Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch phân khu, khu du lịch nghỉ dưỡng Vườn Địa Đàng,...

Quy hoạch phân khu, khu du lịch nghỉ dưỡng Vườn Địa Đàng, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

197
0

Phân khu Vườn Địa Đàng, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường được lập quy hoạch với quy mô 106,82 ha, được phân thành 6 khu chức năng.

Ngày 20/7/2022, Hội đông nhân dân tỉnh Lai Châu đã thông qua Nghị quyết số 23/NQ-HĐND về việc thông qua Đồ án quy hoạch phân khu Quần thể du lịch nghĩ dưỡng Vườn Địa Đàng, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.


Theo đó, Phạm vi nghiên cứu lập Quy hoạch phân khu thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; do tính chất địa hình phức tạp và điều kiện khai thác thực tiễn, khu vực nghiên cứu được đề xuất thành 06 khu tách rời theo thứ tự bao gồm (tạm gọi): Khu A, khu B, khu C, khu D, khu E và khu F.

Ranh giới được xác định như sau:


  • Phía Bắc giáp đổi núi.
  • Phía Nam giáp đổi núi.
  • Phía Đông giáp Thác Trắng (khu dự án Thác Trăng – Cầu kinh Rồng mây).
  • Phía Tây giáp đồi núi và Quốc lộ 4D. 2.3.

Quy mô lập quy hoạch

  • Quy mô diện tích: Tổng diện tích nghiên cứu:106,82 ha.
  • Quy mô dân số: Dân số được quy đổi từ khách khoảng: 4,100 người.

Muc tiêu lập quy hoạch:

  • Phát triển du lịch Lai Châu theo hướng bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc; tập trung phát triển các loại hình du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người Lai Châu đến với du khách trong nước và quốc tế.
  • Kết hợp việc xây dựng quần thể du lịch nghỉ dưỡng với việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng phong phủ; giáo dục về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước và nuôi dưỡng ý thức về phát triển bền vững và nền kinh tế xanh cho thế hệ trẻ.
  • Xây dựng môi trường sống tốt, có cảnh quan thiên nhiên đẹp và có các cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện.
  • Làm cơ sở để từng bước hình thành khu du lịch màng bản sắc riêng, gắn kết hài hoà với các khu vực phát triển cộng đồng hiện có và các dự án, đồ án quy hoạch kề cận, đảm bảo khớp nối về mặt tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật với khu vực lân cận, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

Theo đồ án, Quần thể khu du lịch được chia thành 06 khu vực chức năng. Trong đó:


  • Chức năng trung tâm được đặt tại khu A
  • Thung lũng hướng thượng, lối tiếp cận chính từ quốc lộ 4D, Khu B, khu C
  • Tổ chức cụm chức năng Đồi hẹn ước và Siêu vườn trường, tiếp cận từ khu vực trung tâm bằng các xe chuyên dụng hay đi bộ leo núi.
  • Khu D: Là khu vực cao nhất của dự án, tổ chức cụm du lịch, dịch vụ, tiếp cân bằng cáp treo hoặc đi bộ leo núi từ khu vực trung tâm.
  • Khu E, khu F: tổ chức cụm chức năng Vườn treo Sơn Bình và Trung tâm thông tin sinh thái, tiếp cận từ quốc lộ 4D.

Tất cả tạo thành một quần thể Vườn Địa Đàng với các chức năng du lịch nghỉ dưỡng đa dạng, phục vụ nhu cầu cho nhiều đối tượng khác nhau.

Các phân khu chức năng: Dựa trên mạng lưới đường cấp đô thị, đường chính khu vực và đặc điểm hiện trạng dân cư, địa hình, cảnh quan tự nhiên và tính chất chức năng trong phân khu, khu vực lập quy hoạch được chia thành các khu quy hoạch như sau:

Khu A – Thung lũng hướng thượng:


  • Diện tích 21,88 ha.
  • Các khu vực chức năng dự kiến: Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, tổ chức sự kiện, hoạt động Tâm Linh, vườn dạo, chòi ngắm cảnh, công viên chuyên đề: dịch vụ, cafe, nhà hàng, lưu trú; ga cáp treo,..

Khu B – Đồi hẹn ước:

  • Diện tích 10,90 ha,
  • Các khu vực chức năng dự kiến: Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, tổ chức sự kiện, thương mại – dịch vụ – hỗn hợp, vườn dạo, chòi ngắm cảnh, công viên chuyên đề; đồi hẹn ước, lưu trú,..

Khu C – Siêu vườn trường:

  • Diện tích 17,92 ha.
  • Các khu vực chức năng dự kiến: Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, tổ chức sự kiện; vườn dạo, chòi ngắm cảnh; khu cắm trại, vườn hoa, lớp học chuyên đề, luru trú,…

Khu D – Cầu vồng:

  • Diện tích 45,51 ha.
  • Các khu vực chức năng dự kiến: Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, tổ chức sự kiện, hoạt động Tâm Linh, vườn dạo, chòi ngắm cảnh, dịch vụ, cafe, nhà hàng, khu ngắm cảnh Cầu Vồng, lưu trú,…

Khu F – Trung tâm thông tin sinh thái

  • Diện tích 0,44 ha.
  • Các khu vực chức năng dự kiến: Dịch vụ, cafe, nhà hàng, trung tâm triển lãm; ngẫm cảnh,…

Không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể được quy hoạch kiến trúc toàn phần khu được xác định trên cơ sở mạng lưới đường cấp đô thị kết hợp với các yếu tố cảnh quan đặc thù trong khu vực như địa hình đồi núi, cảnh quan khu vực không gian mở – cây xanh công viên, các yếu tố về văn hóa bản địa và hoạt động sản xuất.

Tổ chức không gian cây xanh, mặt nước: Với hệ thống cây xanh được trải đều trên toàn bộ khu vực nghiên cứu, khai thác các hướng nhìn mà dự án nghiên cứu gần như Ô Quy Hồ, đỉnh Fansipan, sử dụng các thảm thực vật có

Xem chi tiết Nghị quyết tại đây!


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch phát triển đô thị và các khu chức năng tỉnh Điện Biên đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bài tiếp theoQuy hoạch 1/2.000 khu du lịch quốc gia Lâm Đồng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây