Trang chủ Tổng hợp Oppenheimer là ai? Tiểu sử – Cha đẻ của Bom nguyên Tử

Oppenheimer là ai? Tiểu sử – Cha đẻ của Bom nguyên Tử

182
0

Oppenheimer sinh năm 1904 mất năm 1967 tại Thành phố New York, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Ông là nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, giáo sư Đại học California tại Berkeley. Cha đẻ của “Bom nguyên tử”.

Tiểu sử Oppenheimer

Julius Robert Oppenheimer là con trai của một người nhập cư Đức gốc Do Thái, chào đời ở thành phố New York năm 1904. Ông tốt nghiệp loại xuất sắc Đại học Harvard chỉ sau 3 năm học, sau đó nghiên cứu vật lý lý thuyết ở cả Đại học Cambridge, Anh và Đại học Göttingen, Đức, nơi ông lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 23.


Oppenheimer vốn là đứa trẻ có trí não rất giống với Chris Langan. Cha mẹ ông coi cậu con trai là thiên tài. Một giáo viên của ông nhớ lại: “Cậu bé đón nhận tất cả ý tưởng mới theo cách đẹp đẽ và hoàn hảo”.

Julius Robert Oppenheimer (1904 - 1967)
Julius Robert Oppenheimer (1904 – 1967)

Cha là Julius Oppenheimer, một nhà nhập khẩu hàng dệt may giàu có di cư từ Đức tới Hoa Kỳ năm 1888. Mẹ là họa sĩ Ella Friedman. Sau nhiều nỗ lực của người cha Oppenheimer, năm 1912 gia đình chuyển về một căn hộ tại Manhattan, một khu vực nổi tiếng với những biệt thự xa hoa và những ngôi nhà hiện đại. Oppenheimer có một người em trai tên Frank, người về sau cũng trở thành nhà vật lý.

Oppenheimer là lãnh đạo thời chiến của phòng thí nghiệm Los Alamos, ông là một trong số những cha đẻ của “bom nguyên tử” với vai trò quan trọng trong dự án Manhattan, dự án thời Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển các vũ khí hạt nhân đầu tiên.


Oppenheimer đầu tiên đi học ở trường Alcuin, sau vào năm 1911 nhập học tại Trường Xã hội Văn hóa Đạo đức (nay là Trường Văn hóa Đạo đức Fieldston, một trường danh giá thuộc hệ thống Ivy League cho các trường dự bị). Oppenheimer là một cậu học trò đa tài, quan tâm tới văn học ngôn ngữ Anh và Pháp, và nhất là yêu thích khoáng vật học.

Cha đẻ của “Bom nguyên tử”

Ngày 09/10/1941, ít lâu trước khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Tổng thống Franklin Roosevelt phê chuẩn một chương trình khẩn cấp phát triển bom nguyên tử. Tháng 5/1942, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng James Bryant Conant, người khi còn là giảng viên ở Harvard có dạy Oppenheimer, mời ông tới đảm nhận công việc tính toán neutron nhanh. Cũng trong năm 1942, quân đội Mỹ bổ nhiệm Oppenheimer làm người đứng đầu phòng thí nghiệm bí mật thử nghiệm bom.

Mô hình quả bom hạt nhân "Kid", thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945
Mô hình quả bom hạt nhân “Kid”, thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945

Ngày 16/7/1945, Oppenheimer và cộng sự tập trung tại bãi thử nghiệm Trinity ở phía nam Los Alamos cho vụ nổ hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Đó là thời khắc vô cùng căng thẳng. Các nhà khoa học biết rõ quả bom có biệt danh “Gadget” sẽ định hình tương lai thế giới. Thử nghiệm được tiến hành bí mật và đã thành công.


Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki

Ngày 6/8 và 9/8/1945, Mỹ lần lượt thả hai quả bom mà Oppenheimer tham gia phát triển xuống Hiroshima và Nagasaki. Ít nhất 110.000 người bị thiệt mạng trong các vụ nổ xóa sổ cả hai thành phố ở quy mô chưa từng thấy trước đây hoặc sau này.

Nhà cửa bị tàn phá bởi "bom nguyên tử"
Nhà cửa bị tàn phá bởi “bom nguyên tử”

Tại một phiên họp toàn thể tại Los Alamos vào ngày 06/8/1945 (đêm quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima), Oppenheimer bước lên sân khấu, nắm hai tay mình lại “như thể một tay đấm quyền Anh được giải” trong khi đám đông reo mừng. Ông phát biểu nói lấy làm tiếc rằng quả bom đã không kịp để sử dụng chống lại Đức Quốc xã.

Tuy nhiên, ông và nhiều thành viên dự án khác đã cảm thấy rất buồn về vụ ném bom Nagasaki sau đó 03 ngày, bởi họ cảm thấy quả bom thứ hai là không cần thiết từ quan điểm quân sự. Ông đi tới Washington ngày 17/8/1945, để đưa tận tay một lá thư tới Bộ trưởng Chiến tranh Henry L. Stimson bày tỏ sự bất mãn của ông cũng như ước vọng cấm vũ khí hạt nhân.


Tháng 10/1945 Oppenheimer được phép gặp gỡ Tổng thống Harry Truman. Buổi gặp diễn ra tệ hại, sau khi Oppenheimer nói rằng ông cảm thấy “bàn tay tôi vấy máu”. Tuy vậy, vì thành tích lãnh đạo ở Los Alamos, ông nhận được Huân chương Công trạng (danh dự dân sự cao nhất ở Hoa Kỳ) từ Truman năm 1946.

Đạc điểm của Bom nguyên tử

Bom nguyên tử là một loại vũ khí hạt nhân cực kỳ mạnh mẽ, được tạo ra thông qua quá trình gây ra sự tổn thương và phá hủy hàng loạt bằng cách giải phóng một lượng lớn năng lượng từ các quá trình hạt nhân. Bom nguyên tử hoạt động bằng cách kết hợp các nguyên tử nhẹ để tạo ra nguyên tử nặng hơn, điều này thường dẫn đến việc giải phóng một lượng lớn năng lượng trong quá trình hạt nhân.

Bom nguyên tử có khả năng tạo ra một lượng lớn năng lượng trong một thời gian ngắn, dẫn đến những thiệt hại vô cùng lớn cho con người và môi trường. Sự phát triển và sử dụng bom nguyên tử đã góp phần tạo ra một khía cạnh rủi ro và căng thẳng toàn cầu trong lĩnh vực an ninh quốc tế. Hiện nay, nhiều nỗ lực đã được tiến hành để kiểm soát và hạn chế sự lan rộng của vũ khí hạt nhân, cùng với mục tiêu thúc đẩy hòa bình và sự hợp tác quốc tế.


4.8/5 - (11 bình chọn)
Bài trướcDiễn viên Triệu Lệ Dĩnh là ai? Tiểu sử – Sự nghiệp và Đời tư
Bài tiếp theoCô hai báo là ai? chuyện tình trong cộng đồng LGBT

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây