Trang chủ Bất động sản Quy hoạch giao thông tại TP Hưng Yên đến 2030

Quy hoạch giao thông tại TP Hưng Yên đến 2030

3071
0

Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông tại TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 – 2030. Do UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt.

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên cách Thủ đô Hà Nội 54 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam.


Một góc TP Hưng Yên
Một góc TP Hưng Yên

Trong quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Việt Nam, tỉnh Hưng Yên thuộc vùng Thủ đô Hà Nội.

  • Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
  • Phía đông giáp tỉnh Hải Dương
  • Phía tây và tây bắc giáp thành phố Hà Nội
  • Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
  • Phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
Bản đồ vị trí và liên kết vùng TP Hưng Yên
Bản đồ vị trí và liên kết vùng TP Hưng Yên

Quy hoạch giao thông tại TP Hưng Yên đến 2030

Định hướng giao thông đối ngoại

Quy hoạch các tuyến giao thông đối ngoại trên đị bàn huyện như Đường vành đai 4 – Hà Nội (CT.38) đoạn chạy qua TT. Như Quỳnh, các xã Đình Dù, Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Đại Đồng, quy mô 6 làn xe. Giai đoạn 2021-2030.

Đường bộ. Các tuyển nâng cấp cải tạo gồm:


  • Quốc lộ 5: Điểm đầu nút Cầu Chui, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, điểm cuối Nhà máy DAP, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, chiều dài tuyến khoảng 113 km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp II, 4-6 làn xe. Đoạn đi qua huyện Văn Lâm tại TT. Như Quỳnh (Km11+335) điểm cuối tại xã Trưng Trắc, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe.
  • Quốc lộ 39 từ QL.5 (cầu vượt Phố Nối) đến QL.38 tỉnh Bắc Ninh: đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ cầu vượt Phố Nối giao với QL.5 đến giáp ranh tỉnh Bắc Ninh thuộc xã Đại Đồng, Văn Lâm, dài khoảng 7km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III ĐB, 2-4 làn xe trở lên.
  • Quốc tỉnh lộ 380 Điểm đầu Km0+00 cầu Gáy thuộc địa phận xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm giáp tỉnh Bắc Ninh, điểm cuối Km17+330 giao QL.39 thuộc địa phận xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, chiều dài tuyến khoảng 17,33km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.
  • Đường tỉnh 385: Điểm đầu Km0+00 giao với QL.5 thuộc địa phận thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, điểm cuối Km17+200 thuộc địa phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, giáp tỉnh Hải Dương, chiều dài tuyến khoảng 17,2 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.
  • Đường tỉnh 387: Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.385 thuộc địa phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, điểm cuối Km18+400 (đò Hà đi Hải Dương) thuộc địa phận xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, chiều dài tuyến khoảng 18,4km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe. Xây dựng 02 đoạn: đoạn kéo dài tuyến thuộc địa phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm đến giáp tỉnh Bắc Ninh, dài khoảng 2,2 km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe; đoạn từ nút giao QL.38 lý trình Km15+576 đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, dài khoảng 1,03 km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe.
  • Tuyến đường bộ nối hai đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ – Ninh Bình
  • Xây dựng tuyến mới song song với Quốc lộ 38B.

Xây mới 02 tuyến đường tỉnh chạy qua địa bàn huyện:

  • Đường tỉnh 381B: Tuyến được hình thành trên cơ sở đường Vành đai 3,5 Hà Nội qua địa phận tỉnh Hưng Yên. Tuyến có điểm đầu giáp ranh TP Hà Nội, thuộc địa phận thị trấn Văn Giang, điểm cuối giao với QL.5 khoảng lý trình Km16+390 thuộc địa phận xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, chiều dài tuyến khoảng 9,255 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I ĐB, 6 làn xe.
  • Đường tỉnh 381C: Tuyến được hình thành trên cơ sở kết nối ĐH.22 (4,5km) với ĐH.13 (4,5km). Điểm đầu giao với ĐT.385 tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tuyến đi qua Khu công nghiệp Phố Nối A thuộc xã Minh Hải, huyện Văn Lâm đến giao QL.5, tuyến đi trùng với ĐT.376 khoảng 1,5 km. Quy hoạch kéo dài ĐH.23 đến ĐT.379 dài khoảng 2,5 km; đoạn từ ĐT.379 đến ĐT.378 dài đến 4,2 km và đoạn kéo dài từ ĐH.13 sang Bắc Ninh dài 1,6 km. Chiều dài tuyến khoảng 18,8 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe.

Bến xe đối ngoại, bãi đỗ xe:

Hoàn thành xây dựng bến xe Như Quỳnh tại thị trấn Như Quỳnh, quy mô tối thiếu loại 4.


  • Chuyển đổi bến xe hiện tại thành bến xe bus.
  • Xây dựng mới 01 bên xe tại khu vực Xã Trung Nghĩa (quy mô bên xe loại 1, diện tích khoảng 5 ha) gắn với ga đường sắt nội vùng Thủ đô Hà Nội.
  • Bộ trí 04 bãi đó xe tại các vị trí thích hợp với tông diện tích khoảng 5ha.

Đường Sắt: Theo Điều chỉnh QHXD vùng Thủ đô Hà Nội, định hướng xây dựng tuyến đường sắt nội vùng (vận tải hành khách) Hà Nội – Hưng Yên (tuyến Số 06), trên địa bản thành phố Hưng Yên chạy dọc theo hành lang đường nối 2 cao tốc.

Đường thủy:

  • Nạo vét khai thông dòng chảy tuyến sông Hồng.
  • Xây dựng Cảng Hưng Yên đến năm 2030 đạt công suất 350 ngàn tấn/năm.
  • Xây dựng 02 bên tàu khách trên sông Hông tại phường Minh Khai và Xã Quảng Châu.
Bản đồ quy hoạch giao thông tại TP Hưng Yên
Bản đồ quy hoạch giao thông tại TP Hưng Yên

Định hướng quy hoạch giao thông đô thị tại TP Hưng Yên

  • Mạng lưới đường: Cơ bản giữ nguyên cấu trúc mạng lưới đường trong khu vực nội đô, bổ sung xây mới về phía Đông sông Điện Biên.
  • Đường đô thị: Được tổ chức thành hệ thống liên hoàn trên cơ sở giữ nguyên cấu trúc mạng lưới đường trong khu vực nội thị, cấu trúc mạng lưới dạng ô cờ kết hợp tam giác. Tổ chức mạng lưới đường chính có cấu trúc hướng tâm các cục phát triển, mật độ giao thông vùng trung tâm cao hơn các khu vực khác.
  • Đường trục chính đô thị: Bao gồm các tuyến xuyên tâm, liên kết các cục phát triển của đô thị, có mặt cắt từ 34 – 56 m.
  • Đường khu vực: Có vai trò kết nối giao thông giữa các khu chức năng với các đường trục chính đô thị, đường khu vực được thiết kế với mặt cắt từ 15,5m – 24m.
  • Các tuyến đường khác ngoài đô thị được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III và cấp IV đóng băng.
  • Giao thông công cộng: Phát triển mạng lưới giao thông công cộng. Mở thêm các tuyến phục vụ cho sinh viên và người lao động.
Bản đồ phương án phát triển giao thông tỉnh Hưng Yên đến 2030
Bản đồ phương án phát triển giao thông tỉnh Hưng Yên đến 2030



Rate this post
Bài trướcQuy hoạch đô thị tỉnh Hưng Yên đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bài tiếp theoThanh Hóa phê duyệt đầu tư Đường từ Quốc lộ 47 đi cầu Tổ Rồng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây