Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch phát triển đô thị và các khu chức năng tỉnh...

Quy hoạch phát triển đô thị và các khu chức năng tỉnh Điện Biên đến 2030, tầm nhìn đến 2050

247
0

Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên lấy TP Điện Biên Phủ, là đô thị trung tâm tỉnh, trung tâm hành chính chính trị, kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ, du lịch, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, văn hóa nghệ thuật của tỉnh.

Bản đồ quy hoạch các cự tăng trưởng tỉnh Điện Biên
Bản đồ quy hoạch các cự tăng trưởng tỉnh Điện Biên

Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Điện Biên

Theo đề án quy hoạch, tổng thể và hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên được hình thành trên cơ sở liên kết chặt chẽ các trọng điểm đô thị là trung tâm phát triển của các tiểu vùng, thông qua các trục động lực làm hành lang phát triển và tăng cường kết nối trong và ngoài tỉnh.


Đến năm 2030, tỉnh Điện Biên có:

– 01 đô thị loại II: TP Điện Biên Phủ, là đô thị trung tâm tỉnh, trung tâm hành chính chính trị, kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ, du lịch, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, văn hóa nghệ thuật của Tỉnh Điện Biên. Đô thị tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực về Dịch vụ -Thương mại – Du lịch, Công Nghiệp, Nông nghiệp công nghệ cao, Lâm nghiệp, đầu mối giao thông của tỉnh. Là đô thị được xây dựng trên mô hình đô thị gắn với sân bay.

– 02 đô thị loại IV, trong đó:


  • Thị xã Mường Lay: Là cửa ngõ phía Bắc kết nối tỉnh Điện Biên với Lai Châu là đầu mối tập trung các luồng giao thông đường thủy cũng như đường bộ, phát huy vị trí thuận lợi về vị trí địa lý tập trung phát triển thương mại dịch vụ gắn với cảng và lòng hồ thủy điện.
  • Thị trấn Tuần Giáo: Là cửa ngõ phía Đông kết nối tỉnh Điện Biên với Sơn La trên cơ sở mở rộng phạm vi của đô thị Thị trấn Tuần Giáo tiếp tục đóng vai trò là trung tâm hành chính huyện Tuần Giáo (sau năm 2030 định hướng phát triển lên thành thị xã).
  • 11 đô thị loại V, trong đó: TT Pú Tửu , TT Điện Biên Đông, TT Mường Ảng, TT Mường Chà, TT Tủa Chùa, TT Nậm pồ, TT Mường Nhé, các đô thị: Bản Phủ, Mường Chà, Mường Luân, ApaChải.
Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên
Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên

Định hướng quy hoạch cụ thể phát triển các đô thị

(1) Thành phố Điện Biên Phủ – Đô thị loại II

Tính chất đô thị: Là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, thương mại; dịch vụ của tỉnh Điện Biên; Là trung tâm kinh tế và trung tâm đầu mối giao thông của vùng Tây Bắc; Là trung tâm du lịch trọng điểm cấp Quốc gia; Là vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của vùng Tây Bắc và cả nước.

Định hướng phát triển:


Giai đoạn 2021 – 2025: Tiếp tục phát triển theo mô hình đô thị phân khu, phát triển hệ thống các trung tâm gồm đô thị trung tâm toàn thành phố và đô thị trung tâm từng khu, phát triển các khu đô thị mới xung quanh đô thị trung tâm, lấy trục quốc lộ 279 là trục xương sống của đô thị; Bao gồm các phân khu: Khu đô thị Đông Bắc, khu đô thị Tây Bắc, trung tâm hiện hữu và đầu tư phát triển trung tâm mới phía Đông cho cùng đồng bộ phát triển với các phân khu đô thị; các hành lang sinh thái văn hóa, các phân khu chức năng ven đô thị. Định hướng đô thị sẽ phát triển mở rộng lên phía Bắc và phía Đông để phát huy thế mạnh của trục động lực Quốc lộ 279. Chuyển đổi chức năng sử dụng đất của một số khu đất có chức năng không phù hợp để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và xây dựng đô thị trung tâm tỉnh.

Giai đoạn 2026 – 2030: Đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho phát triển đô thị, xây dựng hệ thống kết nối hạ tầng đồng bộ. Đầu tư xây dựng các trục đường đô thị, nâng cấp một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

(2) Thị xã Mường Lay


Tính chất đô thị: Là trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch khu vực phía Bắc tỉnh Điện Biên; Là trung tâm chuyên ngành với các loại hình kinh tế cảng, dịch vụ thương mại và du lịch; Là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh với Lai Châu thông qua QL12; Là đô thị du lịch gắn với cảnh quan 2 hồ Nậm Lay.

Giai đoạn 2021 – 2025: Hướng phát triển dọc theo hướng Bắc – Nam và bám dọc theo hai bên hồ Nậm Lay. Tập trung xây dựng vào bờ Tây khu vực có quỹ đất thoải không bị ảnh hưởng tai biến môi trường. Trong tương lai đô thị sẽ phát triển tập trung vào phía Nam, khu vực xã Lay Nưa và một phần ở phía Bắc khu vực Đồi Cao.

Đầu tư nâng cấp chất lượng đô thị; Bổ sung, nâng nấp năng lực khám chữa bệnh của hệ thống y tế; năng lực dạy và học của hệ thống cơ sở giáo dục; mở rộng, nâng cấp chất lượng, thu hút đầu tư phát triển cơ sở thương mại, dịch vụ; quy hoạch
xây dựng, hình thành các khu dân cư đô thị mới.

Mở rộng địa giới hành chính: Đề xuất sát nhập thêm các xã Mường Tùng và Xá Tổng thuộc huyện Mường Chà vào thị xã Mường Lay để đảm bảo có thể quỹ đất phát triển trong tương lai. Lập đề án, lập quy hoạch chung thị xã Mường Lay theo địa giới hành chính mới.

Giai đoạn 2026 – 2030: Tiếp tục đầu tư nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị, quy hoạch và phát triển các khu đô thị mới. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

(3) Đô thị Apachải

Tính chất đô thị: Là đô thị cửa khẩu thuộc huyện Mường Nhé; Là khu kinh tế cửa khẩu phát triển thương mại mậu biên và du lịch gắn liền với đô thị cửa khẩu; Là đô thị biên giới có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Định hướng phát triển

Giai đoạn 2021 – 2025: Lập đề án, lập quy hoạch chi tiết đô thị của khẩu Apachải Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hoàn thiện tiêu chí đô thị loại V làm tiền đề để đẩy mạnh phát triển kinh tế
Phát triển đô thị kết nối tốt với QL 4H để tăng tính kết nối với các đô thị khác nhằm phát triển kinh tế xã hội cho đô thị mới Apachải.

Giai đoạn 2026 – 2030: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và hoàn thiện tiêu chí để đưa đô thị Apachải trở thành đô thị loại V trước năm 2030.

(4) Thị trấn Mường Nhé

Tính chất đô thị: Là đô thị huyện lỵ Mường Nhé; Là trung tâm vùng Tây Bắc của tỉnh gắn liền với phát triển kinh tế cửa khẩu,
dịch vụ thương mại, du lịch và an ninh quốc phòng; Là trung tâm hành chính, chính trị của huyện Mường Nhé, trung tâm phát triển văn hoá và xã hội của toàn huyện.

Định hướng phát triển

Giai đoạn 2021 – 2025: Định hướng phát triển không gian: Trung tâm đô thị nằm ở khu sườn đồi phía Tây Bắc UBND xã Mường Nhé. Hướng phát triển đô thi về phía Tây Bắc suối Nậm Nhé. Lập để án, lập quy hoạch chung xây dựng thị Trấn Mường Nhé đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050.

Tập trung nguồn lực để đầu tu nâng cấp và xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị để thị trấn Mường Nhé đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2025, qua đó làm tiền để phát triển tổng hợp kinh tế xã hội cho thị trấn.

Giai đoạn 2026 – 2030: Tiếp tục đầu tư nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị, quy hoạch và phát triển các khu đô thị mới.

Bản đồ quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên
Bản đồ quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên

(5) Thị trấn Mường Chà

Tính chất đô thị: Là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Mường Chà; Là trung tâm tổng hợp các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, văn hóa giáo dục đào tạo của huyện Mường Chà. Hỗ trợ và thức đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Điện Biên; Có vị trí quốc phòng quan trọng của vùng biên giới Việt – Lào.

Định hướng phát triển:

Giai đoạn 2021 – 2025: Định hướng phát triển không gian: Khai thác qũy đất hiện có tại khu trung tâm thị trấn Mường Chà, tăng hệ số sử dụng đất, tận dụng mặt bằng quỹ đất, cơ sở vật chất của các công trình công cộng hiện có đảm bảo tính kế thừa của đồ án quy hoạch cũ và phù hợp với định hướng phát triển các khu chức năng trong tương lai. Phát triển các khu vực xây dựng mới về phía Nam và một phần phía Bắc của thị trấn.

Đối với khu vực trung tâm: Hướng mở rộng sẽ sang phía Tây suối Nậm Mươn, chủ yếu là dải đất thuận lợi cho xây dựng dọc bờ suối. Đối với khu mở rộng phía Nam :Hướng phát triển bám vào quốc lộ 12, phát triển mở rộng về phía Tây của QL 12, bám dọc 2 bên bờ suối Nởm Mươn. Đây là khu vực sẽ mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài.

Đối với khu mở rộng phía Bắc: Hướng phát triển bám theo trục đường QL12. Khu vực này chủ yếu khai thác ven đường QL bằng phương pháp san đồi. Do địa hình phức tạp, đây là khu vực hạn chế phát triển. Tiếp tục thực hiện lập quy hoạch điều chỉnh QHC thị trấn Mường Chà giai đoạn 2009 -2030.

Phát triển nông, lâm sản địa phương, tiến tới xây dựng và hình thành trung tâm trọng điểm sản xuất và quảng bá các sản phẩm địa phương gắn với du lịch, dịch vụ.

Giai đoạn 2026 – 2030: Nghiên cứu mở rộng thị trấn Mường Chà, tiếp tục đầu tư nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị, quy hoạch và phát triển các khu đô thị mới.

(6) Thị trấn Tủa Chùa

Tính chất đô thị: Là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Tủa Chùa, nằm ở phía Bắc tỉnh Điện Biên; Là trung tâm tổng hợp các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, văn hóa, giáo dục đào tạo của huyện Tủa Chùa; Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Định hướng phát triển:

Giai đoạn 2021 – 2025: Định hướng phát triển các khu vực xây dựng mới về phía Tây Bắc và phía Đông Nam của thị trấn, khai thác quỹ đất hiện có tại khu trung tâm thị trấn Tủa Chùa, tăng hệ số sử dụng đất, tận dụng mặt bằng quỹ đất. Gồm 4
khu chức năng chính: Khu trung tâm, Khu dân cư, Khu công nghiệp, Khu công viên nghỉ ngơi, giải trí, thể thao.

Tiếp tục thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Tủa Chùa, mở rộng địa giới hành chính theo nghị quyết 815 của Ủy ban thường vụ quốc hội. Phát triển nông, lâm nghiệp gắn liền với du lịch sinh thái; Đồng thời tạo các tuyến giao thông đô thị để tổ chức các công trình Kiến trúc và công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến phố gắn với cảnh quan thiên nhiên miền núi sẵn có.

Tiếp tục triển khai các dự án về phát triển du lịch trên địa bàn, lấy việc phát triển du lịch làm mũi nhọn phát triển. Lập phát triển đô thị, quy chế quản lý kiến trúc để phát triển kinh tế, hạ tầng và quản lý đầu tư xây dựng.

Đầu tư nâng cấp chất lượng đô thị; nâng cấp chất lượng, thu hút đầu tư phát triển cơ sở thương mại, dịch vụ; quy hoạch xây dựng, hình thành các khu dân cư đô thị mới

Giai đoạn 2025 – 2030: Hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V (đạt 75% tiêu chí đô thị loại V), tiếp tục đầu tư nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị, quy hoạch và phát triển các khu đô thị mới.

(7) Thị trấn Tuần Giáo

Tính chất đô thị: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch, thương mại dịch vụ cửa ngõ phía Đông tỉnh; Đô thị Tuần Giáo là đô thị hạt nhân, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Tuần Giáo. Tương lai xa, thị trấn Tuần Giáo sẽ là cực phụ, cửa ngõ phía Đông của tỉnh Điện Biên.

Định hướng phát triển:

Giai đoạn 2021 – 2025: Định hướng phát triển chính dọc theo 2 bên các tuyến đường quốc lộ 6 và tỉnh lộ 279. Từ khu vực trung tâm thị trấn hiện nay đô thị sẽ phát triển về các hướng Bắc và Nam (1 phần Quài Tở + 1 phần Quài Cang) trên cơ sở các tuyến giao thông đối ngoại là QL 6 và QL 279. Các cụm chức năng của đô thị bao gồm:

  • Khu trung tâm: là khu Trung tâm thị trấn hiện tại với chức năng là khu vực hành chính – chính trị của huyện và thị trấn. Ngoài ra còn là trung tâm thương mại, dịch vụ và giáo dục.
  • Khu phía Bắc: là khu vực xã Quài Cang sáp nhập vào thị trấn, với chức năng là khu đô thị mới, cửa ngõ phía Bắc của thị trấn Tuần Giáo, phát triển về nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
  • Khu phía Nam : là khu vực xã Quài Tở sáp nhập vào thị trấn, với chức năng là khu đô thị hiện trạng cải tạo kết hợp với dân cư mới, cửa ngõ phía Nam của thị trấn Tuần Giáo.
  • Khu phía Tây: là khu vực phía Tây của thị trấn hiện tại, với chức năng là khu đô thị phát triển hỗn hợp: nhà ở kết hợp thương mại-dịch vụ, cửa ngõ phía Tây của thị trấn.

Mở rộng địa giới hành chính: Sát nhập thêm một phần của 05 xã Quài Cang, Quài Nưa, Tỏa Tình, Chiềng Sinh, Quài Tở. Tiếp tục thực hiện đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đến năm 2030.

Đầu tư xây dựng mới và hoàn thành, nâng cấp các tuyến đường nội thị theo quy hoạch được duyệt, đáp ứng cơ sở hạ tầng đẻ đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp.

Giai đoạn 2025 – 2030: Nghiên cứu xây dựng mở rộng thị trấn Tuần Giá, tiếp tục đầu tư để nâng cao chất lượng đô thị.

(8) Đô thị Mường Nhà

Tính chất đô thị: Là đô thị phía Nam của huyện Điện Biên, là trung tâm phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại mậu biên và du lịch gắn với khu vực cửa khẩu Huổi Puốc; Là đô thị biên giới, có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng.

Định hướng phát triển:

Giai đoạn 2021 – 2025: Định hướng phát triển đô thị phía Đông kết nối tốt với QL 279C để tăng tính kết nối với các đô thị khác nhằm phát triển kinh tế xã hội cho đô thị mới Mường Nhà, đặc biệt là phát triển giao thông kết nối với cửa khẩu Huổi
Puốc.

Lập đề án, lập quy hoạch chi tiết đô thị của khẩu Mường Nhà. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hoàn thiện dần các tiêu chí đô thị loại V làm tiền đề để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội.

Giai đoạn 2026 – 2030: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và hoàn thiện tiêu chí để đưa đô thị Mường Nhà trở thành đô thị loại V trước năm 2030.

(9) Đô thị Bản Phủ

Tính chất đô thị: Khu vực Bản Phủ hiện nay đã phát triển như 1 thị tứ với dân cư đông đúc và tập trung. Trong tương lai có đủ điều kiện để có thể phát triển thành 1 đô thị Là đô thị vệ tinh phát triển hỗ trỡ cho đô thị trung tâm huyện lỵ huyện Điện
Biên cũng như thành phố Điện Biên Phủ.

Định hướng phát triển:

Giai đoạn 2021 – 2025: Định hướng phát triển không gian: Phát triển theo hướng Tây sang phía Tây sông Nậm Rốm. Lập đề án, lập quy hoạch chi tiết đô thị của khẩu Bản Phủ. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hoàn thiện tiêu chí đô thị loại V làm tiền đề để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội.

Giai đoạn 2026 – 2030: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Bản Phủ.

(10) Thị trấn Pú Tửu

Tính chất đô thị: Khu vực trung tâm huyện lỵ huyện Điện Biên nằm trên đại bàn xã Pú Tửu, đã được lập quy hoạch chung với diện tích quy hoạch khoảng 276,68ha và quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn. Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế văn hóa, thương mại dịch vụ của huyện Điện Biên.

Định hướng phát triển:

Giai đoạn 2021 – 2025: Định hướng phát triển không gian: Xây dựng khu trung tâm hành chính – văn hoá – thương mại ở phía Đông Nam gắn hồ nước, đường trục chính Tây Bắc – Đông Nam nối từ thành phố Điện Biên đến Pú Tửu và đường trục chính Đông Nam – Tây Bắc, nối từ đường xuyên Á phát triển trong tương lai.

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hoàn thiện tiêu chí đô thị loại V làm tiền đề để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với nông, lâm sản địa phương, tiến tới xây dựng và hình thành các làng nghề, sản phẩm truyền thống. Hỗ trợ xây dựng làng nghề tại các địa phương hiện đang có sản phẩm được thị trường chấp nhận, mở rộng phát triển sản xuất các sản phẩm, hàng hóa gắn với du lịch, dịch vụ.

Giai đoạn 2026 – 2030: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Bản Phủ.

(11) Thị trấn Điện Biên Đông

Tính chất đô thị: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội, có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu với các vùng khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Định hướng phát triển:

Giai đoạn 2021 – 2025: Định hướng phát triển không gian: Khai thác quy đất hiện có tại khu trung tâm thị trấn Điện Biên Đông, tăng hệ số sử dụng đất, tận dụng mặt bằng quỹ đất, cơ sở vật chất của các công trình công cộng hiện có đảm bảo tính kế thừa của quy hoạch cũ và phù hợp với khu chức năng. Cải tạo quỹ đất đô thị hiện có của thị trấn. Phát triển các khu vực xây dựng mới về phía Bắc của thị trấn nhằm đảm bảo đáp ứng đủ các khu chức năng của quy mô một thị trấn huyện lỵ. Quỹ đất phát triển đô thị thuộc phạm vi địa giới hành chính thị trấn.

Giai đoạn 2025 – 2030: Đầu tư nâng cấp chất lượng đô thị; Nâng nấp năng lực khám chữa bệnh của hệ thống y tế; năng lực dạy và học của hệ thống cơ sở giáo dục; mở rộng, nâng cấp chất lượng, thu hút đầu tư phát triển cơ sở thương mại, dịch vụ; quy hoạch xây dựng, hình thành các khu dân cư đô thị mới.

(12) Thị trấn Mường Ảng

Tính chất đô thị: Là trung tâm hành chính chính trị, tổng hợp các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, lâm sinh, du lịch, văn hóa, giáo dục đào tạo của huyện Mường Ảng.

Định hướng phát triển:

Giai đoạn 2021 – 2025: Định hướng phát triển không gian: Hướng phát triển đô thị về phía Nam và Đông Nam. Phân thành 3 khu chức năng: Khu trung tâm dịch vụ thương mại, giáo dục , tiểu thủ công nghiệp và các khu ở; Khu trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, y tế và các khu ở; Khu dân cư.

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt phát triển hệ thống giao thông thuận lợi để kết nối các cụm công nghiệp. Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với nông, lâm sản địa phương, tiến tới xây dựng và hình thành các làng nghề, sản phẩm truyền thống. Hỗ trợ xây dựng làng nghề tại các địa phương hiện đang có sản phẩm được thị trường chấp nhận, mở rộng phát triển sản xuất các sản phẩm, hàng hóa gắn với du lịch, dịch vụ.

Giai đoạn 2025 – 2030: Nghiên cứu mở rộng thị trấn Mường Ảng, tiếp tục đầu tư nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị, quy hoạch và phát triển các khu đô thị mới.

(13) Thị trấn Nậm Pồ

Tính chất đô thị: Khu vực trung tâm huyện lỵ huyện Nậm Pồ hiện nay được xây dựng ở Na Hỳ, nằm trên tỉnh lộ 145B, đã được lập quy hoạch chung với diện tích quy hoạch khoảng 400ha và quy hoạch chi tiết. Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế văn hóa, thương mại dịch vụ của huyện Nậm Pồ.

Định hướng phát triển:

Giai đoạn 2021 – 2025: Xây dựng các tiêu chí để dần đáp ứng các tiêu chí đô thị loại V. Lập đề án, quy hoạch chung hình thành thị trấn. Định hướng phát triển không gian theo dạng dải, dọc theo trục tỉnh lộ 145. Tiếp tục thực hiện quy hoạch chi tiết thị trấn huyện lỵ Nậm Pồ.

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hoàn thiện tiêu chí đô thị loại V làm tiền đề để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội.

Giai đoạn 2025 – 2030: Nghiên cứu mở rộng thị trấn Nậm Pồ, tiếp tục đầu tư nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch phát triển Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bài tiếp theoQuy hoạch phân khu, khu du lịch nghỉ dưỡng Vườn Địa Đàng, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây