã quy hoạch phát triển 04 KCN với quy mô diện tích 1.241,01 ha.
  • (4) Các KCN phát triển dọc theo Trục đường tỉnh 387 kết nối với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Giai đoạn 2021-2030, quy hoạch phát triển mới 02 KCN với quy mô diện tích 886,7 ha.
  • (5) Các KCN phát triển dọc theo Trục đường Tân Phúc – Võng Phan: Giai đoạn 2021-2030, quy hoạch phát triển mới 04 KCN với quy mô diện tích 1.648,99 ha.
Bản đồ quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Các khu công nghiệp đã có trong quy hoạch đến năm 2020, tỉnh Hưng Yên


1- Khu công nghiệp Phố Nối A

  • Địa điểm: Lạc Hồng, Chỉ Đạo, Lạc Đạo, Trưng Trắc, Đình Dù và Minh Hải – huyện Văn Lâm; Giai Phạm – huyện Yên Mỹ; phường Bần Yên Nhân – thị xã Mỹ Hào
  • Diện tích: 688,94 ha
  • Quy hoạch: Duy trì và mở rộng trong GĐ 2021-2030 thêm 207,5 ha.

2- Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối

  • Địa điểm: Nghĩ Hiệp và Liêu Xá – huyện Yên Mỹ; Dị Sử – TX. Mỹ Hào
  • Diện tích: 121,81
  • Quy hoạch: Duy trì

3- Khu công nghiệp Thăng Long II


  • Địa điểm: Dị sử, Phùng Chí Kiên, Xuân Dục và Hƣng Long – thị xã Mỹ Hào; Liêu xá – huyện Yên Mỹ
  • Diện tích: 525,7 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

4- Khu công nghiệp Minh Đức

  • Địa điểm: Minh Đức, Bạch Sam và Ngọc Lâm – thị xã Mỹ Hào
  • Diện tích: 198 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

5- Khu công nghiệp Minh Quang

  • Địa điểm: Minh Đức, Bạch Sam và Dương Quang – thị xã Mỹ Hào
  • Diện tích: 150 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

6- Khu công nghiệp Yên Mỹ


  • Địa điểm: Tân Lập và Trung Hòa – huyện Yên Mỹ
  • Diện tích: 280 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

7- Khu công nghiệp Yên Mỹ II

  • Địa điểm: Trung Hưng, Trung Hoà và Thị trấn Yên Mỹ – huyện Yên Mỹ
  • Diện tích: 313,5 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

8- Khu công nghiệp Kim Động

  • Địa điểm: Phạm Ngũ Lão, Chính Nghĩ và Toàn Thắng – huyện Kim Động
  • Diện tích: 100 ha
  • Quy hoạch: Duy trì và mở rộng trong gđ 2021-2030 thêm 100 ha

9- Khu công nghiệp Tân Dân

  • Địa điểm: Tân Dân – huyện Khoái Châu; Yên Hoà, Yên Phú, Minh Châu, Việt Cường – huyện Yên Mỹ
  • Diện tích: 200 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

10- Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt – VIDIFI

  • Địa điểm: Lý Thường Kiệt, Tân Việt – huyện Yên Mỹ; Hồng Tiến, Đồng Tiến – huyện Khoái Châu; Xuân Trúc – huyện Ân Thi
  • Diện tích: 300 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

11- Khu công nghiệp Sạch

  • Địa điểm: Hồng Tiến – Khoái Châu; Xuân Trúc – Ân Thi
  • Diện tích: 143,08 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

12- Khu công nghiệp Số 1

  • Địa điểm: Lý Thường Kiệt, Tân Việt – Yên Mỹ; Xuân Trúc – Ân Thi
  • Diện tích: 263,85 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

13- Khu công nghiệp Số 3

  • Địa điểm: Hồng Tiến – Khoái Châu; Xuân Trúc – Ân Thi; Lý Thường Kiệt – Yên Mỹ
  • Diện tích: 159,71 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

14- Khu công nghiệp Số 5

  • Địa điểm: Xuân Trúc, Quảng Lãng, huyện Ân Thi; Nghĩ Dân – huyện Kim Động
  • Diện tích: 192,64 ha
  • Quy hoạch: Duy trì

15- Khu công nghiệp Thổ Hoàng

  • Địa điểm: Vân Du, Xuân Trúc, Quang Lãng và Thị trấn Ân Thi – huyện Ân Thi
  • Diện tích: 250 ha
  • Quy hoạch: Duy trì
Bản đồ phương án quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ phương án quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Các khu công nghiệp được định hướng quy hoạch mới dự kiến đến năm 2030, tỉnh Hưng Yên

1- Khu công nghiệp Số 4

  • Địa điểm: Việt Hòa – Khoái Châu; Xuân Trúc và Quảng Lãng – Ân Thi; Toàn Thắng và Nghĩ Dân – Kim Động
  • Diện tích: 390 ha.

2- Khu công nghiệp Số 6

  • Địa điểm: Vân Du, Quảng Lãng, Xuân Trúc, Quang Vinh, thị trấn Ân Thi – huyện Ân Thi
  • Diện tích: 308,2 ha.

3- Khu công nghiệp Số 7

  • Địa điểm: Quang Vinh, Vân Du, Đào Dương – huyện Ân Thi
  • Diện tích: 198,56 ha.

4- Khu công nghiệp Tân Á Đại Thành

  • Địa điểm: Văn Nhuệ và Hoàng Hoa Thám – huyện Ân Thi
  • Diện tích: 268,99 ha.
  • Nội dung: Đã trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch với tên là KCN Tân Á Đại Thành

5- Khu công nghiệp Hưng Long, Ngọc Lâm và Xuân Dục

  • Địa điểm: Hưng Long, Ngọc Lâm, Xuân Dục – Thị xã Mỹ Hào
  • Diện tích: 391,7 ha.
  • Nội dung: Tên trên hồ sơ khảo sát là KCN Sala

6- Khu công nghiệp Chính Nghĩa – Phạm Ngũ Lão

  • Địa điểm: Chính Nghĩa và Phạm Ngũ Lão – huyện Kim Động
  • Diện tích: 200 ha.

7- Khu công nghiệp Bãi Sậy

  • Địa điểm: Bãi Sậy, Phù Ủng, Bắc Sơn – huyện Ân Thi
  • Diện tích: 495 ha.

8- Khu công nghiệp Tiên Lữ – Kim Động – Ân Thi

  • Địa điểm: Hưng Đạo – huyện Tiên Lữ; Vũ Xá và thị trấn Lương Bằng – huyện Kim Động, Hồng Quang huyện Ân Thi
  • Diện tích: 463,11 ha.

9- Khu công nghiệp Kim Động – Ân Thi

  • Địa điểm: Nhân La, Vũ Xã – huyện Kim Động; Hồng Vân, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Trãi – huyện Ân Thi
  • Diện tích: 400 ha.

10- Khu công nghiệp Phố Hiến

  • Địa điểm: Trung Nghĩa, Liên Phương thành phố Hưng Yên và An Viên, Thủ Sĩ huyện Tiên Lữ
  • Diện tích: 200 ha.

11- Khu công nghiệp Tân Phúc – Hoàng Hoa Thám

  • Địa điểm: Tân Phúc và Hoàng Hoa Thám, huyện Ân Thi
  • Diện tích: 350 ha.

12- Khu công nghiệp Ân Thi

  • Địa điểm: Đa Lộc, Hồng Vân, Tiền Phong huyện Ân Thi
  • Diện tích: 450 ha.

13- Khu công nghiệp Phù Cừ

  • Địa điểm: Hạ Lễ huyện Ân Thi; Đoàn Đào, Minh Hoàng, Phan Sào Nam huyện Phù Cừ
  • Diện tích: 544 ha.

14- Khu công nghiệp Phù Cừ – Tiên Lữ

  • Địa điểm: Tiên Tiến, Đình Cao huyện Phù Cừ; Cương Chính huyện Tiên Lữ
  • Diện tích: 386 ha.

Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Hưng Yên

Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Hưng Yên gắn bó chặt chẽ với sự phát triển chung củ vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên cơ sở tăng cường các liên kết kinh tế.

Tập trung ưu tiên các loại hình hạ tầng thương mại có tính lan tỏa, có tác động đáng kể hỗ trợ sản xuất, lưu thông. Đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động được ứng dụng phổ biến trong các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực cạnh tranh.

Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Hưng Yên đáp ứng các mục tiêu chủ yếu như sau:

  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình quân 12,4%/năm50 giai đoạn 2021-2025; bình quân 13,1%/năm giai đoạn 2026-2030 và bình quân 11,9%/năm giai đoạn 2021-2050.
  • Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 8,5 tỷ USD vào năm 2025, tăng 9,5- 10,0 %/năm giai đoạn 2021-2030; đạt 11,9 tỷ USD vào năm 2030, tăng 7,0- 7,3%/năm giai đoạn 2026-2030.

Định hướng phát triển thương mại

Trên địa bàn các đô thị: Chú trọng tổ chức, phát triển các loại hình, bao gồm:

  • Trung tâm thương mại; siêu thị; các cử hàng tạp hóa, tiện lợi, chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp; tổng đại lý hoặc nhượng quyền thương mại; trung tâm phân phối bán buôn vật tư sản xuất.
  • Các đường phố thương mại (hiện đại, mang bản sắc văn hoá truyền thống).
  • Trung tâm Hội chợ – Triển lãm – Xúc tiến thương mại; Sàn giao dịch thương mại điện tử.
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển thương mại – dịch vụ tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Ở khu vực nông thôn:

  • Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các loại hình chợ bán lẻ đi đôi với phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá, siêu thị mi ni. Lấy chợ làm hạt nhân để tổ chức các hoạt động thương mại – dịch vụ.
  • Lựa chọn địa bàn thích hợp để xây dựng chợ đầu mối nông sản, từng bước ứng dụng phương thức thanh toán qua hệ thống điện tử để gắn kết hộ kinh doanh, doanh nghiệp với các nhà sản xuất nông sản.
  • Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại phát triển mạng lưới và trở thành kênh phân phối chủ yếu hàng công nghiệp tiêu dùng.

Định hướng phân bố không gian ngành thương mại

  • Xây dựng một số trung tâm thương mại trên địa bàn các đô thị có tiềm năng như thành phố Hưng Yên; thị xã Mỹ Hào; thị trấn Như Quỳnh (mở rộng), đô thị Văn Giang, thị trấn Khoái Châu (mở rộng), thị trấn Yên Mỹ (mở rộng).
  • Ưu tiên quỹ đất để phát triển các siêu thị tại các huyện: Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ, Khoái Châu.
  • Quy hoạch tại TP. Hưng Yên 01 Trung tâm Hội chợ – Triển lãm – Xúc tiến thương mại của tỉnh với quy mô 500 gian hàng, diện tích diện tích 15.000 m2.
  • Phát triển 02 chợ đầu mối bán buôn nông sản và đa ngành tại huyện Kim Động và Khoái Châu.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcDự án Khu nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Gián Khẩu
Bài tiếp theoQuy hoạch đô thị tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn đến 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây