Trang chủ Công nghiệp Quy hoạch phát triển Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Đồng Tháp...

Quy hoạch phát triển Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến 2030, tầm nhìn đến 2050

192
0

Quy hoạch không gian phát triển công nghiệp và hệ thống khu kinh tế tỉnh Đồng Tháp đến 2030 gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với các cửa khẩu quốc tế.

Căn cứ vào tình hình phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 – 2020, ngành Công Thương Đồng Tháp đề ra một số chỉ tiêu, định hướng và giải pháp trọng tâm phát triển công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030

Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động công nghiệp của tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều thành tựu, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.


Để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, trong những năm qua, ngành Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch trong lĩnh vực công nghiệp như kế hoạch phát triển các khu cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng bổ sung thêm 05 khu công nghiệp (KCN) và quy hoạch mở rộng 02 KCN (KCN Sa Đéc, KCN Trần Quốc Toản) với tổng diện tích được quy hoạch là 1.266 ha, và lập quy hoạch định hướng 11 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích 567 ha để phục vụ cho hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư.

Định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới: Phát triển công nghiệp Đông Tháp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân duy trì ở mức cao và là đầu tàu phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, kêu gọi đầu tư và lấp đầy 07 KCN và vận hành 30 CCN với tổng diện tích quy hoạch là 2.556 ha.

Phương án phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp

Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp bao gồm: các phường An Lộc, An Thịnh, An Lạc, các xã Tân Hội, Bình Thạnh thuộc thành phố Hồng Ngự, các xã Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A, Thường Lạc, Thường Thới Tiền thuộc huyện Hồng Ngự, các xã Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình và thị trấn Sa Rài thuộc huyện Tân Hồng, với hai cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu quốc tế Thường Phước, cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và 5 cửa khẩu phụ (Sở Thượng, Thông Bình, Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú) với 48,7km đường biên giới. Diện tích tự nhiên khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp là 31.936 ha.


Ranh giới địa lý được xác định như sau:

  • Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Prây Veng – Camphuchia
  • Phía Nam tiếp giáp các xã thuộc huyện Hồng Ngự và Tân Hồng
  • Phía Tây tiếp giáp huyện Phú Châu, tỉnh An Giang, ngăn cách qua sông Tiền
  • Phía Đông tiếp giáp huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
Hiện trạng ranh khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp
Hiện trạng ranh khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp
  • Tính chất

– Là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với các cửa khẩu quốc tế.

– Là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mekong, trước hết trong quan hệ với Campuchia.


  • Mục tiêu chung

Ðẩy nhanh tiến độ, triển khai đầu tư các dự án hạ tầng đã đuợc duyệt; tiếp tục rà soát các hạng mục hạ tầng thiết yếu cần triển khai trong giai đoạn tiếp theo, kiến nghị Trung ương tiếp tục quan tâm ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn, đặc biệt là các tuyến cao tốc; cảng biển, các trung tâm đầu mối giao thông, du lịch, logistic,…góp phần từng buớc làm thay đổi bộ mặt vùng kinh tế biên giới thuợng nguồn sông Tiền của Tỉnh.

  • Định hướng phát triển

Vùng phát triển đô thị: phát triển đô thị phân bố trên 5 vùng đô thị đông lực: Tp Hồng Ngự, Thường Phước, Thường Thới Tiền, Dinh Bà, TT Sa Rài;

Vùng phát triển các chức năng kinh tế biên mậu (thương mại, dịch vụ, du lịch, cảng, logistics, công nghiệp, nông nghiệp …..) Trong đó có khoảng 5.000ha trở lên thuộc khu kinh tế chuyên biệt (được xây dựng chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các dự án đầu tư), định hướng phát triển một số chức năng chính cho khu vực như sau:


+ Tập trung phát triển các trung tâm công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao với các ngành liên quan đến chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp logistics và bảo quản sâu sau thu hoạch, cơ khí, chế tạo máy…

+ Phát triển các khu phi thuế quan và khu chế xuất tập trung, các khu dịch vụ hỗ trợ (kho, bãi, bến cảng, logistics…) phục vụ phát triển các khu công nghiệp.

+ Phát triển không gian đô thị thông minh, không gian khởi nghiệp và nghiên cứu, đổi mới sáng tạo;

+ Phát triển mạng lưới không gian nông nghiệp xanh vừa là vùng đệm tạo không gian ngăn cách với các khu công nghiệp tập trung với khu đô thị và khu ở dân cư, vừa là vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp thông minh, huớng đến là điểm sáng của vùng và khu vực về sản xuất nông nghiệp theo mô hình an toàn vệ sinh thực phẩm, bền vững với môi truờng và thích ứng biến đổi khí hậu;

+ Phát triển các khu vui choi, giải trí và thương mại dịch vụ hiện đại, tập trung như casino, khu nghĩ duỡng, resort, bungalo, khu du lịch sông nuớc đặc trưng vùng ÐBSCL và các mô hình giải trí đẳng cấp quốc tế khác dọc sông Tiền (nơi tiếp giáp giữa An Giang, Ðồng Tháp và Prayveng – Campuchia) để làm điểm nhấn thu hút khách du lịch vừa tạo sức hút đối với các đối tác, nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai sẽ tìm đến và thúc đẩy tiềm năng phát triển của địa phương và khu vực.

Phương án quy hoạch phát triển hệ thống khu/cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp được phát triển dựa trên 04 phân vùng, bao gồm:

Phân vùng 1: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền

– Thuộc địa bàn các huyện, thành phố: H. Thanh Bình, một phần H. Tam Nông, TP. Cao Lãnh, H. Cao Lãnh, một phần H. Lấp Vò, TP. Sa Đéc, một phần H. Châu Thành.

– Dự kiến có 06 KCN, gồm: 02 KCN hiện hữu KCN Trần Quốc Toản và KCN Sa Đéc; quy hoạch bổ sung 04 KCN gồm: KCN Đô thị – dịch vụ Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II, KCN Cao Lãnh III và KCN Tân Mỹ. Tập trung chủ yếu phía Nam Trung tâm của Phân vùng 1 do gần các đô thị và các trục giao thông huyết mạch, cao tốc, quốc lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia.. các trục giao thông chính quy hoạch định hướng. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các KCN dao động từ 08 –28 km.

– Dự kiến có 16 CCN, gồm: 07 CCN hiện hữu CCN Cái Tàu Hạ – An Nhơn, CCN Cần Lố, CCN Bình Thành, CCN Phong Mỹ, CCN An Bình, CCN Mỹ Hiệp, CCN Tân Lập; quy hoạch bổ sung CCN Quảng Khánh, CCN Tiểu thủ công nghiệp, CCN Tân Thạnh, CCN Tân Phú Đông, CCN Tân Lập 2, CCN Phú Thành A, CCN An Phong, CCN Phương Thịnh, CCN Mỹ Xương. Tập trung hai phía của của Phân vùng 1, vị trí các CCN chủ yếu ở địa bàn khó khăn, khó kêu gọi đầu tư hơn so với KCN, có tận dụng các yếu tố kết nối hiện hữu và quy hoạch như các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các CCN dao động từ 09 –25 km.

Phân vùng 2: Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền

– Thuộc địa bàn các huyện, thành phố: H.Hồng Ngự, TP.Hồng Ngự, H. Tân Hồng.

– Dự kiến quy hoạch 03 KCN là: KCN Thường Phước, KCN Bình Thạnh và KCN Dinh Bà. Địa điểm quy hoạch nằm trong quy hoạch chung của Khu kinh tế cửa khẩu, ở các cửa ngỏ phía Bắc và Đông Bắc của Phân vùng 2 dựa vào các trục giao thông huyết mạch, cao tốc, quốc lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia.. các trục giao thông chính quy hoạch định hướng, kết nối với Vương quốc Campuchia và các tỉnh Long An, An Giang. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các KCN dao động khoảng 30 km.

– Dự kiến có 07 CCN, gồm: 01 CCN hiện hữu CCN An Lộc; quy hoạch bổ sung CCN An Hòa, CCN Khởi nghiệp, CCN Thường Phước, CCN Bình Hưng, CCN Tân Thành B, CCN Tân Phước. Tập trung vùng lõi của Phân vùng 2, trải trên địa bàn 03 huyện, thành phố vị trí các CCN chủ yếu ở địa bàn khó khăn, khó kêu gọi đầu tư hơn so với KCN, có tận dụng các yếu tố kết nối hiện hữu và quy hoạch như các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các CCN dao động từ 10 –20 km.

Phân vùng 3: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu

– Thuộc địa bàn các huyện, thành phố: một phần H. Lấp Vò, H. Lai Vung, TP. Sa Đéc, một phần H. Châu Thành.

– Dự kiến quy hoạch 04 KCN tập trung, gồm: Khu công nghiệp Sông Hậu hiện hữu; bổ sung quy hoạch 03 KCN gồm: KCN Sông Hậu 2, KCN Sông Hậu 3 và KCN Hòa Tân. Các KCN tập trung chủ yếu phía Nam của Phân vùng 3 gần các các trục giao thông huyết mạch, cao tốc, quốc lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia. các trục giao thông chính, khu vực phát triển đô thị định hướng. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các KCN dao động từ 10 –30 km.

– Dự kiến có 06 CCN, gồm: 04 Cụm công nghiệp hiện hữu CCN Tân Dương, CCN Vàm Cống, CCN Bắc Sông Xáng, CCN Định An, quy hoạch bổ sung CCN Phong Hòa, CCN Vĩnh Thới. Bố trí các CCN phân bố đều của Phân vùng 3, có tận dụng các yếu tố kết nối hiện hữu và quy hoạch như các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia. Khoảng trung bình các CCN dao động từ 10 –15 km.

Phân vùng 4: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười

– Thuộc địa bàn các huyện, thành phố: một phần H.Thanh Bình, H. Tam Nông, H. Cao Lãnh, một phần H. Cao Lãnh, H. Tháp Mười.

– Dự kiến quy hoạch 02 KCN, là KCN Tân Kiều và KCN Ba Sao. Các KCN tập trung chủ yếu theo trục quốc lộ N2, TL 846 của Phân vùng 4 gần các các trục giao thông huyết mạch, cao tốc, quốc lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các KCN dao động từ 15 km.

– Dự kiến có 04 CCN, gồm: 02 CCN hiện hữu CCN Trường Xuân, CCN Phú Cường, quy hoạch bổ sung CCN Phú Hiệp, CCN Hoà Bình. Bố trí các CCN ven các trục tỉnh lộ 844, 845 của Phân vùng 4, tận dụng các yếu tố kênh, tuyến đường thủy quốc gia. Khoảng trung bình các CCN dao động từ 20 km.

Quy hoạch định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp, tỉnh Đồng Tháp

Định hướng quy hoạch phát triển bổ sung số Khu/cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với tổng diện tích 7.341 ha, luỹ kế đến năm 2050 toàn tỉnh quy hoạch KCN, CCN là 8.289 ha – chiếm 2,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh (328.300 ha).

Khu công nghiệp:

Tỉnh Đồng Tháp định hướng quy hoạch và phát triển 15 Khu công nghiệp, gồm 04 KCN hiện hữu và 11 KCN mới. Cụ thể:

+ Đã thành lập đến năm 2020: 04 KCN, 400 ha; gồm: KCN Sa Đéc, KCN Trần Quốc Toản, KCN Sông Hậu, KCN Tân Kiều.

+ Giai đoạn 2021 – 2025: bổ sung 03 KCN, 434 ha; gồm: KCN Cao Lãnh II (190ha), KCN Cao Lãnh III (94,34ha), KCN Sông Hậu 2 (Gilimex) (150ha).

+ Giai đoạn 2026 – 2030: bổ sung, mở rộng 03 KCN, 432 ha; gồm: KCN Đô thị dịch vụ Cao Lãnh (190ha), KCN Cao Lãnh II (110ha), KCN Sông Hậu 2 (Gilimex) (132ha). Tổng diện tích các KCN từ 2021 – 2030 là 1.266 ha.

+ Giai đoạn 2030 – 2050: bổ sung, mở rộng 07 KCN, 3.538 ha, gồm: KCN Ba Sao (150ha), KCN Đô thị dịch vụ Cao Lãnh (810ha), KCN Cao Lãnh II (600ha), KCN Sông Hậu 2 (Gilimex) 428 ha, KCN ĐT-DV Tân Mỹ (450ha), KCN Hòa Tân (800ha), KCN Sông Hậu 3 (300 ha).

Bản đồ phương án phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030
Bản đồ phương án phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030

Cụm công nghiệp:

Tỉnh Đồng Tháp định hướng quy hoạch và phát triển 34 Cụm công nghiệp, với tổng diện tích 1.685 ha, gồm 15 CCN hiện hữu và 19 Cụm công nghiệp mới. Trong đó:

+ Đã thành lập đến năm 2020: 14 CCN, 504,7 ha; gồm CCN: CCN Cái Tàu Hạ – An Nhơn, CCN Tân Dương, CCN Vàm Cống, CCN Bắc Sông Xáng, CCN Trường Xuân, CCN Cần Lố, CCN An Lộc, CCN Bình Thành, CCN Phong Mỹ, CCN An Bình, CCN Mỹ Hiệp, CCN Phú Cường, CCN Định An, CCN Tân Lập,.

+ Giai đoạn 2021 – 2025: bổ sung 07 CCN, 382 ha; gồm CCN: CCN An Hòa, CCN Quảng Khánh, CCN Tiểu thủ công nghiệp, CCN Tân Thạnh, CCN Phong Hòa, CCN Phú Hiệp, CCN Tân Phú Đông.

+ Giai đoạn 2026 – 2030: bổ sung 06 CCN, 379 ha; gồm CCN: Khởi nghiệp, CCN Thường Phước, CCN Tân Lập 2, CCN Vĩnh Thới, CCN Phú Thành A.

+ Giai đoạn 2030 – 2050: bổ sung 06 CCN, 419,0 ha; gồm CCN: CCN An Phong, CCN Bình Hưng, CCN Tân Thành B, CCN Hoà Bình, CCN Phương Thịnh, CCN Mỹ Xương.

Bản đồ phương án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030
Bản đồ phương án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030


Rate this post
Bài trướcDự án cải tạo, nâng cấp QL19 đoạn Km90 – Km108 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bài tiếp theoQuy hoạch phát triển đô thị và các khu chức năng tỉnh Điện Biên đến 2030, tầm nhìn đến 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây