Trang chủ Tổng hợp Tín dụng là gì? những ngân hàng nào được cấp tín dụng?

Tín dụng là gì? những ngân hàng nào được cấp tín dụng?

75
0

Thuật ngữ “tín dụng” ngày càng trở nên phổ biến. Đây là hình thức hỗ trợ tài chính từ ngân hàng dành cho khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ về các hình thức tín dụng đang hiện hành.


Tín dụng là gì?

Thuật ngữ “tín dụng” ra đời vào thế kỷ XV, được thống nhất bằng tiếng Anh gọi là “credit”. Vốn xuất phát từ tiếng Latin là “creditum” mang ý nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng hiểu theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn, là mối quan hệ sử dụng vốn giữa người đi vay và người cho vay, dựa trên cam kết hoàn trả. Sản phẩm cho vay có thể là hàng hóa hoặc tiền mặt.

Còn tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa bên cho vay là ngân hàng (hoặc tổ chức tín dụng hợp pháp) và bên đi vay là cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền. Khi đó, bên đi vay sẽ cung cấp một tài sản có giá trị thế chấp cho bên vay trong một thời hạn được thỏa thuận. Sau thời gian vay mượn, bên vay có nghĩa vụ trả các khoản nợ gốc và lãi theo cam kết ban đầu.

Lãi suất tín dụng là gì?

Theo định nghĩa chuyên môn, lãi suất tín dụng là tỷ lệ % tính theo một kỳ hạn xác định, dựa theo đó để tính toán lợi tức mà người đi vay phải trả cho bên cho vay. Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản hơn, lãi suất chính là giá cả (tính trên một đơn vị) mà người đi vay phải trả cho bên cho vay để được sử dụng nguồn tiền trong một khoảng thời gian.


Lãi suất tín dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xét trên nền kinh vi mô, mức lãi suất này giúp cho cả ngân hàng và các cá nhân, doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư quan trọng. Đối với kinh tế vĩ mô, lãi suất tín dụng là công cụ giúp chính phủ điều phối luồng di chuyển nguồn vốn và hàng hóa giữa các khu vực trong và ngoài nước. Điều này giúp điều tiết sự ổn định của tỷ giá, đảm bảo điều hòa các quan hệ có lợi cho nền kinh tế cả nước.

Các sản phẩm tín dụng phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay đang tồn tại các sản phẩm tín dụng phổ biến như sau:

– Vay thế chấp: Là hình thức vay vốn đặc trưng và sơ khai nhất của ngân hàng. Với hình thức vay thế chấp ngân hàng, người vay cần có tài sản đảm bảo để thế chấp cho ngân hàng. Hạn mức giải ngân khá cao theo giá trị của tài sản thế chấp. Với một vài ngân hàng có thể cấp đến 80% giá trị của tài sản, thời hạn kéo dài theo nhu cầu của người vay, lên đến tối đa 25 năm theo quy định của từng ngân hàng. Lưu ý rằng, hình thức vay vốn này vẫn cần có minh chứng thu nhập để đảm bảo khả năng trả nợ.


Vay tín chấp: Là hình thức vay vốn mà người đi vay không cần tài sản đảm bảo để cầm cố cho ngân hàng. Sản phẩm này phù hợp cho các nhu cầu sử dụng vốn ít, như mua sắm hoặc vui chơi giải trí. Người vay cần chứng minh tài chính để đảm bảo khả năng trả nợ, dưới nhiều hình thức khác nhau được ngân hàng chấp thuận. Thời gian thẩm định và giải ngân nhanh chóng. Tuy nhiên, hình thức này có lãi suất khá cao và thời gian vay tối đa là 60 tháng.

Vay thấu chi: Đây là hình thức vay ít phổ biến hơn so với hai hình thức vay thế chấp và tín chấp. Hiểu đơn giản rằng, bằng thỏa thuận văn bản sẵn có, ngân hàng sẽ cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số tiền hiện có trong tài khoản được mở tại ngân hàng đó. Đây là hình thức vay linh hoạt khi khách hàng cần một số tiền không quá lớn trong trường hợp cấp bách. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng được cấp tài khoản thấu chi, thông thường ngân hàng sẽ dựa trên lịch sử tín dụng của khách hàng tại ngân hàng đó. Mức lãi suất đối với trường hợp vay thấu chi cũng khá cao, có thể lên đến 1.5 lần so với mức vay tín chấp thông thường. Vì vậy, khách hàng cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng nguồn vốn này.

Những ngân hàng nào được cấp tín dụng 05/2024

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) lần đầu năm 2023 cho một số ngân hàng, dao động từ 8,3% – 13,5%.


Theo đó, 7/8 ngân hàng nhận hạn mức thấp hơn năm ngoái. Cụ thể, HDBank được cấp room là 11%, giảm so với 15% của năm 2022; ACB được cấp room tín dụng là 9,8%, so với năm 2022 là 10%; VIB là 9,5%, so với năm ngoái là 10%; TPBank là 9,1% thấp hơn so với năm 2022 là 11,5%; VPBank và MB cùng ở tỷ lệ là 9% so với năm trước là 15%.

Thấp nhất là BIDV với mức 8,3%, giảm so với 10% của năm 2022. Riêng MSB là 13,5% cao hơn so với năm trước là 9,5%.

Ngân hàng 2022 2023
HDBank 15% 11%
MB Bank 15% 9%
ACB 10% 9.8%
VIB 10% 9.5%
TP Bank 11.5% 9.1%
VP Bank 15% 9%
BIDV 10% 8.3%
MSB 9.5% 13.5%

Trao đổi với báo chí, đại diện NHNN cho biết, các con số trên cơ bản là đúng, một vài số liệu được làm tròn. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN thông báo riêng cho từng ngân hàng và quản lý theo “thông tin nội bộ”.

Thông thường, Ngân hàng nhà nước dựa trên định hướng tăng trưởng để xem xét cấp hạn mức tín dụng lần đầu cho các ngân hàng vào quý I, rồi sẽ thực hiện điều chỉnh để phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, với mục tiêu trong năm nay tín dụng tăng khoảng 14 – 15%.

Được biết, NHNN cũng đã yêu cầu các NHTM tiết giảm chi phí, giảm thêm lãi suất huy động thêm 0,5%/năm để có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Bởi, giảm lãi suất cũng là một trong các tiêu chí để NHNN xem xét cấp thêm room tín dụng cho các ngân hàng vào những đợt tới.


Rate this post
Bài trướcThông tin ngân hàng Lienvietpostbank cán bộ nhân viên nghiệp vụ vững vàng
Bài tiếp theoVay tín chấp là gì? Đối tượng được vay là ai? vai trò và ý nghĩa của việc vay tín chấp?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây